Bệnh viêm da tiếp xúc – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Bệnh viêm da tiếp xúc là tình trạng phát ban khiến người bệnh bị đỏ da, nổi sần, xung huyết, ngứa khi tiếp xúc với các chất kích ứng hoặc dị ứng. Bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả và an toàn nhất sẽ được cung cấp chi tiết, đầy đủ có trong nội dung bài viết này. Ngoài ra, Bác sĩ Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu sẽ gợi ý cách chữa viêm da tiếp xúc hiệu quả nhất từ bài thuốc bí truyền đã được dày công nghiên cứu.
Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm da tiếp xúc là kết quả khi da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc kích thích. Đôi khi việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng gây ra các triệu chứng được gọi là viêm da ánh sáng.
Viêm da tiếp xúc có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, trong đó nguy hiểm nhất là đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh: Cần đặc biệt thận trọng, bởi hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất non yếu nên dễ bị kích ứng bởi các yếu tố dị nguyên. Tình trạng viêm da tiếp xúc ở đối tượng này dễ phát triển nặng và để lại những di chứng trên da của trẻ.
- Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Xảy ra khá phổ biến và hầu hết chỉ gây những triệu chứng tại chỗ như phát ban, mẩn ngứa, mụn nước… Tuy nhiên nếu không được điều trị cẩn thận có thể dẫn tới lở loét, nhiễm trùng, để lại di chứng trên da.
Bệnh nếu không được điều trị sớm và đúng cách tình trạng ngứa sẽ ngày càng nghiêm trọng. Phản ứng ngứa – gãi gây tổn thương da, dễ nhiễm khuẩn, mưng mủ, bội nhiễm. Tình trạng bội nhiễm rất khó điều trị. Sau điều trị thường để lại sẹo hoặc vùng da đổi màu vĩnh viễn.
Một số trường hợp bị viêm da thần kinh khi tổn thương do viêm da tiếp xúc xảy ra tại khu vực tập trung nhiều dây thần kinh. Vùng da tổn thương dày lên, biến đổi màu da ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, tâm lý của người bệnh.
Viêm da tiếp xúc có lây không? Có để lại sẹo không?
Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng chuyên khoa Da liễu – Trung tâm Thuốc dân tộc, viêm da tiếp xúc không có khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến cơ địa và hệ miễn dịch, không phải do vi khuẩn, virus gây ra nên không có khả năng phát tán mầm bệnh.
Trường hợp nhiều người cùng sinh sống và làm việc, tiếp xúc với môi trường, hóa chất, các tác nguyên gây bệnh. Người có hệ miễn dịch tốt, cơ địa chống dị ứng đủ sức chống lại tác nguyên dị ứng thường không mắc bệnh. Ngược lại, người miễn dịch kém, cơ địa nhạy cảm là đối tượng dễ bị mắc bệnh.
Do đó, các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp có thể làm tăng nguy cơ viêm da tiếp xúc. Và các nhóm nghề nghiệp đối tượng dễ mắc bệnh bao gồm:
- Nhân viên nha khoa
- Thợ cơ khí
- Thợ làm tóc và thẩm mỹ
- Thợ lặn, nhân viên hồ bơi
- Người làm vườn hoặc nhân viên nông nghiệp
- Đầu bếp hoặc những người tiếp xúc với thức ăn
- Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em
Viêm da tiếp xúc có thể để lại sẹo nếu tổn thương sâu, bội nhiễm đồng thời để lại vết thâm. Trong trường hợp bệnh nhân bị cơ địa sẹo lồi có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
Triệu chứng viêm da tiếp xúc và phân loại bệnh
Viêm da tiếp xúc thường xảy ra ở các khu vực tiếp xúc với tác nhân phản ứng. Phát ban có thể phát triển trong vòng vài phút đến vài giờ và kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Phát ban trên da
- Ngứa
- Da khô, nứt nẻ, bong vảy
- Xuất hiện các vết sưng và nổi mụn nước. Đôi khi có thể rò rỉ dịch và đóng vảy
- Sưng, nóng, mưng mủ hoặc đau tại vị trí bị tổn thương
Phân loại viêm da tiếp xúc
Dựa vào đặc điểm bệnh học có thể phân chia viêm da tiếp xúc thành các thể bệnh sau:
Về cơ bản có hai loại gồm:
- Viêm da tiếp xúc kích ứng: Là loại thường xuyên xảy ra khi da chạm vào hóa chất hoặc trải qua quá trình ma sát.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Là phản ứng của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Loại viêm da này ít khi phổ biến.
- Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Là tình trạng vùng tổn thương bị nhiễm trùng sau viêm nhiễm do tiếp xúc với tác nhân dị ứng.
Các vị trí dễ mắc viêm da tiếp xúc
- Viêm da tiếp xúc ở tay: Đây là vị trí rất phổ biến, bởi tay là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài môi trường.
