Bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Các chuyên ra khuyến cáo rằng, chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc khắc phục hội chứng ruột kích thích. Vậy hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, kiêng gì? Nắm được vấn đề này chính là cơ sở để bạn xây dựng một chế độ ăn uống khoa học.

hội chứng ruột kích thích nên ăn gì
Bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì kiêng gì để đầy lùi triệu chứng?

Xây dựng chế độ ăn khi bị hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích chính là tình trạng rối loạn chức năng tiêu hóa mãn tính, rất dễ tái phát. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này thường rất đa dạng. Điển hình nhất là rối loạn nhu động ruột, ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, dùng nhiều kháng sinh đường ruột, uống nhiều rượu bia…

Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh lý này là đau bụng và rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài. Ngoài ra, tiêu chảy, chướng bụng, táo bón, đại tiện có máu, đau 2 bên mạn sườn, mệt mỏi… cũng có thể sẽ là những triệu chứng đi kèm.

Các chuyên gia tiêu hóa khuyên rằng, người bệnh hội chứng ruột kích thích cần chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. Chính đều này sẽ góp phần hỗ trợ cải thiện triệu chứng cũng như giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích không chỉ phải đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể mà còn tránh gây tổn thương lên đường ruột.  Ăn uống hợp lý sẽ giúp bệnh nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng tích cực. Đồng thời có thể hỗ trợ tốt nhất cho các phương pháp điều trị chuyên sâu.

Một chế độ ăn uống phù hợp khi bị hội chứng ruột kích thích cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

  • Cân bằng giá trị dinh dưỡng ở trong từng bữa ăn.
  • Ưu tiên việc ăn thực phẩm mềm, lỏng, giàu chất xơ.
  • Hạn chế các loại thực phẩm khô cứng.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ, đồng thời cân bằng lại lượng thức ăn trong mỗi bữa để giảm áp lực cho đường ruột và cơ quan tiêu hóa.
  • Bổ sung cho cơ thể ít nhất 2 lít nước/ngày để hệ tiêu hóa làm việc tốt nhất.
  • Tuyệt đối không vận động mạnh hay nằm nghỉ ngơi vào thời điểm vừa kết thúc bữa ăn.

Ngoài ra, người bệnh cần chú ý bổ sung thêm vào khẩu phần ăn những thực phẩm có khả năng chống viêm. Đồng thời có tác dụng hỗ trợ tái tạo niêm mạc để góp phần thúc đẩy khả năng phục hồi của ruột.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Có rất nhiều nhóm thực phẩm được cho là đem lại tác dụng tốt trong việc hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Dung nạp những thực phẩm hữu ích sẽ làm giảm nguy cơ gặp những triệu chứng khó chịu. Đồng thời tránh gây áp lực cho dạ dày và đường ruột.

Những nhóm thực phẩm được đề cập dưới đây chính là câu trả lời hoàn hảo cho vấn đề “Bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?”:

1. Bổ sung thêm rau xanh

Một số loại rau xanh như rau cải, rau ngót, ráu muống… là nhóm thực phẩm bổ sung một lượng vitamin và chất xơ rất lớn cho cơ thể. Rau xanh cũng là thực phẩm dễ hấp thu và thường không gây ra tình trạng khó chịu cho hệ tiêu hóa.

thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích
Nên bổ sung thêm rau xanh để đường ruột hoạt động dễ dàng hơn

Tùy thuộc vào biểu hiện của hội chứng ruột kích thích mà bạn có thể lựa chọn loại rau phù hợp. Nếu thường xuyên khó tiêu, táo bón thì nên bổ sung mồng tơi, rau đay, giá hẹ, cải thải, lộc lang…

Đối với sau xanh nên ưu tiên chế biến bằng cách luộc hay nấu canh. Hạn chế ăn rau xào để tránh lượng chất béo từ dầu mỡ. Đồng thời tránh ăn rau sống để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

2. Ngũ cốc nguyên cám

Đây chính là nguồn cung cấp năng lượng hoàn hảo cho cơ thể. Đồng thời cũng là một đáp án cho vấn đề “bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?”.

Một số thành phần khoáng chất có trong ngũ cốc nguyên cám còn giúp đường ruột hoạt động ổn đinh hơn. Thành phần chất xơ trong nhóm thực phẩm này không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn góp phần tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột khỏi sự kích thích.

Đồng thời ngũ cốc nguyên cám còn giúp giảm acid dư thừa trong dạ dày, rất tốt với người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Một số loại ngũ cốc nguyên cám hữu ích bao gồm lúa mì, yến mạch, gạp lứt, ngô, hạt kê…

3. Thực phẩm ít chất béo

Mặc dù hệ tiêu hóa đang làm việc không tốt nhưng người bệnh vẫn phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà cơ thể cần. Để đảm bảo cân bằng dưỡng chất nên khéo léo thêm các loại thực phẩm ít chất béo trong chế độ ăn.

