Bị trào ngược dạ dày có nên uống sữa không, uống loại nào?

Sữa là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và vô cùng quen thuộc trong cuộc sống. Thế nhưng người mắc chứng trào ngược dạ dày có nên uống sữa hay không thì không phải ai cũng biết. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc chứng trào ngược dạ dày có thể uống sữa nhưng chỉ sử dụng các loại sữa phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Bị trào ngược dạ dày có nên uống sữa không là thắc mắc chung của nhiều người
Bị trào ngược dạ dày có nên uống sữa không là thắc mắc chung của nhiều người

Giá trị dinh dưỡng của sữa

Sữa là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với đầy đủ các nhóm chất như vitamin, lipit, protein, đường, các khoáng chất. Đặc biệt, protein trong sữa có thành phần acid amin cân đối với độ đồng hóa cao gồm casein, lactalbumin, lactoglobulin. Không chỉ vậy, sữa cũng giàu chất béo, chất béo trong sữa là các acid béo chưa nó có trạng thái nhũ tương với độ phân tán cao, độ tan chảy thấp, dễ đồng hóa, có giá trị sinh học cao.

Các khoáng chất trong sữa bao gồm, Kali, Canxi, photpho… Việc bổ sung sữa sẽ mang đến nhiều lợi ích như:

  • Tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch nhờ các khoáng chất và các vitamin cần thiết cho cơ thể. 
  • Hạn chế sự hình thành của vết loét, tạo một lớp màng hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo môi trường trung tính ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh lý về dạ dày.
  • Hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn HP do bổ sung acid lactic, các lợi khuẩn hỗ trợ việc tiêu hóa được thuận lợi.
  • Đảm bảo sức khỏe, giảm thiểu gánh nặng cho dạ dày nhờ các hạt protein dễ tiêu hóa lại giàu khoáng chất, vitamin và acid béo bão hòa.

Trào ngược dạ dày có nên uống sữa không?

Có thể thấy sữa không chỉ là một thực phẩm tốt cho cơ thể mà còn tốt cho dạ dày. Sữa là nguồn dinh dưỡng cao mà người bệnh trào ngược dạ dày có thể sử dụng. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khẳng định rằng, người bệnh chỉ nên sử dụng đúng cách, đúng loại sữa thì mới tốt cho tình trạng bệnh. Nếu sử dụng sai loại sữa, có thể dẫn đến các tác hại như:

  • Làm mất tác dụng của sữa, tác động không tốt đến hệ tiêu hóa và sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể
  • Gây tổn thương thực quản và dạ dày khiến tình trạng trào ngược dạ dày thêm nghiêm trọng hơn
  • Với trường hợp nhẹ có thể gây ra các triệu chứng như chướng bụng đầy hơi, ăn không tiêu.

Nguyên tắc uống sữa cho người trào ngược dạ dày

Như vậy, với thắc mắc người mắc trào ngược dạ dày có nên uống sữa thì câu trả lời là có. Tuy nhiên khi uống sữa cần tuân theo những nguyên tắc sau đây:

  • Nên uống ít sữa hoặc chỉ sử dụng các loại không có chất béo để giúp cơ thể hấp thu tốt hơn. Các loại sữa giàu chất béo chỉ khiến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản thêm nghiêm trọng hơn mà thôi.
  • Chỉ nên sử dụng sữa trắng, không dùng các loại sữa có màu như sữa dâu, sữa cam đặc biệt là sữa socola vì dễ khiến cơ thể không dung nạp tốt các dưỡng chất.
  • Không uống sữa khi bụng đói hay lúc mới ngủ dậy, sữa quá nóng hoặc quá lạnh cũng không tốt cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Không uống sữa vào ban đêm, thời điểm tốt nhất để uống sữa là sau khi ăn 2h và nên uống sữa ấm.

Ngoài ra, nếu vừa bị trào ngược dạ dày, vừa mắc chứng không dung nạp lactose, người bệnh tốt nhất nên hạn chế uống sữa. Có thể thay thế sữa bằng các thực phẩm khác như gạo, sữa hạnh nhân, các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. 

Trào ngược dạ dày thực quản nên uống sữa gì?

Sữa có ích hay gây hại cho tình trạng trào ngược dạ dày phụ thuộc phần lớn vào loại sữa và cách sử dụng của người bệnh. Một số loại sữa tốt cho sức khỏe mà người bệnh có thể sử dụng là:

Sữa chua

Sữa chua giàu acid lactic và lợi khuẩn giúp thúc đẩy tiêu hóa, bảo vệ đường ruột
Sữa chua giàu acid lactic và lợi khuẩn giúp thúc đẩy tiêu hóa, bảo vệ đường ruột

Nhiều người cho rằng sữa chua có các acid có thể gây kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Tình nhiên, trong sữa chua giàu acid lactic, đây là loại acid cho hệ tiêu hóa đặc biệt là đường ruột. Sữa chua giúp cân bằng môi trường acid trong dạ dày, bổ sung lợi khuẩn, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn HP gây bệnh.

