Bị bệnh trĩ có đau bụng không? Chuyên gia tư vấn

Bệnh trĩ không gây ra tình trạng đau bụng ở người bệnh. Dấu hiệu cho biết bạn đang bị bệnh trĩ là sưng đau, ngứa rát ở hậu môn, đi đại tiện ra máu, đau rát khi đi đại tiện,… Người mắc bệnh trĩ cần điều trị sớm, điều trị dứt điểm để bệnh không trở nặng và gây ra những biến chứng khôn lường.

Rất nhiều người thắc mắc: Bệnh trĩ có gây đau bụng hay không?
Rất nhiều người thắc mắc: Bệnh trĩ có gây đau bụng hay không?

Bệnh trĩ có đau bụng không?

Bệnh trĩ là căn bệnh biểu hiện ở vị trí hậu môn và trực tràng. Đây là một trong những căn bệnh khiến nhiều người khổ sở vì xuất hiện ở vùng kín, vùng nhạy cảm, khiến người bệnh mang tâm lý e ngại, không dám đến gặp bác sĩ để điều trị.

Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị áp lực, ứ máu dẫn đến phình giãn, tạo ra những búi trĩ. Các búi trĩ ấy gây đau rát tại hậu môn và có thể bị vỡ, chảy máu.

Bệnh trĩ có thể chia ra thành 3 loại chính: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trĩ nội là trường hợp búi trĩ nằm ở bên trong trực tràng, không thể quan sát thấy bằng mắt thường (trừ khi búi trĩ sa ra bên ngoài). Trĩ ngoại là trường hợp búi trĩ xuất hiện ở hậu môn, có thể dễ dàng quan sát thấy. Trĩ hỗn hợp là trường hợp người bệnh có cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại.

Trĩ là tình trạng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị ứ máu, phình giãn, dẫn đến sưng và đau.
Trĩ là tình trạng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị ứ máu, phình giãn, dẫn đến sưng và đau.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là:

  • Ăn uống thiếu chất xơ, ăn nhiều thực phẩm cay nóng;
  • Thừa cân, béo phì;
  • Mang thai;
  • Ngồi nhiều;
  • Đứng nhiều;
  • Lao động nặng trong thời gian dài (khuân vác, tập luyện cử tạ, quần vợt,…);
  • Biến chứng của bệnh u đại trực tràng, u ở tử cung làm cản trở lưu thông máu, gây ra bệnh trĩ;
  • Giao hợp qua đường hậu môn.

Có nhiều người thắc mắc, “khi bị bệnh trĩ thì có bị đau bụng không?”. Chúng tôi trả lời rằng, bệnh trĩ là bệnh liên quan đến lưu thông máu trong tĩnh mạch, động mạch ở trực tràng, hậu môn, không phải là bệnh đường ruột. Do đó, bệnh trĩ không gây ra đau bụng.

Ngồi quá nhiều, ăn uống thiếu chất xơ,... là những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Ngồi quá nhiều, ăn uống thiếu chất xơ,… là những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Những triệu chứng cho biết bạn đang mắc bệnh trĩ là:

  • Sưng đau ở hậu môn;
  • Ngứa, kích thích vùng hậu môn;
  • Hậu môn xuất hiện dịch nhầy gây khó chịu;
  • Hậu môn có khối nhô lên, gây đau rát;
  • Đi đại tiện ra máu;
  • Đau rát khi đi đại tiện.

Khi thấy các triệu chứng trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị. Bệnh trĩ là căn bệnh có thể dễ dàng được điều trị khi bệnh mới khởi phát. Nếu không ngăn chặn kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Người bị bệnh trĩ hoàn toàn không bị đau bụng.
Người bị bệnh trĩ hoàn toàn không bị đau bụng.

Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ

1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị không qua phẫu thuật. Trong trường hợp người bệnh bị trĩ ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định người dùng điều trị nội khoa.

Người bệnh sẽ được bác sĩ kê toa dùng một số loại thuốc uống hoặc thuốc bôi để điều trị tại chỗ. Một số loại thuốc uống như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm,… sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng của bệnh.

Bệnh nhân cũng có thể điều trị bằng thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn, có tác dụng tác động trực tiếp vào búi trĩ, giúp giảm đau, cầm máu, giảm ngứa rát, tiêu viêm, giảm sưng.

