Bị viêm, đau ruột thừa nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?
Mặc dù chế độ ăn uống không thể điều trị viêm, đau ruột thừa, nhưng ăn uống khoa học, lành mạnh có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề viêm, đau ở ruột thừa. Vậy đau ruột thừa nên ăn gì, kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng?
Viêm ruột thừa là gì?
Ruột thừa là một túi nhỏ, có hình dạng như ngón tay, nằm bên phải của bụng và bắt đầu từ đại tràng. Hiện tại, chức năng của ruột thừa vẫn chưa được xác nhận nhưng bệnh lý ở ruột thừa có thể dẫn đến một số triệu chứng.
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa chứa đầy chất dịch, mủ dẫn đến viêm nhiễm, đau đớn. Các cơn đau ruột thừa thường bắt đầu quanh rốn, sau đó di chuyển đến bụng dưới bên phải. Đau ruột thừa có thể đau dữ dội và cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn trong khoảng 12 đến 18 giờ. Viêm, đau ruột thừa có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 10 đến 30.
Viêm, đau ruột thừa có thể có triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Một số người bệnh có thể xuất hiện các cơn đau dữ dội ở bụng. Cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức người bệnh bị mất ý thức hoặc ngất xỉu. Tinh trạng này cần được điều trị ngay lập tức để tránh vỡ ruột thừa, ảnh hưởng đến tính mạng.
Đau ruột thừa nên ăn gì?
Người bệnh bị viêm, đau ruột thừa nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, bổ sung vitamin, khoáng chất và uống đầy đủ lượng nước cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh. Tham khảo một số loại thực phẩm tốt cho người viêm, đau ruột thừa như sau:
1. Chế độ ăn ít chất béo
Một chế độ ăn ít chất béo có thể cải thiện và phòng ngừa tình trạng viêm ruột thừa. Thực phẩm béo có thể kích thích đường tiêu hóa, gây viêm, đau, kích thích các phản xạ của ruột và dẫn đến viêm ruột thừa. Thực phẩm béo có thể góp phần gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Ngoài ra, ăn một chế độ ăn nhiều chất béo cũng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm bệnh tim.
Các loại thực phẩm béo có thể gây viêm ruột thừa cần tránh bao gồm:
- Thực phẩm chiên, như khoai tây chiên
- Pizza
- Bánh mì kẹp thịt
- Thịt mỡ và bất cứ thứ gì khác có hàm lượng chất béo cao.
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo có thể cải thiện, ngăn ngừa tình trạng viêm ruột thừa và bảo vệ sức khỏe tổng thể.
2. Chanh
Nhiều loại vi khuẩn có thể gây ra các vấn đề trong đường tiêu hóa và dẫn đến viêm ruột thừa. Chanh có đặc tính kháng virus, chống viêm và kháng khuẩn. Axit được tìm thấy trong chanh có thể tiêu diệt vi khuẩn xấu gây bệnh và cải thiện hệ thống miễn dịch của người bệnh.
Người bệnh có thể uống nước chanh ấm pha với đường hoặc mật ong 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng. Trên thực tế, uống nước chanh một cách thường xuyên rất tốt cho sức khỏe tổng thể vì chanh có thể giúp cơ thể oại bỏ các độc tố.
3. Thực phẩm giàu chất xơ
Trái cây tươi, rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất. Các loại thực phẩm này mang lại nhiều lợi ích cho đường tiêu hóa và hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa các triệu chứng viêm ruột thừa.
Bổ sung chất xơ có thể khiến quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn diễn ra thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, các loại trái cây tươi và rau xanh có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và cân bằng hệ thống vi sinh vật trong đường ruột.
Một số loại thức ăn giàu chất xơ mà người viêm ruột thừa nên ăn bao gồm:
- Chuối
- Súp lơ
- Bắp cải và bông cải xanh
- Dâu tây
- Quả mâm xôi
- Bơ
- Hạt lanh
- Nấm
- Cần tây
4. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc là thực phẩm thân thiện với hệ thống tiêu hoá và có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm đường ruột. Bên cạnh đó, sử dụng ngũ cốc có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể để duy trì các hoạt động hàng ngày.
Hầu như tất cả các loại ngũ cốc đều chứa một lượng chất xơ, vitamin, hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Đây là những hoạt chất có thể thúc đẩy hệ thống tiêu hóa, dạ dày, ruột và hỗ trợ bảo vệ ruột thừa.
