Bốn giai đoạn chính của trĩ nội – Bạn cần phải biết rõ
Bệnh trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn khác nhau theo từng mức độ. Tùy vào mức độ phát triển của trĩ mà cũng được chia thành giai đoạn khác nhau. Tìm hiểu rõ hơn về các giai đoạn của trĩ nội để tìm ra giải pháp khắc phục và điều trị kịp thời.
Bốn giai đoạn chính của trĩ nội – Không nên chủ quan
Trĩ nội là tình trạng căng phồng của các đám rối tĩnh mạch xuất hiện bên trong ống hậu môn trực tràng và lâu dần hình thành nên búi trĩ. Trĩ nội thường gặp ở những người có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, người lớn tuổi hoặc những người mắc các bệnh lý mạn tính về đường tiêu hóa.
Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, người ta chia trĩ nội thành 4 giai đoạn chính đó là:
– Giai đoạn 1:
Ở giai đoạn này, bệnh nhân chỉ có triệu chứng đại tiện khó khăn, xuất hiện máu trong phân. Ngoài ra thì không có biểu hiện nào khác. Các phương pháp kiểm tra nội soi có thể phát hiện niêm mạc có các nốt tổn thương khác nhau, mềm và có màu đỏ, niêm mạc mỏng hơn bình thường nên khi đại tiện dễ gây cọ xát với phân và gây ra tình trạng chảy máu. Ở giai đoạn này các búi trĩ thường nhỏ và không lòi ra ngoài hậu môn. Trĩ nội giai đoạn 1 có thể điều trị dễ dàng hơn nếu như được áp dụng đúng cách.
– Giai đoạn 2:
Ở giai đoạn 2, ngoài tình trạng chảy máu thì trĩ nội sẽ dễ hình thành nên các viêm nhiễm và dễ gây đau nhức, viêm sưng ở hậu môn vô cùng đau đớn. Tình trạng này được phát triển ngày càng nghiêm trọng do các búi trĩ phát triển lớn và bị sa ra hậu môn. Búi trĩ giai đoạn 2 phát triển lớn nên rất khó để thu vào hậu môn sau khi đại tiện.
Nội soi trực tràng ở giai đoạn này sẽ thấy niêm mạc trở nên dày hơn, các búi trĩ chuyển sang màu đỏ tím, có kèm theo dịch tiết. Do sự ma sát và tiếp xúc trực tiếp của búi trĩ với phân nên hiện tượng chảy máu hậu môn sẽ xuất hiện nhiều hơn, với lượng máu cũng nhiều hơn.
– Giai đoạn 3:
Trĩ nội giai đoạn 3 gây đau đớn, khó chịu hơn so với trĩ giai đoạn 2 và ở thời điểm này bệnh đã trở nên khá nghiêm trọng. Tình trạng phát triển của búi trĩ ngày càng nhanh kèm theo các viêm nhiễm do tăng sản mô liên kết. Lúc này, búi trĩ dễ bị sa nghẹt ở hậu môn và không có khả năng tự thu vào. Để búi trĩ tự chui vào, bệnh nhân cần phải dùng tay để nhét vào hoặc nằm ngửa để thu vào.
Tuy nhiên, các búi trĩ cũng thường xuyên bị lòi ra ngoài hơn khi bệnh nhân đi bộ, ho hoặc khom người. Do cơ vòng bị co thắt, cùng với sự phát triển quá mức nên búi trĩ không thể tự thu vào. Điều này làm ảnh hưởng đến sự thông máu, gây ra hiện tượng viêm sưng búi trĩ, tắc nghẽn hậu môn và thậm chí có thể gây hoại tử. Kèm theo đó là các triệu chứng như tiết dịch nhầy, đau đớn, nóng sốt, đại tiện khó khăn và gây chảy máu dai dẳng trong thời gian dài. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cho bệnh nhân bị thiếu máu trầm trọng, do đó cần phải được khám và điều trị kịp thời.
– Giai đoạn 4:
Trĩ nội giai đoạn 4 là giai đoạn nghiêm trọng, có nguy cơ để lại biến chứng nghiêm trọng. Ở giai đoạn này, búi trĩ sa hoàn toàn ra bệnh ngoài hậu môn, do phát triển quá mức nên cũng không thể nào đẩy chúng về vị trí ban đầu được. Lúc này, hậu môn luôn có biểu hiện rò rỉ, ẩm ướt. Không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, trĩ nội giai đoạn 4 là thời kỳ cuối cùng của bệnh trĩ nên rất khó để điều trị dứt điểm. Bệnh nhân cần được phẫu thuật cắt trĩ để ngăn ngừa các biến chứng.
Trên đây là 4 giai đoạn chính của trĩ nội mà bạn đọc nên biết rõ. Việc phát hiện và điều trị bệnh trĩ cần có sự quan sát, theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Trĩ nội giai đoạn 4 là bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ dẫn đến biến chứng, vì vậy bệnh nhân không nên chủ quan tránh làm cho bệnh ngày càng biến chứng nghiêm trọng hơn.