Người bệnh có thể điều trị bệnh trĩ bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm,...
Người bệnh có thể điều trị bệnh trĩ bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm,…

2. Điều trị bằng y học cổ truyền

Điều trị bằng y học cổ truyền là phương pháp điều trị được nhiều người lựa chọn hiện nay. Y học cổ truyền là tập hợp các bài thuốc trong sách Đông y, được mang ra nghiên cứu kỹ lưỡng. Bác sĩ y học cổ truyền cũng sẽ trực tiếp thăm khám tình trạng người bệnh, sau đó, cho người bệnh dùng các loại thảo dược để điều trị.

Các bài thuốc y học cổ truyền sẽ giúp người bệnh giảm đau, lưu thông máu tốt hơn, tiêu trĩ, tiêu viêm,… Lưu ý, người dùng cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ y học cổ truyền, không tự ý uống thuốc, bôi thuốc từ các loại lá cỏ như dân gian lưu truyền.

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp dùng thuốc y học cổ truyền cũng là một cách điều trị hiệu quả.
Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp dùng thuốc y học cổ truyền cũng là một cách điều trị hiệu quả.

3. Điều trị tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần phải chăm sóc sức khỏe đúng cách tại nhà để bệnh mau chóng khỏi. Ở một số trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể không cho bệnh nhân dùng thuốc và chỉ hướng dẫn người bệnh chăm sóc, điều trị tại nhà.

Bệnh nhân bị bệnh trĩ nên làm những điều sau:

  • Vệ sinh vùng kín, hậu môn sạch sẽ, tắm gội hàng ngày;
  • Ăn uống đầy đủ chất. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế ăn thức ăn cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ;
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày;
  • Mặc quần rộng rãi, thoải mái;
  • Ngâm rửa hậu môn trong nước muối pha loãng, nước ấm hàng ngày;
  • Tránh dùng rượu bia, thuốc lá, cafein;
  • Ngủ đủ giấc;
  • Hạn chế làm việc nặng;
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Tăng cường vận động, đi bộ, tập thể dục hàng ngày.
Tại nhà, người mắc bệnh trĩ có thể tự điều trị bằng cách tăng cường vận động, ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước mỗi ngày,...
Tại nhà, người mắc bệnh trĩ có thể tự điều trị bằng cách tăng cường vận động, ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước mỗi ngày,…

4. Điều trị ngoại khoa

Ở trường hợp mắc bệnh trĩ quá nặng, búi trĩ sa ra ngoài, sưng to, gây đau và chảy máu, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Có nhiều hình thức phẫu thuật, can thiệp kỹ thuật khác nhau.

Người bệnh có thể điều trị trĩ bằng phương pháp cắt bỏ trĩ, đốt bỏ trĩ, thắt búi trĩ,…

Phẫu thuật điều trị bệnh trĩ là ca phẫu thuật đơn giản. Sau phẫu thuật, vết thương lành lại rất nhanh chóng. Người bệnh cần tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ, chăm sóc sức khỏe đúng cách sau phẫu thuật để mau chóng phục hồi.

Trường hợp bệnh nhân bị trĩ ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Trường hợp bệnh nhân bị trĩ ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Phòng ngừa bệnh trĩ như thế nào?

Bệnh trĩ là căn bệnh đeo bám người bệnh dai dẳng và ai cũng có thể mắc bệnh nếu chăm sóc sức khỏe không đúng cách. Nếu không điều trị bệnh kịp thời và dứt điểm, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gây ra những biến chứng khôn lường.

Từ nguyên nhân, dễ dàng đi tìm giải pháp, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh trĩ bằng những biện pháp sau:

  • Ăn uống đầy đủ chất, ăn nhiều chất xơ, trái cây tươi;
  • Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ;
  • Kiểm soát cân nặng, tránh để béo phì, thừa cân;
  • Uống nước đầy đủ hàng ngày;
  • Tăng cường vận động, tập luyện yoga, thể dục, chơi thể thao, đi bộ hàng ngày;
  • Đối với dân văn phòng, tránh ngồi quá lâu. Nên đứng dậy, vận động, đi lại sau 1 giờ ngồi làm việc;
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu;
  • Phân bố thời gian nghỉ ngơi hợp lý;
  • Tránh để táo bón trong thời gian dài;
  • Tránh đi đại tiện quá lâu;
  • Thận trọng khi quan hệ tình dục qua hậu môn.

Tóm lại, bệnh trĩ không gây ra tình trạng đau bụng ở người bệnh. Trĩ là chứng bệnh xuất hiện ở trực tràng và hậu môn, không liên quan đến đường ruột của người bệnh. Người bệnh trĩ thường có triệu chứng đi đại tiện ra máu, đau rát khi đi đại tiện, sưng đau và ngứa ở hậu môn,…