Bị tiêu chảy nên ăn cháo gì để nhanh khỏi & khỏe lại?
Ăn cháo trong thời gian bị tiêu chảy là giải pháp bù nước hữu hiệu và giảm thiểu gánh nặng cho đường tiêu hóa. Thế nhưng người bị tiêu chảy nên ăn cháo gì tốt không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chế biến 7 món cháo đơn giản giúp người bệnh mau khỏi.
7 món cháo người tiêu chảy nên ăn
Khi bị tiêu chảy, đường ruột đang bị tổn thương nên tiêu hóa khá kém. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục duy trì những thói quen ăn uống thông thường, ăn nhiều đồ khô cứng thì sẽ khiến cho niêm mạc ruột bị tổn thương nhiều hơn, từ đó dẫn đến đau bụng, đầy bụng và làm bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng.
Chính vì vậy, người bị tiêu chảy thường được khuyến khích nên ăn cháo trong thời gian bị bệnh. Ngoài việc giảm thiểu gánh nặng cho đường tiêu hóa, các món cháo còn giúp bổ sung chất lỏng, ngăn ngừa mất nước và đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh. Vậy bị tiêu chảy nên ăn cháo gì?
1. Cháo hoa
Cháo hoa ( hay còn gọi là cháo trắng ) là món dễ làm, tốt cho tiêu hóa. Món cháo này thường được sử dụng cho người bệnh, người mới ốm dậy hay những đối tượng đang gặp trục trặc ở đường ruột như táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu…
– Chuẩn bị:
- 50g gạo tẻ
- Một ít muối
- Hành lá
– Cách chế biến:
- Hành lá rửa sạch, xắt nhuyễn
- Trước tiên bạn đem gạo cho sạch rồi để cho thật ráo nước
- Cho gạo vào chảo rang lửa nhỏ đến khi gạo hơi trong là được. Bước này sẽ giúp món cháo khi nấu xong có mùi thơm và gạo không bị quá nát.
- Sau khi rang gạo xong bạn đem nấu trong khoảng 30 – 40 phút. Tùy theo sở thích ăn lỏng hay đặc mà chúng ta điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.
- Khi cháo chín, thêm một ít muối ăn và hành lá vào, đảo đều lên
- Chia 2 – 3 lần ăn trong ngày giúp giảm nặng bụng, bù đắp lượng nước và chất điện giải đã mất do đi ngoài nhiều lần.
2. Bị tiêu chảy nên ăn cháo rau sam hồng xiêm xanh
Quả hồng xiêm chứa nhiều tanin. Chất này khi vào trong đường ruột sẽ kết hợp với protein tạo ra lớp màng che phủ, bảo vệ niêm mạc ruột, làm se bề mặt tổn thương, qua đó giảm tiêu chảy.
Trong khi đó, rau sam cũng là vị thuốc cầm tiêu chảy được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Bạn có thể sử dụng 2 thực phẩm này nấu cháo ăn khi bị tiêu chảy để nhanh khỏi bệnh hơn.
– Chuẩn bị:
- Hồng xiêm xanh: 1 quả nặng khoảng 10g. Chọn quả non sẽ cho hàm lượng tanin nhiều nhất.
- Rau sam tươi: 90g
- Gạo tẻ: 30g
– Cách chế biến:
- Hồng xiêm và rau sam bạn đem rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi nấu với 250ml. Đun sôi trong 15 phút rồi vớt bỏ xác.
- Tiếp tục cho gạo đã vo vào nồi nước vừa nấu, để lửa nhỏ liu riu cho đến khi cháo chín nhừ
- Thêm chút muối, nước mắm vào
- Chia cháo làm 2 lần ăn. Nên dùng khi cháo còn ấm.
3. Cháo gà nấu nấm và hoàng kỳ
Hoàng kỳ là dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, bổ khí huyết, tỳ vị, làm nhanh lành tổn thương, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể. Dược liệu này được Đông y sử dụng trong các bài thuốc trị tiêu chảy, đau bụng, kiết lỵ.
Kết hợp hoàng kỳ với nấm, gạo và gà sẽ tạo ra món cháo vừa hỗ trợ điều trị tiêu chảy vừa bổ sung protein và các dưỡng chất giúp người bị tiêu chảy nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
– Chuẩn bị:
- Gạo nếp: 1 nắm
- Thịt gà: 150g
- Nấm hương: 100g
- Gừng tươi: 1 miếng nhỏ
– Cách chế biến:
- Nấm hương ngâm nước ấm cho mềm, rửa sạch, xắt sợi
- Thịt gà ướp với một chút hạt nêm, gừng, hành
- Bắc chảo lên bếp, thêm chút dầu vào đun nóng rồi cho cho thịt và nấm vào xào chín
- Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng với thịt, nấm và hoàng kỳ nấu thành cháo
- Khi cháo nhừ, vớt hoàng kỳ ra, nêm nếm gia vị cho vừa ăn
- Chia cháo làm nhiều lần ăn trong ngày, mỗi lần ăn 1 chén
4. Món cháo cà rốt khoai tây cho người bị tiêu chảy
Ngoài việc cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng giúp bù đắp lại lượng điện giải đã mất, cà rốt còn cung cấp hàm lượng chất xơ hòa tan pectin phong phú. Chất này giúp làm dịu các cơ co bóp , giúp tổn thương trong đường ruột nhanh phục hồi.