5. Thực phẩm giàu Omega 3
Omega 3 là axit béo không bão hòa cần thiết cho xương khớp, hoạt động của não bộ và sức khỏe tổng thể của con người. Omega 3 có thể cân bằng hệ thống vi sinh vật trong hệ thống tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc ruột và hỗ trợ chống nhiễm trùng.
Những thực phẩm chứa nhiều Omega 3 gồm có:
- Cá hồi
- Cá thu
- Cá trích
- Cá mòi
- Hàu
- Bơ
- Các loại hạt như hạt lanh, hạt chia
- Óc chó
- Đậu nành
6. Mật ong
Mật ong có cả đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Những đặc tính này có thể hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu cũng như các triệu chứng khác có liên quan đến viêm, đau ruột thừa.
Người bệnh có thể ăn một thìa mật ong hai lần mỗi ngày. Hoặc có thể pha một ít mật ong vào trà đen để cải thiện các dấu hiệu viêm ruột thừa. Ngoài ra, mật ong có thể giúp kiểm soát sự hình thành axit dư thừa trong thành dạ dày. Điều này có thể giúp cân bằng hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, sử dụng mật ong thường xuyên có thể hỗ trợ chữa lành một dạ dày bị tổn thương, viêm loét dạ dày.
Người bệnh cũng có thể sử dụng mật ong thay đường trong các công thức bánh, món tráng miệng, đồ uống và các món ăn khác. Điều này có thể điều trị viêm ruột thừa, làm dịu cổ họng và chống lại các triệu chứng dị ứng.
7. Sữa chua
Sữa chua có đặc tính kháng khuẩn, do đó ăn sữa chua là một cách tốt để giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Sữa chua chứa men vi sinh (vi khuẩn tốt trong đường ruột) có thể giúp chống lại vi khuẩn xấu gây khó chịu, viêm ở dạ dày, ruột, ruột thừa.
Sử dụng sữa chua thường xuyên là một cách hiệu quả để tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Sữa chua sẽ cung cấp cho cơ thể bạn nhiều chất dinh dưỡng và men vi sinh cần thiết giúp cân bằng và giữ cho hệ thống tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Viêm ruột thừa không nên ăn gì?
Theo nhiều nghiên cứu, viêm ruột thừa không phải do một loại thực phẩm nhất định gây ra. Tuy nhiên, một số thói quen ăn uống không lành mạnh cũng có thể dẫn đến viêm ruột thừa. Một số thực phẩm được cho là có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng đau ruột thừa mà người bệnh cần tránh bao gồm:
1. Thức ăn ngọt
Đường và thực phẩm ngọt nói chung có thể gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, một người bệnh viêm hoặc có vấn đề ở ruột thừa nên tránh sử dụng thức ăn nhiều đường, đặc biệt là đường hóa chất.
Trong trường hợp người bệnh đã phẫu thuật cắt ruột thừa, sử dụng đường sẽ làm chậm quá trình phục hồi. Do đó, bánh và đồ ngọt khác nên tránh sử dụng hoặc dùng với một lượng nhất định.
2. Thực phẩm cay
Thức ăn cay có thể gây kích thích và làm tổn thương hệ thống tiêu hóa. Ở những người viêm ruột thừa, niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương, gia vị, thức ăn cay nóng có thể dẫn đến đau rát, khó chịu và đầy hơi chướng bụng.
Do đó, nếu đang điều trị viêm ruột thừa, người bệnh nên tránh sử dụng các món ăn cay, gia vị cay cho đến khi các triệu chứng khỏi hẳn.
3. Đồ uống gây kích thích
Thức uống có gas, chứa nhiều chất tạo màu, chất bảo quản và nhiều đường hóa học. Do đó, những loại đồ uống này có thể kích thích niêm mạc ruột thừa và khiến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn. Rượu bia và chất có cồn có thể gây kích thích, tổn thương lên thành ruột thừa và hệ thống tiêu hóa.
Thức uống có gas và rượu bia nói chung có thể kích thích, bào mòn niêm mạc dạ dày, làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Về lâu dài, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm dạ dày cấp tính hoặc viêm hang vị dạ dày,…
Chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng viêm ruột thừa. Do đó, nắm rõ thông tin đau ruột thừa nên ăn gì, kiêng gì để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên môn.