Đây cũng là nhóm thực phẩm tương đối dễ tiêu, có lợi cho hoạt động của dạ dày và ruột. Khi đang bị hội chứng ruột kích thích bạn vẫn nên đáp ứng cho cơ thể khoảng 15g chất béo mỗi ngày.

Một số loại thực phẩm như thịt nạc, cá nạc, trứng, tôm cua… là hoàn toàn hữu ích trong trường hợp này. Tuy nhiên tránh ăn nhiều để không gây áp lực cho cơ quan tiêu hóa.

4. Thực phẩm giàu Omega-3

Đây cũng là câu trả lời hoàn hảo khi bạn đang thắc mắc “hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?”. Omega-3 chính là thành phần hữu ích với tác dụng chống viêm cũng như kích thích quá trình phục hồi niêm mạc ở đường ruột.

thức ăn tốt cho đường ruột
Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng Omega-3 cao

Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ quan tiêu hóa thoát khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Bơ, quả hạnh, cá hồi, dầu oliu là những thực phẩm giàu omega-3 mà người bệnh có thể bổ sung.

5. Uống đủ nước

Đây cũng là một trong những vấn đề về ăn uống mà người bệnh hội chứng ruột kích thích nên đặc biệt lưu tâm. Nước là thành phần không thể thay thế với sức khỏe, nhất là với hoạt động của cơ quan tiêu hóa.

Nước giúp tế bào thải độc, hỗ trợ quá trình chuyển hóa, đồng thời giúp vận chuyển oxy cũng như dưỡng chất đến tế bào. Người bị hội chứng ruột kích thích nếu uống không đủ nước sẽ dễ gặp các vấn đề như táo bón hay giảm hấp thụ dinh dưỡng.

Mỗi ngày cần chú ý cung cấp cho cơ thể khoảng từ 2 đến 2,5 lít nước. Bên cạnh nước lọc, người bệnh có thể bổ sung nước qua các loại thức uống khác như nước ép trái cây, nước canh hoặc ăn hoa quả mọng.

Kiêng ăn gì khi bị hội chứng ruột kích thích

Một số loại thực phẩm nếu dung nạp thường xuyên sẽ khiến cho triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thêm nặng nề. Để khắc phục vấn đề này, người bệnh nên tránh các loại thực phẩm sau đây:

1. Thức ăn chiên rán

Nhóm thức ăn được hế biến bằng cách chiên xào thường chứa hàm lượng chất béo rất cao. Ăn nhiều sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp áp lực, tăng nguy cơ khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Nhất là trong trường hợp bạn đang sống chung với bệnh hội chứng ruột kích thích.

Các chuyên gia khuyên rằng, khi đang gặp vấn đề về tiêu hóa, bạn cần hạn chế dung nạp nhóm thực phẩm này. Đặc biệt là cần tránh tuyệt đối các thực phẩm bản thân đã có hàm lượng chất béo cao lại còn được chế biến theo hình thức chiên rán.

2. Thức ăn cứng

Tổn thương ở đường ruột có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn ăn các thực phẩm cứng. Bởi chúng thường khiến cho cơ quan tiêu hóa phải mất nhiều thời gian hơn để xử lý. Điều này có thể làm tăng áp lực cho dạ dày cũng như đường ruột.

hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì
Các loại thực phẩm cứng có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và đường ruột

Chính vì thế mà ăn nhiều thực phẩm cứng sẽ khiến cho tổn thương ở đường ruột lâu khỏi và đôi khi còn phát sinh thêm triệu chứng. Đậu phộng, hạt bắp, hạt điều… là những thực phẩm cần kiêng khi đang bị hội chứng ruột kích thích.

3. Thức ăn sống

Thức ăn sống cũng được xem là kẻ thù có thể làm nặng nề thêm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Các loại vi khuẩn có hại tồn tại trong nhóm thực phẩm này có thể khiến cho đường ruột gặp rắc rối.

Một số thức ăn sống như sau sống, sushi, thịt sống… nên được người bệnh loại ra khỏi khẩu phần ăn. Tốt nhất bạn nên thực hiện tốt việc ăn chín uống sôi để luôn đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe.

4. Một số thức uống

Rượu bia và thức uống có cồn là một trong số những thức uống gây hại cho hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Các loại đồ uống này có thể khiến niêm mạc dạ dày và đường ruột thêm tổn thương. Từ đó còn làm nặng nề thêm các ổ viêm loét, thậm chí là xuất huyết.

Bên cạnh đó, các loại đồ uống có gas hay thức uống có nhiều đường cũng không nên sử dụng khi bạn đang bị hội chứng ruột kích thích. Chúng đều có thể gây đầy hơi, khó tiêu, thức uống nhiều đường còn dễ khiến bạn bị tiêu chảy và làm nặng thêm triệu chứng bệnh.

Bài viết đã cho người bệnh có được cái nhìn toàn diện trước vấn đề “bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì kiêng gì?”. Thực hiện tốt vấn đề này song song với nghiêm túc điều trị theo phác đồ chuyên sâu nhất định sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu.