Bị trĩ sau sinh có tự khỏi không? Chuyên gia nói gì?
Phụ nữ sau sinh là đối tượng rất dễ bị trĩ. Đây là giai đoạn khá nhạy cảm bởi việc sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ cũng như sức khỏe của bé. Chính vì vậy, có khá nhiều mẹ bỉm thắc mắc bị trĩ sau sinh có tự khỏi không hoặc có cần phải điều trị không.
Đây cũng chính là vấn đề mà chị Hạnh Nguyên, 32 tuổi, ngụ TPHCM đang rất quan tâm. Trong thư gửi đến suckhoechomoinguoi.net, chị có chia sẻ:
“Chào bác sĩ! Em mới sinh bé đầu được 2 tháng. Bình thường ngay từ lúc mới mang thai em đã bị táo bón kinh niên nhưng gần đây lại xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu, lại còn có cục thịt lòi ra ở hậu môn nên khá lo lắng. Theo em tìm hiểu thì nhiều khả năng em đã mắc bệnh trĩ. Không biết liệu bệnh của em có tự khỏi được không ạ? Em nghe nhiều người nói bị bệnh này phải đi cắt mới khỏi được nên khá lo lắng vì con em còn nhỏ và đang bú sữa mẹ. Mong nhận được tư vấn từ bác sĩ!”
Tư vấn từ chuyên gia:
Bạn thân mến! Trước khi đi vào trả lời thắc mắc “bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không”, chúng tôi xin mời bạn cùng điểm qua một số thông tin để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Bị trĩ sau sinh nguyên nhân do đâu?
Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý ở hậu môn trực tràng có tỷ lệ người mắc cao nhất hiện nay. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, trong đó phụ nữ sau sinh nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao nhất.
Bệnh trĩ sau sinh là kết quả của nhiều yếu tố tác động. Những nguyên nhân gây bệnh phổ biến bao gồm:
- Rặn mạnh trong quá trình chuyển dạ và sinh nở: Với những người phụ nữ sinh thường, họ thường phải đối diện với những cơn gò tử cung giục sanh nên phải rặn mạnh liên tục. Lúc này, cổ tử cung cũng phải mở to để đưa em bé ra ngoài khiến cho khoang chậu chịu nhiều áp lực. Các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng cũng bị tụ máu và sưng phồng thúc đẩy búi trĩ hình thành.
- Do táo bón kéo dài: Theo kinh nghiệm dân gian, sau khi sinh, chị em nên nằm trong phòng kín gió nghỉ ngơi nhiều, hạn chế đi lại để tránh bị đau nhức về sau và nhanh phục hồi sức khỏe. Việc nằm nhiều, ít vận động vô tình lại khiến cho nhu động ruột hoạt động chậm lại. Thức ăn di chuyển trong ruột lâu hơn và bị đại tràng tái hấp thu nước dẫn đến táo bón. Tình trạng này kéo dài tất yếu sẽ dẫn đến bệnh trĩ sau sinh.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Uống ít nước, ăn nhiều thực phẩm chứa chất đạm nhưng lại cắt giảm chất xơ trong khẩu phần ăn chính là lý do khiến nhiều mẹ bỉm bị táo bón kinh niên cùng nguy cơ mắc bệnh trĩ sau sinh khá cao.
- Bệnh trĩ sau sinh do bổ sung nhiều canxi: Việc tiếp tục uống bổ sung canxi là cần thiết đối với phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên bà bầu cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc về nhà uống hoặc lạm dụng bổ sung canxi quá mức có thể gây táo bón, rối loạn tiêu hóa hoặc thậm chí là bệnh trĩ.
- Có tiền sử bị trĩ khi mang thai: Nếu mẹ bỉm từng bị bệnh trĩ khi mang thai thì bệnh có thể kéo dài đến sau sinh. Các triệu chứng bệnh có xu hướng diễn tiến nặng hơn gây chảy nhiều máu khi đi cầu và khiến búi trĩ bị căng phồng, sa ra ngoài.
- Do lao động nặng nhọc: Một số phụ nữ phải làm việc vất vả, khuôn vác đồ nặng sau khi sinh khiến cho các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng chịu nhiều áp lực, sưng phồng lên.
