Bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì, kiêng gì tốt?
Cùng với việc nghiêm tục điều trị theo phác đồ thì người bệnh trào ngược dày thực quản cần kết hợp chế độ ăn uống khoa học. Theo đó nắm vững kiến thức trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì, kiêng gì sẽ giúp bạn đa dạng hóa khẩu phần ăn mỗi ngày. Điều này vừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh lại tránh gây cảm giác nhàm chán.
Nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi với tên khác là trào ngược acid dạ dày. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng trào ngược từng lúc hoặc thường xuyên của acid dịch vị dạ dày lên thực quản.
Người bệnh sẽ thường xuyên phải đối mặt với nhiều triệu chứng rất khó chịu. Điển nhất là ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, khó nuốt, đau tức ngực, khản giọng, miệng tiết nhiều nước bọt…
Để điều trị bệnh lý này, ngoài việc nghiêm túc tuân thủ phác đồ thì bác sĩ khuyến cáo rằng, người bệnh cần ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt là phải chú ý đến chế độ ăn uống, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
Nguyên tắc ăn uống cho người bị trào ngược dạ dày thực quản cần tuân thủ các khuyến nghị sau đây:
- Ưu tiên các loại thực phẩm có tính kiềm, đồng thời có khả năng trung hòa acid dạ dày.
- Hạn chế các thực phẩm kích thích cơ thắt thực quản dưới hay kích thích tăng tiết acid.
- Cần tránh các loại thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ chua, đồ cay nóng, thực phẩm lên men, thịt mỡ, rượu bia cũng như thức uống có ga…
- Có thể chia nhỏ 3 bữa chính ra thành nhiều bữa phụ để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Bổ sung thêm một số loại thực phẩm chứa prebiotic hoặc men vi sinh nhằm kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Không nên nằm nghỉ hoặc vận động quá mạnh ngay khi vừa ăn xong.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần cân bằng hàm lượng dưỡng chất trong các bữa ăn. Điều này tránh việc đáp ứng thiếu nhu cầu dinh dưỡng mà cơ thể cần mỗi ngày. Hãy đảm bảo rằng, mỗi ngày bạn đang ăn đủ 30 – 35 Kcal/kg trọng lượng, 1g/kg protein và không vượt quá 15g chất béo.
Bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?
Để hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh, đồng thời giúp cân bằng acid dịch vị dạ dày, bạn nên ăn các loại thực phẩm sau đây:
1. Bột yến mạch
Đây là thực phẩm chứa nguồn chất xơ rất dồi dào để bạn đáp ứng nhu cầu mà cơ thể cần. Đặc biệt, chất xơ trong bột yến mạch được minh chứng là có khả năng hấp thu lượng acid dư thừa ở trong dạ dày. Từ đó giúp hạn chế được các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Người bệnh có thể sử dụng bột yến mạch để chế biến thành các món ăn cho bữa sáng. Đơn giản như cháo yến mạch, súp yến mạch hay yến mạch trộn sữa… Ngoài ra, khi đang bị trào ngược dạ dày thực quản, bạn còn có thể sử dụng bánh mì hay ngũ cốc nguyên hạt. Bởi chúng có tính chất tương tự, giúp hút bớt acid dịch vị dư thừa.
2. Gừng, nghệ
Đây là 2 loại thực phẩm gia vị rất quen thuộc có tác dụng hỗ trợ chữa lành những tổn thương trên đường tiêu hóa. Gừng có tính kháng viêm tự nhiên rất mạnh mẽ, có thể ức chế nhanh triệu chứng ợ nóng, ợ hơi cùng một số vấn đề tiêu hóa khác.
Còn nghệ thì có chứa hàm lượng lớn hoạt chất curcumin với tác dụng ức chế tiết acid dạ dày. Từ đó hỗ trợ làm giảm một số triệu chứng trào ngược. Cả gừng và nghệ đều có thể sử dụng trực tiếp hoặc khéo léo kết hợp làm tăng hương vị cho nhiều món ăn.
3. Rau củ và trái cây noncitrus
Rau củ là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong bất cứ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh nào, bởi nó rất dồi dào chất xơ và dễ tiêu hóa. Thêm vào đó, hàm lượng đường và chất béo trong nhóm thực phẩm này rất thấp nên có thể giúp làm giảm bớt acid dạ dày dư thừa.
Các loại rau củ được khuyên dùng khi bị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:
- Dưa chuột
- Bông cải xanh
- Khoai tây
- Măng tây
- Cải xoăn
- Rau bina
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên rằng người bệnh nên bổ sung thêm các loại trái cây noncitrus để đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Nhóm trái cây noncitrus thường ít gây ra các triệu chứng trào ngược so với trái cây có hàm lượng acid cao. Đồng thời nó có thể hỗ trợ thêm cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
Một số loại trái cây noncitrus được khuyến khích sử dụng là:
- Chuối
- Lê
- Táo
- Dưa
4. Chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh đúng như tên gọi của nó, chính là nhóm thực phẩm lành mạnh được khuyến khích sử dụng. Trước vấn đề trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì thì đây chính là một câu trả lời hoàn hảo.
Khác với chất béo no, nhóm chất béo này không chỉ dễ tiêu hóa mà còn hỗ trợ làm giảm triệu chứng trào ngược. Ngoài ra, đây còn là nguồn năng lượng hữu ích cho sức khỏe tim mạch, đồng thời giúp cải thiện và tăng cường trí nhớ.
Chất béo lành mạnh có nhiều trong các loại thực phẩm sau:
- Quả óc chó
- Dầu oliu
- Hạt lanh
- Dầu hướng dương
- Quả bơ
- Các loại cá béo
5. Lòng trắng trứng
Khi đang bị trào ngược dạ dày thực quản thì việc ăn lòng đỏ trứng sẽ không được khuyến khích. Tuy nhiên đối với lòng trắng trứng thì hoàn toàn ngược lại.
Mặc dù hàm lượng protein không cao như lòng đỏ nhưng lòng trắng lại chứa rất ít chất béo. Điều này sẽ đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng lại không làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng trào ngược.
6. Protein lành mạnh
Nếu không biết nên ăn gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản thì bạn hãy nghĩ ngay đến nhóm thực phẩm giàu protein lành mạnh. Đây cũng là nhóm thực phẩm rất dễ tiêu hóa, đồng thời hạn chế dược tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày.
Nhờ đó mà các thực phẩm giàu protein lành mạnh có thể giúp dạ dày giảm áp lực co bóp. Đồng thời hạn chế tiết acid cũng như tránh phát sinh các triệu chứng trào ngược khó chịu.
Nguồn protein lành mạnh có nhiều trong các thực phẩm sau đây:
- Thịt trắng
- Hạnh nhân
- Cá hồi
- Đậu nành
- Đậu lăng
Nên kiêng gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản
Thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thực phẩm khi dung nạp vào cơ thể sẽ kích thích dạ dày tăng tiết acid. Điều này khiến cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng thêm.
Chính vì thế, người bệnh cần chú ý tránh những loại thực phẩm sau khi đang bị trào ngược dạ dày thực quản:
1. Rượu bia và thức uống có gas
Đây là nhóm thức uống được khuyến cáo là không nên sử dụng ngay cả khi dạ dày của bạn hoạt động tốt. Nếu đang bị trào ngược dạ dày thực quản thì cần kiên quyết loại bỏ chúng ra khỏi chế độ dinh dưỡng.
Rượu bia và các thức uống có gas, có cồn hay chất kích thích sẽ làm tăng nguy cơ gặp các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng. Ngoài ra, các thành phần độc hại có trong thức uống này còn bào mòn chất nhầy bảo vệ niêm mạc. Từ đó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Riêng đối với thức uống có gas thì làm lượng carbonate trong nó chính là tác nhân gây ra tình trạng tích tụ khí ở trong dạ dày. Điều này đã khiến dạ dày phải chịu thêm áp lực và nhanh chóng kích hoạt triệu chứng trào ngược.
2. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Khác với chất béo lành mạnh, nhóm chất béo bão hòa thường rất khó tiêu và ở lại trong dạ dày lâu hơn sau khi dung nạp. Điều này cũng sẽ khiến cho dạ dày phải co bóp nhiều hơn, đồng thời tiết ra nhiều dịch vị hơn.
Ngoài ra, dung nạp nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa còn gây mất kiểm soát cơ vòng thực quản. Từ đó khiến các triệu chứng trào ngược càng thêm nặng nề.
Khi đang bị trào ngược dạ dày thực quản, cần tránh các thực phẩm giàu chất béo bão hòa sau đây:
- Mỡ động vật
- Nội tạng động vật
- Thức ăn chế biến sẵn
- Phô mai
- Thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ
3. Đồ ăn chua, cay
Các loại thực phẩm chua cay, hay thức ăn lên men chính là tác nhân phổ biến khiến dạ dày tiết nhiều acid hơn. Từ đó làm cho các triệu chứng như chướng bụng, ợ chua, đầy hơi diễn ra với tần suất dày đặc hơn.
Để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị, người bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần tránh ăn đồ cay nóng, đồ chua. Đồng thời hạn chế sử dụng các loại gia vị như hạt tiêu, ớt hay dấm trong chế biến món ăn.
4. Thức uống chứa cafein
Trà và cà phê là 2 loại thức uống chứa cafein được ưa chuộng nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu đang bị trào ngược dạ dày thực quản thì các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn không nên dùng.
Cafein không chỉ kích thích dạ dày sản xuất nhiều acid mà còn làm suy giảm trương lực co thắt cuẩ dạ dày. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các triệu chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên với mức độ nặng nề hơn.
5. Trái cây có múi
Trái cây được biết đến là nhóm thực phẩm lành mạnh với hàm lượng vitamin cao ngất ngưởng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những loại trái cây có múi lại không được khuyến khích trong chế độ ăn của bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.
Bởi trái cây có múi thường chứa hàm lượng acid cao, có thể khiến các triệu chứng trào ngược phát sinh thường xuyên hơn. Cam, chanh, bưởi, quýt, khế… là những trái cây bạn nên tránh. Thêm vào đó, các chuyên gia cho rằng cà chua hay dứa cũng không tốt cho bạn lúc này.
6. Socola
Đây là một loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, thậm chí socola không đường còn xuất hiện trong chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nó lại không tốt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản.
Cũng giống như cafein, thành phần trong socola có thể khiến dạ dày tăng tiết acid. Đặc biệt là Methylxanthine trong socola còn làm giãn cơ thắt ở giữa dạ dày và thực quản. Đây chính là lý do khiến cho các triệu chứng trào ngược trở nên dữ đội hơn.