Bị viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?

Viêm loét đại tràng là một loại bệnh viêm ruột có thể gây nên những cơn đau bụng dữ dội và tiêu chảy. Bệnh có thể được cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng biết viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng gì để bệnh mau chóng bình phục. Dưới đây là những loại thực phẩm bệnh nhân nên chọn và cần tránh để bệnh nhanh khỏi.

viêm đại tràng nên ăn gì
Bị viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng gì tốt là câu hỏi chung của nhiều bệnh nhân

Viêm đại tràng nên ăn gì?

Người bị viêm đại tràng nên ăn những thực phẩm dưới đây để cải thiện hệ tiêu hóa và giúp khắc phục triệu chứng bệnh viêm đại tràng.

1. Nước sốt táo

Nước sốt làm từ táo được xem là lựa chọn tốt đối với bệnh nhân bị viêm đại tràng. Bởi loại quả này chứa lượng lớn hoạt chất pectin. Thành phần này là một chất xơ hòa tan có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động của đại tràng. Đồng thời giúp tăng khối lượng phân và giảm thời gian vận chuyển của ruột. Do đó, giúp phân được đẩy ra ngoài dễ dàng, ngăn ngừa hình thành các bệnh lý liên quan đến đại tràng.

Ngoài ra, táo còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng làm giảm tình trạng viêm loét ở đại tràng. Vì vậy, thường xuyên sử dụng 2 – 3 quả táo mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và tăng khả năng hồi phục ở đại tràng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng nước sốt táo ít hoặc không đường. Bởi tiêu thụ nước sốt táo có lượng đường lớn có thể khiến tình trạng viêm trở nên phức tạp hơn. Người bệnh có thể tự làm nước sốt táo không đường bằng cách nấu táo với một ít nước rồi sau đó xay nhuyễn.

2. Chuối chín và trái cây khô

Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên người bệnh không nên sử dụng trái cây tươi trong thời gian bị viêm đại tràng. Tuy nhiên, họ lại đề nghị bệnh nhân nên bổ sung chuối trong khoảng thời gian điều trị bệnh. Lý do các chuyên gia khuyến khích người bệnh ăn chuối là vì chúng chứa lượng lớn chất xơ, có tác dụng thúc đẩy làm tăng nhu động ruột. Do đó giúp làm giảm triệu chứng táo bón, tiêu chảy do viêm đại tràng.

Ngoài chuối, người bệnh vẫn có thể sử dụng các loại trái cây đóng hộp như lê hoặc đào. Bởi đây đều là những thực phẩm mềm, chứa nhiều dinh dưỡng, rất tốt đối với sức khỏe của đại tràng. Sử dụng thường xuyên giúp cải thiện và ngăn ngừa bệnh tái phát.

bệnh đại tràng nên ăn gì
Viêm đại tràng nên ăn chuối nhằm giúp giảm đau và tăng khả năng hồi phục

3. Sữa chua

Người bị viêm đại tràng nên thêm sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày để cải thiện triệu chứng bệnh. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm này chứa lượng lớn hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Khi bổ sung vào cơ thể, chúng giúp cung cấp mem vi sinh và vi khuẩn sống có lợi, từ đó giúp cân bằng hệ khuẩn đường ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. 

Tuy nhiên, không phải loại sữa chua nào cũng cung cấp vi sinh vật có lợi. Do đó, khi lựa chọn sữa chua, bệnh nhân nên chọn những sản phẩm trên thành phần có ghi các chủng khuẩn sau

  • Lactobacillus
  • Bifidobacterium 
  • Lactobacillus
  • Bacillus

Nên tránh chọn những loại sữa chua có khối trái cây lớn. Bởi chúng gây khó tiêu có thể khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.

4. Cá hồi

Những người bị viêm đại tràng nếu không dung nạp đường sữa hoặc đơn giản hơn là muốn có thêm protein trong chế độ ăn có thể thêm cá hồi vào khẩu phần ăn. Ngoài cung cấp protein, cá hồi còn chứa nhiều acid omega – 3 có tác dụng chống viêm, giúp làm lành các tổn thương ở niêm mạc đại tràng. Do đó, thường xuyên sử dụng nguyên liệu này trong chế độ ăn sẽ giúp giảm đau, giảm viêm và cải thiện bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, để tránh trường hợp thất thoát dưỡng chất trong quá trình chế biến món ăn, người bệnh chỉ nên dùng cá hồi dưới dạng hấp hoặc luộc, không nên nướng hay chiên xào.

bệnh viêm đại tràng nên ăn gì
Cá hồi chứa nhiều acid omega – 3 có tác dụng giảm viêm và đau là lựa chọn thích hợp đối với người bệnh viêm đại tràng

5. Một số thực phẩm khác

  • Bí đao: Chứa nhiều chất xơ mang lại nhiều tác dụng tốt với đại tràng. Tuy nhiên, ở một số người, bí đao có thể khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn. Do đó, người bệnh nên sử dụng với liều lượng vừa phải
  • Bơ đậu phộng: Thực phẩm này chứa nguồn protein và chất béo lành mạnh. Do đó, người bệnh có thể lựa chọn bơ đậu phộng để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện tình trạng viêm đại tràng tràng
  • Bột yến mạch: Chứa nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, từ đó giảm tình trạng táo bón và hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
  • Trứng: Là thực phẩm dễ tiêu hóa, đồng thời giúp cung cấp chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung acid omega – 3, giúp hỗ trợ điều trị bệnh

Ngoài các loại thực phẩm nên ăn, người bị viêm đại tràng cũng nên uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước do tiêu chảy. Người bệnh có thể uống nước trái cây thay thế nước lọc đều được nhưng nên tránh nước ép mận, bởi chúng chứa lượng đường và chất xơ cao.

Bệnh đại tràng kiêng ăn gì?

Mặc dù nguyên nhân gây viêm đại tràng không phải là thực phẩm gây ra. Tuy nhiên, những loại đồ ăn và thức uống bệnh nhân sử dụng hàng ngày dường như có tác động đến bệnh khiến triệu chứng viêm trở nên tồi tệ hơn. Do đó, để kiểm soát bệnh phát triển theo chiều hướng xấu, người bệnh nên tránh những thực phẩm sau:

  • Caffein: Mặc dù không phải là nguyên nhân gây viêm đau đại tràng nhưng các chuyên gia khuyên người bệnh nên tránh xa các đồ uống chứa hoạt chất này khi mắc phải vấn đề này. Bởi caffein có thể làm tăng lượng acid dạ dày và đại tràng khiến tình trạng viêm diễn ra nặng hơn. Một cuộc khảo sát trên 438 người về tác động của cà phê đối với bệnh viêm đại tràng vào năm 2013 cho thấy, có khoảng 20% người mắc phải căn bệnh đường ruột này báo cáo caffein khiến triệu chứng bệnh của họ ngày càng tồi tệ hơn. Caffein được tìm thấy nhiều trong cà phê, soda, trà và socola
  • Rượu: Khi vào cơ thể, nếu dạ dày trống rỗng, rượu sẽ tiếp tục đi vào ruột non và qua các thành tế bào ruột non với tốc độ nhanh hơn bình thường. Khi một phần lớn chất cồn được hấp thụ thì phần còn lại sẽ được đẩy ra ngoài thông qua nước tiểu và phân. Khi đó, cơ trực tràng sẽ di chuyển và co bóp phối hợp để đẩy phân ra ngoài. Tuy nhiên, chất cồn trong cơ thể sẽ làm tăng tốc độc co bóp khiến nước không thể hấp thụ ở đại tràng như bình thường dẫn đến tiêu chảy. Vì vậy, nếu người bệnh uống rượu, triệu chứng tiêu chảy do viêm đại tràng gây nên sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Viêm đại tràng ăn gì tốt
Người bị viêm đại tràng nên tránh xa rượu nếu không muốn bệnh trở nên tồi tệ
  • Các sản phẩm từ sữa: Không phải ai bị viêm đại tràng sử dụng sữa cũng gặp vấn đề rắc rối. Nhưng ở một số trường hợp bệnh không dung nạp được đường sữa, tốt nhất nên tránh xa loại thức uống này
  • Đồ uống có ga: Một số loại nước uống như soda và bia có chứa cacbonat. Hoạt chất này có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và sinh ra khí. Nếu lượng khí này tích tụ nhiều trong hệ tiêu hóa và đại tràng có thể gây viêm loét nặng. Do đó, người bệnh nên tránh xa những đồ uống này
  • Thịt béo: Chất béo từ thịt động vật khi dung nạp vào cơ thể có thể không được hấp thụ đúng cách khiến triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn
  • Thực phẩm cay: Đối với những người bị viêm loét dạ dày, việc sử dụng đồ ăn cay có thể gây kích thích đại tràng và khiến bệnh thêm trầm trọng
  • Gluten: Hoạt chất này có nhiều trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Ở những người bệnh không dung nạp được gluten nếu sử dụng thường xuyên có thể gây viêm loét đại tràng

Những nguyên tắc ăn uống người viêm đại tràng cần chú ý

Bên cạnh vấn đề viêm đại tràng ăn già và bệnh đại tràng kiêng ăn gì, người bị viêm đại tràng cũng cần tuân thủ tuyệt đối những nguyên tắc ăn uống sau đây để tăng khả năng bình phục và ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

  • Ăn uống điều độ: Nên ăn đúng giờ, đủ bữa và đúng định lượng phù hợp để hình thành phản xạ có điều kiện cho cơ thể nhằm giúp hệ tiêu hóa và bài tiết hoạt động tốt hơn, làm giảm nguy cơ viêm đại tràng
  • Nên ăn chậm và nhai kỹ: Hành đông này nhằm giúp làm giảm gánh nặng cho dạ dày và đại tràng. Từ đó giúp việc hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời giúp tăng nhu động ruột, tống xuất phân ra ngoài dễ dàng, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh táo bón và viêm đại tràng
  • Uống nước đúng cách: Nên uống 1 – 2 cốc nước vào buổi sáng trước khi ngủ dậy. Cách làm này giúp làm sạch đường ruột và đại tràng, hạn chế tình trạng viêm nhiễm ở hệ tiêu hóa. Không nên uống nước khi vừa mới ăn xong tránh làm loãng dịch vị đại tràng dẫn đến viêm

Hy vọng với những thông tin bài viết nêu trên sẽ giúp người bệnh giải đáp rõ thắc mắc về vấn đề “Bị viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?”. Bên cạnh chế độ ăn uống, bệnh nhân cũng nên có biện pháp tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày nhằm giúp bệnh mau bình phục. Đồng thời kết hợp tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi và đưa ra giải pháp xử lý phù hợp, tránh bệnh chuyển nặng gây biến chứng nguy hiểm.