Triệu chứng bệnh trĩ sau sinh
Phụ nữ bị trĩ sau sinh thường có các biểu hiện sau:
- Đi cầu thấy máu:
Khi mẹ bỉm mới bị trĩ, lượng máu xuất hiện tương đối ít và lâu lâu mới bị ra máu một lần khi đi cầu. Do đó, rất ít người phát biện bệnh trĩ ngay từ giai đoạn sớm nếu không để ý nhìn vào phân hoặc giấy lau chùi vệ sinh.
Theo thời gian, bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh ngày ngày có xu hướng phát triển theo chiều hướng xấu đi. Hiện tượng đi ngoài ra máu cũng trở nên rõ ràng khi lượng máu mất ngày càng tăng. Máu có thể nhỏ giọt liên tục, chảy thành tia hoặc bao phủ đầy bên ngoài khuôn phân và cuối bãi.
Ở một số người máu rò rỉ bên trong hậu môn trực tràng nhưng chưa được đào thải ra ngoài ngay mà đông lại. Trường hợp này, mẹ sẽ bị đi cầu ra máu cục.
- Hậu môn xuất hiện búi trĩ gây cảm giác vướng víu, đau đớn
Tùy theo dạng trĩ mắc phải mà búi trĩ có thể hình thành ở trên đường lược ( bệnh trĩ nội ) hoặc ngoài rìa da xung quanh cửa hậu môn ( bệnh trĩ ngoại ). Ở cấp độ 1&2 búi trĩ chỉ nhỏ như cục thịt thừa chưa gây ra nhiều cảm giác khó chịu. Tuy nhiên sang đến giai đoạn 3 hoặc 4, búi trĩ sưng phồng nằm chắn ngang hậu môn gây ách tắc đường đi của phân dẫn đến vướng víu, đau đớn, phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài.
Thậm chí, búi trĩ còn sa ra hẳn ngoài cửa hậu môn khiến chị em phụ nữ sau sinh bị đau mọi lúc, mọi nơi, đứng ngồi cũng không yên.
- Ngứa ngáy, ẩm ướt ở hậu môn
Phản ứng sưng viêm ở búi trĩ kích thích tiết ra nhiều dịch gây ẩm ướt ở hậu môn. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ngứa ngáy, nhiễm trùng hậu môn.
- Thuyên tắc trĩ:
Hiện tượng thuyên tắc trĩ xảy ra khi các mạch máu trong búi trĩ bị tắc nghẽn, hình thành lên cục máu đông khiến người bệnh bị đau đớn dữ dội. Đây là một biểu hiện nghiêm trọng thường gặp ở phụ nữ bị trĩ sau sinh. Chị em nên chú ý đề phòng.
Bị trĩ sau sinh có tự khỏi không?
Bệnh trĩ sau sinh dù chỉ ở mức độ nhẹ cũng không thể tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp đúng đắn, kịp thời. Mẹ cần tích cực điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, tập luyện kết hợp với các mẹo chữa bệnh trĩ tự nhiên theo kinh nghiệm dân gian để đẩy lùi các dấu hiệu khó chịu của căn bệnh này.
Tuy nhiên, với tâm lý chủ quan, ngại đi khám, nhiều chị em để mặc bệnh trĩ phát triển nặng tới mức phải điều trị bằng thuốc, thủ thuật hoặc thậm chí là phẫu thuật cắt trĩ.
Khi có bất kì dấu hiệu nghi ngờ nào tương tự như các triệu chứng bệnh trĩ sau sinh đã được trình bày ở trên, các mẹ cần thận trọng thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa hậu môn trực tràng để chẩn đoán về tình trạng bệnh của mình và được bác sĩ hướng dẫn cách khắc phục bệnh phù hợp, hiệu quả.
Cách chữa bệnh trĩ sau sinh
Để điều trị bệnh trĩ sau sinh, các phương pháp bảo tồn sẽ được ưu tiên lựa chọn để tránh những ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa mẹ. Dưới đây là những phương pháp chữa trị đang được áp dụng phổ biến cho phụ nữ sau sinh bị trĩ.