– Chuẩn bị:
- Gạo tẻ: 30g
- Khoai tây: 1 củ kích thước trung bình
- Cà rốt: 1/2 củ
- Một ít muối ăn
– Cách chế biến:
- Gọt vỏ khoai tây và cà rốt, cắt nhỏ
- Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng với nước theo tỷ lệ 1:10, tức cứ 1 phần gạo thì thêm 10 phần nước.
- Hầm cháo được khoảng 20 phút thì tiếp tục cho khoai tây và cà rốt vào
- Nấu cháo chín rồi thêm một ít muối vào, đảo đều để muối tan hết
- Ăn khi còn nóng
5. Cháo gừng hạt sen
Món cháo này có tác dụng an thần, kháng viêm, giảm đau bụng. Dùng trong các trường hợp đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, bị bệnh lị mãn tính.
– Chuẩn bị:
- 100g hạt sen
- Vài lát gừng tươi
- 30g gạo tẻ
- Đường phèn
– Cách chế biến:
- Hạt sen loại bỏ hết tim màu xanh ở giữa, rửa sạch. Gừng xắt sợi
- Bạn vo gạo rồi đem hầm cùng với hạt sen trong khoảng 60 phút cho chín nhừ
- Thêm chút đường phèn vào nấu vài phút nữa cho đường tan hết thì tắt bếp
- Chia ăn 1 – 2 lần/ngày
6. Cháo trứng lá mơ lông
Lá mơ lông vừa là thực phẩm, vừa là dược liệu có tính mát, vị đắng giúp kháng khuẩn, tiêu thũng. Nó thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị các vấn đề về đường ruột, bao gồm cả tiêu chảy.
Bên cạnh món trứng gà rán lá mơ, bạn có thể dùng 2 nguyên liệu này nấu cháo ăn hàng ngày để đẩy lùi bệnh tiêu chảy. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:
– Chuẩn bị:
- 50g gạo tẻ
- 1/2 củ cà rốt
- 3 – 5 lá mơ lông
- 2 cái lòng đỏ trứng gà ta
– Cách chế biến:
- Lá mơ đem rửa rồi ngâm với nước muối, xắt nhỏ
- Cà rốt gọt vỏ, đem luộc chín, nghiền nhuyễn
- Lòng trắng trứng đánh tan
- Hầm gạo cho nhừ rồi thêm các nguyên liệu đã sơ chế ở trên vào. Nêm chút nước mắm, hạt nêm. Quậy đều để cháo sôi trở lại là được.
- Dọn ăn khi đói bụng. Mỗi lần ăn nên hâm nóng lại
7. Cháo bí đỏ thịt heo
Món cháo này bổ sung đầy đủ các nhóm chất thiết yếu cho người bị tiêu chảy, bao gồm tinh bột, đường, chất xơ hòa tan từ gạo, bí đỏ và protein từ thịt heo.
– Chuẩn bị:
- Thịt lạc heo bằm nhuyễn: 50g
- Gạo tẻ: 30g
- Bí đỏ: 50g
– Cách chế biến:
- Bí đỏ cắt nhỏ, hấp chín, dùng thìa tán nhuyễn
- Thịt heo ướp với chút hạt nêm, nước mắm, hành băm nhỏ. Để 15 phút rồi đem xào chín
- Khi thịt chín, thêm lượng nước vừa đủ vào. Cho gạo đã vo vào hầm nhừ
- Cuối cùng cho bí đỏ vào, trộn đều lên. Nếm lại gia vị cho vừa miệng, tết bếp
Lưu ý khi nấu cháo cho người bị tiêu chảy
- Cháo cho người bị tiêu chảy nên nấu hơi nhạt hơn so với bình thường. Không thêm quá nhiều gia vị vào trong cháo, đặc biệt là tiêu hay ớt. Những gia vị này có thể kích thích nhu động ruột co bóp mạnh hơn và làm tình trạng tiêu lỏng thêm trầm trọng.
- Không nên cho nhiều dầu ăn vào trong cháo sẽ gây đầy bụng
- Khi nấu cháo nên tránh sử dụng các thực phẩm có thể gây sinh hơi và khiến tiêu chảy nặng hơn như bắp cải, giá đỗ, các loại đậu, bông cải xanh…
- Những ngày đầu bị tiêu chảy nên nấu cháo lỏng và nhừ hơn một chút. Khi bệnh đã bớt thì tăng dần độ đặc của cháo.
- Với các món cháo có sử dụng cà rốt, bí đỏ mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 2 lần để tránh bị vàng da.
- Người bệnh không nên ăn cháo quá no trong một lúc. Mỗi lần chỉ nên ăn ít một để không gây cảm giác ì ạch ở bụng.
- Ăn cháo rất nhanh đói. Thay vì ăn 3 bữa như thông thường chúng ta có thể ăn 5-6 bữa trong thời gian bị tiêu chảy để cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ năng lượng.
Qua những thông tin trên bạn đã biết được bị tiêu chảy nên ăn cháo gì tốt nhất. Với các món cháo trên, bạn có thể luân phiên chế biến thay đổi hàng ngày để không bị ngán. Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Chia sẻ bí quyết chấm dứt bệnh viêm đại tràng dẫn đến tiêu chảy của bệnh nhân sau 3 tháng điều trị tại Thuốc dân tộc