- Viêm da tiếp xúc ở mặt: Cũng thường xảy ra, bởi vùng mặt là bộ phận ít được che chắn trên cơ thể, do đó dễ tiếp xúc với các dị nguyên ngoài môi trường.
- Viêm da tiếp xúc ở bộ phận sinh dục: Ít gặp hơn, tuy nhiên gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ khi bạn gặp các dấu hiệu sau:
- Phát ban nghiêm trọng dẫn đến mất ngủ hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
- Phát ban đột ngột gây đau đớn và lan rộng ra xung quanh.
- Tình trạng không thuyên giảm sau 3 tuần.
- Phát ban liên quan đến khuôn mặt hoặc bộ phận sinh dục.
Trong các tình huống sau, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất:
- Có dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm xuất hiện mủ hoặc máu từ các mụn nước.
- Phổi, mắt bị đau và viêm.
- Niêm mạc miệng và đường tiêu hóa có dấu hiệu bị tổn thương.
Nguyên nhân bệnh thường gặp
Viêm da tiếp xúc sẽ xuất hiện khi da tiếp xúc với các yếu tố kích ứng. Yếu tố này thường đến từ môi trường sinh sống và làm việc.
Nguyên nhân do tiếp xúc kích ứng
Đây là loại viêm da tiếp do xúc phổ biến nhất. Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này bao gồm:
- Hóa chất hoặc dung môi
- Tiếp xúc với rượu
- Chất tẩy trắng hoặc thuốc tẩy
- Dầu gội
- Không khí, bụi, mùn cưa
- Phấn hoa, côn trùng hoặc thuốc trừ sâu
Nguyên nhân do tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra khi da bạn nhạy cảm và gây ra các phản ứng miễn dịch. Nó thường chỉ ảnh hưởng đến khu vực tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, chất dị ứng có thể đi vào cơ thể thông qua thức ăn, thuốc uống, hương liệu,… và gây ra các triệu chứng dị ứng toàn thân.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng bao gồm:
- Niken có trong đồ trang sức, móc khóa,…
- Thuốc kháng sinh hoặc histamin đường uống.
- Hóa chất trong các sản phẩm như nước hoa, mỹ phẩm, nước súc miệng,…
- Formaldehyde có trong các chất bảo quản, khử trùng.
- Sản phẩm chăm sóc cá nhân như sữa tắm, mỹ phẩm,…
- Các sản phẩm gây ra phản ứng khi tiếp xúc với ánh nắng như kem chống nắng hoặc thuốc chống nắng.
Cách điều trị bệnh viêm da tiếp xúc phổ biến hiện nay
Viêm da tiếp xúc có biểu hiện kéo dài nhiều hơn 3 tuần, ngày càng nghiêm trọng hoặc tái phát liên tục, bạn cần lựa chọn được giải pháp điều trị phù hợp để tránh những tổn thương da và biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 1 số cách phổ biến được người bệnh áp dụng.
1. Chữa viêm da tiếp xúc tại nhà
Phát ban có thể biến mất sau một thời gian ngừng tiếp xúc với các tác nhân gây viêm da. Do đó tốt nhất người bệnh nên xác định và tránh xa các nguyên nhân gây dị ứng. Người bệnh cũng có thể xử lý vị trí dị ứng bằng một ít xà phòng diệt khuẩn và nước sạch. Điều này có thể giảm nhẹ các cơn ngứa và ngăn ngừa phát ban lan rộng.
Ngoài ra, người bệnh có thể lựa chọn một số cách khắc phục tại nhà khác như:
- Thuốc mỡ bôi chống ngứa cho vùng da bệnh.
- Tắm bột yến mạch hoặc đắp bột yến mạch vào khu vực tiếp xúc.
- Sử dụng thuốc kháng histamin không kê đơn.
- Tránh làm trầy xước khu vực viêm da để hạn chế các vấn đề nhiễm trùng.
- Chườm lạnh trong 30 phút, 3 lần một ngày.
- Sử dụng dung dịch axit tự nhiên như nước chanh hoặc giấm để chống lại tác nhân gây viêm da.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần nhận sự chăm sóc y tế. Bác sĩ có thể kê toa thuốc mỡ, kem hoặc thuốc đặc trị khác.
2. Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc
Nếu tình trạng viêm da không được cải thiện sau 2 – 3 ngày chăm sóc tại nhà hoặc khi các triệu chứng trở nên nguy hiểm, bạn nên thăm khám để được bác sĩ xác định tác nguyên gây bệnh và kê đơn thuốc phù hợp. Điều trị y tế cho vấn đề viêm da tiếp xúc bao gồm:
Thuốc Corticosteroid:
Một số loại thuốc Corticosteroid có thể được kê đơn để chống viêm ở khu vực bị ảnh hưởng. Đây là thuốc có sẵn ở dạng kem hoặc thuốc mỡ.