1. Trị bệnh trĩ sau sinh ở mức độ nhẹ
Bệnh trĩ được chia làm 4 giai đoạn phát triển. Trong đó giai đoạn 1 & 2 là mức độ nhẹ của bệnh, búi trĩ mới hình thành nên còn nhỏ, các triệu chứng mới xuất hiện và chưa quá nghiêm trọng. Lúc này, mẹ bỉm có thể áp dụng các mẹo tự nhiên dưới đây để khắc phục bệnh mà không cần phải sử dụng thuốc.
– Uống nhiều nước:
Đây là việc làm cần thiết nếu mẹ bỉm muốn nhanh chóng đẩy lùi bệnh trĩ. Thiếu nước là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến táo bón và bệnh trĩ. Thêm vào đó, cơ thể không được cung cấp nước đầy đủ cũng sẽ làm giảm tiết sữa ở phụ nữ sau sinh.
Để ngăn chặn không cho bệnh trĩ tiếp tục tiến triển nặng hơn, mẹ nên uống nhiều nước, ít nhất là 2 – 2,5 lít mỗi ngày. Ưu tiên sử dụng nước ấm hoặc nước ép trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể. Chất lỏng có tác dụng bôi trơn đường ruột, làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón và hạn chế tình trạng sưng đau búi trĩ mỗi khi đi ngoài.
– Chườm lạnh:
Lấy vài cục đá nhỏ bọc vào trong miếng vải sạch rồi áp trực tiếp vào hậu môn. Lặp đi lặp lại mẹo này vài lần trong ngày sẽ giúp mẹ giảm bớt được cảm giác đau rát khó chịu, đặc biệt là sau khi đi ngoài.
– Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn
Chất xơ tham gia vào quá trình tạo khối cho phân, kích thích nhu động ruột co bóp, đồng thời tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển. Chính vì vậy, việc tăng lượng chất xơ vào khẩu phần ăn cho những người bị trĩ sau sinh là rất cần thiết. Nó sẽ giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ một cách tự nhiên an toàn.
Chất xơ được tìm thấy nhiều nhất trong các loại xanh và trái cây. Mẹ nên ưu tiên các loại rau củ quá tính mát và có đặc tính nhuận tràng như đu đủ, bí xanh, mồng tơi, rau ngót, rau đay, bầu bí, dưa hấu…
Hạn chế ăn đồ cay nóng, các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, thực phẩm chế biến sẵn nếu không muốn bệnh trĩ sau sinh tiếp tục tiến triển nặng hơn.
– Vận động hợp lý:
Ngay cả trong thời gian ở cữ, thỉnh thoảng mẹ cũng nên đứng dậy đi lại vận động nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột co bóp, giúp thực ăn nhanh được tiêu hóa. Tránh nằm yên một chỗ quá lâu. Việc vận động hợp lý cũng góp phần giúp mẹ bỉm kiểm soát tốt bệnh trĩ sau sinh không để bệnh tiến triển nặng hơn.
– Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ sau sinh
- Dùng rau diếp cá: Loại rau này được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền với tên gọi là ngư tinh thảo. Nó chứa các hợp chất quý như quercetin và isoquercetin giúp kháng viêm, làm bền thành tĩnh mạch, thu nhỏ búi trĩ. Để sử dụng, mẹ lấy mẹ lấy một nắm rau diếp cá giã nát cùng với vài hạt muối ăn. Vắt nước cốt thoa trực tiếp vào hậu môn 2 – 3 lần trong ngày.
- Bài thuốc chữa bệnh từ nghệ: Với thành phần curcumin dồi dào, nghệ được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên cho người bị trĩ sau sinh. Nó hoạt động bằng các kháng viêm, diệt khuẩn, giảm hiện tượng sưng đau ở búi trĩ. Đơn giản nhất, mẹ chỉ việc giã nghệ tươi lấy nước cốt thoa vào hậu môn vài lần trong ngày. Cách khác, hãy lấy nghệ đem nấu chung với lá diếp cá, lá sung và một nhúm muối biển để lấy nước xông rửa hậu môn mỗi ngày 1 lần.
- Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng lá trầu không: Lấy 100g lá trầu không đem nấu với 2 lít nước. Thêm vào một chút muối ăn, quậy tan. Tiến hành xông hậu môn khi nước lá trầu còn nóng sẽ giúp sát trùng hậu môn, giảm ngứa, chống sưng búi trĩ.
>> Tham khảo thêm: 7 cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả nhất
2. Điều trị bệnh trĩ sau sinh ở mức độ nặng
Các biện pháp tự nhiên thường không cho hiệu quả tốt đối với các trường hợp bị trĩ sau sinh ở giai đoạn nặng. Chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc điều trị hoặc can thiệp bằng ngoại khoa.
– Thuốc chữa bệnh trĩ sau sinh
Để chữa bệnh trĩ sau sinh, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc điều trị tại chỗ dạng viên đạn đặt hậu môn. Thuốc có chứa hydrocortisone hay lidocaine – những hoạt chất có tác dụng chống viêm ngứa, giảm cảm giác đau đớn ở hậu môn khi bị trĩ.
Ngoài ra, một số nhóm thuốc khác cũng có thể được chỉ định để điều trị cho các trường hợp bị trĩ sau sinh như thuốc kháng viêm steroid, thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng, thuốc chứa rutin có tác dụng làm bền thành mạch…
Việc sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ sau sinh cần có sự cho phép của bác sĩ. Chị em không nên tùy tiện dùng thuốc tây bừa bãi khiến cơ thể có nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sữa mẹ.
– Điều trị bệnh trĩ sau sinh bằng ngoại khoa:
Nếu không đáp ứng được với thuốc điều trị, phẫu thuật ngoại khoa sẽ được lựa chọn sau cùng. Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng để cắt trĩ cho phụ nữ sau sinh như:
- Thắt trĩ bằng dây thun
- Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp longo
- Cắt trĩ bằng tia Laser
- Sử dụng sóng cao tần HCPT
- Mổ trĩ theo phương pháp Milligan Morgan…
Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định và chi phí điều trị cũng khác nhau. Chị em cần tới bệnh viện để bác sĩ thăm khác kỹ lưỡng, từ đó mới lựa chọn phương pháp phẫu thuật cắt trĩ phù hợp nhất.
Cách phòng ngừa bị trĩ sau sinh
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trĩ sau sinh, chị em nên chủ động thực hiện tốt công tác dự phòng bệnh từ sớm. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho mẹ:
- Đảm bảo luôn bổ sung đủ nước cho cơ thể. Uống nước đều đặn nhiều lần trong ngày ngay cả khi không thấy khát. Trong những ngày thời tiết nóng nực, vận động nhiều làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, mẹ nên uống nước nhiều hơn.
- Đi lại, vận động nhẹ nhàng. Tập luyện các bài tập phù hợp với phụ nữ sau sinh như yoga, hít thở sâu, tập co thắt cơ hậu môn để nâng cao sức bền cho thành mạch trĩ…
- Tránh stress vì căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và làm gia tăng nguy cơ bị trĩ sau sinh.
- Ngủ đủ giấc, không làm việc gắng sức.
- Cắt giảm chất đạm, chất béo trong chế độ ăn. Thay vào đó mẹ nên tăng cường rau xanh và hoa quả tươi để dễ tiêu hóa hơn.
- Không nhịn khi mót đi đại tiện hoặc cố gắng rặn mạnh mỗi khi đi cầu.
Qua những thông tin trên hẳn bạn Hạnh Nguyên đã có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc “bị trĩ sau sinh có tự khỏi không”. Căn bệnh này không thể tự khỏi được nếu không có biện pháp can thiệp. Trường hợp của bạn tốt nhất nên sắp xếp thời gian tới bệnh viện thăm khám sớm. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào mức độ bệnh trĩ hiện tại để xây dựng phác đồ điều trị an toàn nhất cho bạn.
Bạn nên tham khảo thêm
- Bài thuốc chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại an toàn từ thảo dược
- Món ăn chống táo bón để tránh bị trĩ sau sinh