Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và kiêng gì thì tốt cho bệnh?

Hầu hết những người mắc bệnh nứt kẽ hậu môn đều có chung cảm giác đau đớn khi đi đại tiện, bệnh gây ra khá nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh còn có trường hợp bệnh đã được chữa khỏi nhưng vẫn lặp lại thậm chí là ngày càng trầm trọng hơn, điều này cho thấy rất có thể do bệnh nhân chưa có chế độ ăn uống hợp lý.

nên ăn hay không ăn
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để ngăn ngừa bệnh táo bón

Vậy lời khuyên cho bệnh nhân nứt kẽ hậu môn là nên ăn và kiêng ăn gì thì bệnh sẽ mau khỏi? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin dưới đây!

Nên và không nên ăn gì khi bị nứt kẽ hậu môn

Bệnh nứt kẽ hậu môn là một căn bệnh phổ biến liên quan đến hậu môn – trực tràng, hình thành do niêm mạc hậu môn (hay ống hậu môn) bị viêm loét, tạo thành vết nứt từ 0.5-1cm, tuy vết nứt khá nhỏ nhưng cũng khiến người bệnh đối mặt những cơn đau, ngứa ngáy hay chảy máu hậu môn mỗi khi đại tiện. 

nứt kẽ hậu môn ở người
Nứt kẽ hậu môn hình thành do ảnh hưởng của viêm loét hậu môn

Có 2 mức độ nhận biết tình trạng bệnh:

  • Bệnh nứt kẽ hậu môn cấp tính: kéo dài dưới 6 tuần
  • Bệnh nứt kẽ hậu môn mãn tính: kéo dài từ 6 tuần trở lên

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn như: bệnh táo bón, co thắt cơ vòng, viêm nhiễm, ảnh hưởng từ bệnh Crohn,… Để giải quyết các vấn đề này bên cạnh việc thăm khám, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần quan tâm đến chế độ ăn uống sao cho hợp lý để bệnh không có cơ hội phát triển.

Bệnh nứt kẽ hậu môn nên ăn gì?

Thực phẩm nhuận tràng

Như đã nói, táo bón chính là “thủ phạm” gây ra bệnh lý nứt kẽ hậu môn. Và chứng nứt kẽ hậu môn sẽ tiếp tục hoành hành và ngày càng nghiêm trọng nếu tình trạng táo bón chưa được khắc phục. 

Vì thế giải pháp bổ sung các thực phẩm nhuận tràng là rất cần thiết cho những ai mắc chứng nứt kẽ hậu môn. Những thức ăn nhuận tràng sẽ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ, thúc đẩy việc đi ngoài diễn ra đều đặn, giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Một số loại thực phẩm nhuận tràng có tác dụng rất tốt cho người bệnh nứt kẽ hậu môn

thực phẩm nhuận tràng
Các loại thực phẩm nhuận tràng đều có tác dụng hỗ trợ trị bệnh táo bón hiệu quả

Các thực phẩm nhuận tràng mà bệnh nhân cần được bổ sung như: bí đỏ, khoai tây, rau dền, rau mồng tơi, mè đen,… Để đảm bảo hiệu quả cho quá trình trị bệnh nứt kẽ hậu môn, bệnh nhân bắt buộc phải dùng các thực phẩm nhuận tràng cho chế độ ăn hằng ngày.

Thức ăn giàu chất xơ

Chất xơ là một trong những dưỡng chất thiết yếu của cơ thể, đặc biệt là có công dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa, bên cạnh việc hỗ trợ giúp làm mềm phân, chất xơ còn có khả năng phân hủy các chất cặn bã, thúc đẩy hoạt động lưu thông diễn ra dễ dàng, nhờ vậy sẽ hạn chế tối đa bệnh táo bón và tình trạng nứt kẽ hậu môn sẽ được đẩy lùi.

thực phẩn giàu chất xơ
Thực phẩm giàu xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp ngăn ngừa các chứng bệnh về đường tiêu hóa

Để bổ sung chất xơ cho cơ thể, bệnh nhân nứt kẽ hậu môn cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như: rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu,… Đây cũng là những thực phẩm mà các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng khuyến khích bệnh nhân nên dùng để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn. 

Thức ăn chứa nhiều sắt

Một trong những triệu chứng nguy hiểm của bệnh nứt kẽ hậu môn là đại tiện ra máu, nếu như bệnh nhân đang trong giai đoạn nặng, thể lực yếu mắc phải triệu chứng này rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu trầm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

các thực phẩm giàu sắt
Ăn thức ăn nhiều sắt giúp hạn chế tình trạng chảy máu hậu môn

Do đó, cần phải có kế hoạch ăn uống hợp lý bổ sung đầy đủ sắt cho cơ thể, các thực phẩm cung cấp chất sắt mà bệnh nhân nứt kẽ hậu môn cần được bổ sung: huyết, nội tạng động vật, thịt bò, gạo lứt,…

Kiêng ăn gì khi mắc bệnh nứt kẽ hậu môn?

Thực phẩm cay nóng

Thực phẩm có tính cay, nóng thường được liệt kê vào danh sách thức ăn có hại cho hệ tiêu hóa, việc ăn quá nhiều thực phẩm cay, nóng cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày làm cản trở hoạt động tiêu hóa khiến việc đại tiện trở nên khó khăn, có cảm giác đau đớn khi đi ngoài, hình thành nứt kẽ hậu môn. 

thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng cũng là tác nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày

Vì vậy, bệnh nhân nứt kẽ hậu môn nên hạn chế tối đa hoặc tốt nhất là loại bỏ đồ ăn cay nóng ra khỏi thực đơn hằng ngày kể cả trong và sau khi điều trị để bệnh không có nguy cơ tái phát.

Thức ăn có vị quá mặn, quá nhiều dầu mỡ

Khi ăn thực phẩm quá mặn hay chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến tình trạng nứt kẽ hậu ngày càng trầm trọng hơn vì chất mặn có tính hút nước nên sẽ khiến cơ thể mất nước, phân trở nên khô cứng gây khó khăn cho việc đại tiện, bên cạnh còn gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch khá cao, đối với thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhất là những người mắc nứt kẽ hậu môn.

thức ăn có nhiều dầu mỡ
Sử dụng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn

Lời khuyên là nên giảm lượng muối và dầu mỡ trong cách chế biến thức ăn để hỗ trợ cho việc điều trị nứt kẽ hậu môn đồng thời ngăn chặn nguy cơ mắc các căn bệnh khác. 

Một số giải pháp chữa nứt kẽ hậu môn

Bên cạnh lời khuyên về việc xây dựng lại chế độ ăn uống phù hợp nhằm đẩy lùi tình trạng bệnh, những bệnh nhân nứt kẽ hậu môn cần phải lưu ý trong các vấn đề sau:

  • Thường xuyên vận động
  • Tập thói quen vệ sinh đều đặn, đúng giờ
  • Vệ sinh sạch sẽ nhất là vùng hậu môn
  • Hạn chế quan hệ tình dục trong giai đoạn mắc bệnh

Tóm lại, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt là hoàn toàn cần thiết đối với mỗi người, góp phần hỗ trợ cho việc phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả.

Có thể bạn chưa biết: 

  • 5 mẹo trị nứt kẽ hậu môn tại nhà
  • 3 thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn tốt nhất