Khi sử dụng sữa chua cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Không ăn sữa chua khi bụng đói, nên sử dụng ở nhiệt độ mát, dùng sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ. Nếu dùng khi đói có thể gây đau dạ dày do niêm mạc dạ dày bị kích thích, các lợi khuẩn bị dịch vị dạ dày tiêu diệt. 
  • Không hâm nóng sữa chua, bảo quản trong ngăn mát ở nhiệt độ thích hợp, tránh bảo quản ở ngăn đá sẽ khiến các lợi khuẩn biến mất.
  • Có thể dùng sữa chua hoặc sữa ấm trước và sau khi uống rượu để bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nôn mửa, đầy bụng.

Sữa tươi

Một trong những loại sữa phổ biến mà người bệnh trào ngược dạ dày có thể sử dụng là sữa tươi. Tuy nhiên, để chống trào ngược dạ dày, bảo vệ thực quản, nên uống sữa tươi không đường. 

Khi sử dụng sữa tươi cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Không uống quá 400ml/ngày đối với người trưởng thành
  • Không dùng sữa lúc đói, chỉ uống khi dạ dày đã được lót dạ tức là dùng sau các bữa ăn
  • Việc uống sữa lúc đói sẽ làm cho môi trường trung tính của sữa chuyển thành các acid nhẹ, tác động xấu đến niêm mạc dạ dày.
  • Mỗi ngày nên dùng sữa tươi từ 2 – 3 lần, tốt nhất là dùng sữa được làm ấm ở 30 – 35 độ C
  • Không đun sôi, không bảo quản trong ngăn đá, không uống sữa vào ban đêm hoặc trước khi đi ngủ
  • Có thể dùng chung với bánh mì, ngũ cốc hoặc các thành phần tương tự ngũ cốc. 

Sữa hạt

Sữa hạt có nhiều công dụng đặc biệt và rất tốt cho người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản
Sữa hạt có nhiều công dụng đặc biệt và rất tốt cho người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản

Sữa hạt là tên gọi chung cho các thức uống được chế biến từ các loại hạt. Có tác dụng dinh dưỡng tương tự như khi ăn các loại hạt và chỉ khác nhau ở điểm là sữa hạt ở dạng lỏng nhũ tương còn hạt ở dạng rắn. Mặc dù sữa hạt không giàu dinh dưỡng, nhiều đạm  bằng sữa động vật nhưng các loại sữa này lại có nhiều công dụng đặc trưng.

Một số loại sữa hạt mà người bệnh có thể sử dụng là sữa dừa, sữa hạnh nhân, sữa bí ngô, sữa hạt sen, sữa nghệ, sữa ngô, sữa hạt điều… Cách sử dụng tương tự như khi uống sữa tươi. 

Các loại sữa nên hạn chế sử dụng

Bên cạnh các loại sữa tốt cho sức khỏe, người bệnh trào ngược dạ dày cũng nên hạn chế sử dụng các loại sữa dưới đây để tránh làm cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Cụ thể:

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành là nguồn dưỡng chất bảo vệ sức khỏe, giữ gìn gìn sự tươi trẻ, ngăn ngừa quá trình oxy hóa, lão hóa, giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa khả năng xơ cứng động mạch. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản không nên uống sữa đậu nành. Loại sữa này sẽ kích thích acid trong dạ dày gây ra tình trạng dư thừa acid dịch vị khiến người bệnh bị ợ hơi, đầy hơi. Nghiêm trọng hơn, nếu thường xuyên sử dụng có thể gây viêm, loét dạ dày.

Sữa đặc

Sữa đặc không phải là thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao, được xem là một loại gia vị. Người bị trào ngược dạ dày có thể sử dụng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng sữa đặc với một lượng nhất định, dùng quá nhiều sẽ gây khó tiêu, ợ hơi ợ nóng và trào ngược dạ dày. 

Như vậy, với thắc mắc trào ngược dạ dày có nên uống sữa không thì câu trả lời chính là người bệnh nên uống sữa. Thế nhưng, cần chọn đúng loại sữa và có cách sử dụng hợp lý. Bên cạnh các loại sữa trên, người bệnh cũng có thể dùng các chế phẩm từ sữa như váng sữa, phô mai, sữa bột nhưng chỉ dùng một lượng ít, không nên sử dụng thường xuyên.