Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Nên Ăn Gì, Tránh Thực Phẩm Nào Tốt?
Rối loạn tiêu hóa gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, đầy hơi, thay đổi đại tiện,… gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Chế độ ăn ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị và phòng tránh căn bệnh này. Vậy khi bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và hạn chế ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Bệnh rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh liên quan đến đường ruột, rất dễ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Đây là sự thay đổi về chức năng của đại tràng hoặc là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật dẫn đến loạn khuẩn đường ruột. Gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu nước ở ruột già, thay đổi nhu đông ruột, gây ra đau bụng, đi ngoài phân nát.
Chế độ sinh hoạt không hợp lý, dinh dưỡng không cân bằng trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ngày càng cao.
Hội chứng này tuy không nguy hiểm nhưng nó gây ra cảm giác chướng bụng rất khó chịu, ăn uống không ngon, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như viêm ruột, ung thư đường ruột,…
Vai trò của chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ sức khỏe. Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm và ngược lại. Hiện nay, do nhu cầu nhanh gọn lẹ nên nhiều người lựa chọn sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn gây ảnh hưởng lớn đế hệ tiêu hóa, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Chế độ ăn uống hợp lý giúp cơ thể bổ sung các dưỡng chất còn thiếu và hạn chế những chất không cần thiết. Đối với những người bị rối loạn tiêu hóa, nếu được sử dụng những thức ăn phù hợp, rối loạn tiêu hóa có thể tự hết mà không cần đến thuốc điều trị, giúp hệ tiêu hóa của người bệnh khỏe mạnh hơn. Ngược lại, nếu thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm không tốt sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, dễ tái phát và trở thành mãn tính.
Khi bị rối loạn tiêu hóa hệ, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn giàu chất xơ và các vitamin cần thiết giúp hệ tiêu hóa được ổn định và tốt hơn, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.
Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì cải thiện nhanh?
Bổ sung các loại thực phẩm một cách hợp lý là phương án tốt nhất giúp cân bằng dinh dưỡng và hạn chế gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Để phòng tránh và điều trị bệnh một cách hiệu quả, người bệnh nên tăng cường bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế trình trạng đầy hơi, táo bón và khó tiêu.
1. Trái cây
Đây là nhóm thực phẩm chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng của táo bón rất tốt. Nếu bạn muốn biết bị rối loạn tiêu hóa nên ăn trái cây gì thì xem ngay nhé:
- Chuối: Chuối là thực phẩm chứa nhiều kali, thường được sử dụng để cung cấp các chất điện giải cho cơ thể, rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Chất xơ bên trong chuối có thể hấp thu các chất lỏng dư thừa bên trong bao tử, hạn chế gây ra tiêu chảy, giúp phục hồi một số lợi khuẩn.
- Dứa: Đây là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ các protein bên trong cơ thể. Vì vậy, có khả năng làm giảm các triệu chứng khó chịu do rối loạn tiêu hóa gây ra như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…
- Quả bơ: Trong bơ có chứa nhiều chất xơ và chất béo không bão hòa, giúp duy trì và tối ưu chức năng của đường tiêu hóa, túi mật tuyến tụy, gan,… Bên cạnh đó, nó còn có khả năng chuyển đổi các beta-carotene thành vitamin A rất cần thiết cho niêm mạc lót ở toàn bộ đường tiêu hóa.
- Táo: Táo chứa rất nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp giảm nhanh tình trạng táo bón. Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa.
2. Vitamin D
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, vitamin D có chứa các chất kháng viêm trong các bệnh về đường ruột rất tốt. Bạn có thể bổ sung cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như trứng, cá biển,…
3. Thịt nạc, thịt gà, đậu hũ
Đây là loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao, có khả năng tổng hợp kháng thể khi bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất vôi cần thiết, có khả năng chống lại dị ứng của tuyến thượng thận. Bên trong thịt đỏ có chứa nhiều chất khó tiêu không tốt cho hệ tiêu hóa, người bệnh nên hạn chế sử dụng và ưu tiên các loại thịt trắng.
4. Sữa chua
Sữa chua là món ăn bổ dưỡng, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và hiệu quả. Trong sữa chua có chứa hàm lượng probiotic và lượng lớn các lợi khuẩn, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng hơn. Bên cạnh đó, sử dụng sữa chua hàng ngày còn có tác dụng ngăn ngừa táo bón, nguy cơ tiêu chảy, khó tiêu.
5. Ngũ cốc nguyên hạt
Trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bánh mỳ, yến mạch,… có chứa hàm lượng chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa, giúp vận chuyển thức ăn và ngăn ngừa tình trạng táo bón rất tốt. Trong đó, yến mạch là nguyên liệu tự nhiên rất giàu chất xơ, hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú giúp thúc đẩy và cải thiện sức khỏe của cơ thể
6. Khoai lang
Khoai lang là thực phẩm chứa rất nhiều loại dưỡng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa như vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate,… Ngoài ra, khoai lang còn được biết đến là loại thực phẩm có tác dụng điều trị các chứng viêm loét dạ dày, viêm loét đại tràng, ngăn ngừa các gốc tự do.
7. Gừng
Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình, có công dụng điều trị nhiều loạn bệnh khác nhau. Các tinh chất bên trong gừng có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của mỗi người rất tốt. Bên cạnh đó, gừng còn có khả năng điều trị các triệu chứng buồn nôn, co thắt dạ dày rất tốt.
8. Nước
Nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của mỗi người. Uống nhiều nước sẽ giúp quá trình đào thải độc tố diễn ra ở thận tốt hơn. Trung bình mỗi người nên nạp 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày, có thể kết hợp với hàm lượng Kali, Magie sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Những thực phẩm không nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa
Khi bị rối loạn tiêu hóa, đường ruột của người bệnh trở nên khá yếu và nhạy cảm. Nếu người bệnh sử dụng thức ăn không hợp lý sẽ khiến tình trạng bệnh trở nặng. Dưới đây là những loại thực phẩm người bệnh nên tránh giúp quá trình điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt hơn:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Nếu dung nạp vào cơ thể các món ăn chứa rất nhiều dầu mỡ sẽ gây ra các triệu chứng khó tiêu, ợ hơi, tình trạng tiêu chảy sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế nhóm thực phẩm này như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, món xào,….
- Thực phẩm sống, tái: Những món ăn sống tái như mộn, gỏi,… có chứa rất nhiều vi khuẩn có hại cho đường ruột. Nếu sử dụng có thể gây đau bụng đi ngoài, một số trường hợp nặng sẽ bị ngộ độc.
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Việc tiêu thụ các loại bánh ngọt, nước ngọt hay socola có chứa hàm lượng đường cao vào cơ thể, sẽ gây áp lực cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày, đại tràng. Khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Chất kích thích: Đây là tác nhân gây kích thích hệ tiêu hóa, cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của dạ dày, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Vì vậy người bị rối loạn tiêu hóa nên tránh xa chúng.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Đối với những trường hợp tiêu chảy không nên uống sữa và dùng các sản phẩm từ sữa, nếu không tình trạng sẽ nặng hơn.
- Ngoài ra, thực phẩm quá chua, quá mặn và cay nóng là kẻ thù số một của các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nên tránh xa. Người bệnh cũng không nên ăn đồ ăn vỉa hè, không đảm bảo nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Rối loạn tiêu hóa là hội chứng không quá nguy hiểm, có thể điều trị bằng các biện pháp đơn giản. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan, để bệnh kéo dài có thể dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm như viêm đường ruột, ung thư đường ruột,… Cân bằng chế độ dinh dưỡng là phương án giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa tái phát, vì vậy người bệnh nên chú ý.