Nếu tình trạng viêm da nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê thuốc Corticosteroid dạng tiêm tĩnh mạch hoặc dạng uống.
Thuốc kháng histamin:
Đây là loại thuốc sẽ được kê đơn cho các trường hợp viêm da dai dẳng.
Các loại thuốc này có thể làm dịu các cơn ngứa và thường được sử dụng liên tục trong 2 – 4 tuần.
3. Điều trị viêm da tiếp xúc bằng Đông y lành tính
Theo Y học cổ truyền, viêm da tiếp xúc có căn nguyên do cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, tà độc xâm nhập, uất tụ trên da, hóa nhiệt, gây huyết nhiệt, huyết ứ, khí huyết rối loạn. Các tác nguyên dị ứng bên ngoài môi trường, thực phẩm, côn trùng, thực vật… có cơ hội gây hại cho da. Bệnh thường xảy ra ở người có hệ miễn dịch yếu, cơ địa nhạy cảm, chức năng phủ tạng suy giảm.
Vì vậy, điều trị viêm da tiếp xúc, Đông y dùng pháp giải thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, tăng cường chức năng tạng phủ và hệ miễn dịch. Cơ chế trị bệnh tập trung giải quyết căn nguyên, điều trị triệu chứng và làm lành tổn thương trên da.
Thanh bì dưỡng can thang – Giải pháp điều trị viêm da tiếp xúc toàn diện từ thảo dược Đông y
Bài thuốc thảo dược Đông y điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả và an toàn được nhiều người tin dùng hiện này là Thanh bì Dưỡng can thang. Bài thuốc do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế. Thanh bì Dưỡng can thang sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội không có ở bất cứ bài thuốc hoặc phương pháp trị liệu nào khác.
➡️ Kế thừa, kết nối Y học cổ truyền và nghiên cứu hiện đại
Thanh bì Dưỡng can thang kế thừa nhiều bài thuốc cổ phương bí truyền được sưu tầm trong dân gian, các danh y lừng danh, các tộc người bản địa. Công thức bí truyền được nghiên cứu và hoàn thiện trong công trình nghiên cứu khoa học bài bản. Trực tiếp thực hiện công tác sưu tầm và nghiên cứu là đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành. Trong đó có tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược cổ truyền dân tộc – Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện YHCT TƯ.
Bài thuốc phù hợp với thể bệnh, thể trạng, cơ địa người hiện đại. Hiệu quả điều trị được đánh giá cao và là giải pháp vàng cho nhiều bệnh viêm da từ thảo dược. Sự kết nối tinh hoa YHCT ngàn đời và y học hiện đại đã mang lại kết quả điều trị ngoài mong đợi. Trên 95% bệnh nhân hồi phục sau 2 – 3 tháng điều trị, hiệu quả lâu dài, hạn chế tái phát trong nhiều năm sau. Số ít còn lại thuyên giảm chậm do sử dụng nhiều thuốc cùng lúc khả năng đáp ứng thuốc kém, không tuân thủ điều trị.
➡️ Điều trị bên trong làm lành tổn thương bên ngoài
Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc hiếm có khi kết hợp thuốc uống, thuốc bôi và ngâm rửa cho hiệu quả toàn diện. Thuốc uống đi sâu tác động trực tiếp đến cơ địa, hệ miễn dịch, tạng phủ giúp giải độc, bồi bổ và lưu thông khí huyết, tăng cường chức năng gan, thận, tăng sức mạnh miễn dịch chống dị ứng. Bài thuốc uống điều trị viêm da tiếp xúc từ căn nguyên, ngăn tái phát.
Song song với giải quyết căn nguyên, bài thuốc ngâm rửa phát huy công dụng: Sát khuẩn, giảm ngứa, loại bỏ tác nguyên gây bệnh, tiêu viêm, hỗ trợ làm lành và khô xe tổn thương, khoanh vùng tổn thương.
Trong khi đó, tinh chất bôi thảo dược làm dịu cảm giác nóng rát vùng da bị viêm, dưỡng da, lành tổn thương, liền sẹo, tái tạo, phục hồi da và làm đều màu da vùng tổn thương, cân bằng PH, tăng cường hàng rào bảo vệ tự nhiên của da.
➡️ Thanh bì Dưỡng can thang hạn chế tái phát và an toàn tuyệt đối
Cơ chế điều trị từ sâu căn nguyên bên trong, ổn định cơ địa, tăng khả năng chống dị ứng của cơ thể. Đồng thời, tăng cường khả năng phòng vệ của da với các tác nhân bên ngoài. Thanh bì Dưỡng can thang hạn chế thấp nhất khả năng tái phát, kéo dài thời gian tái phát trong nhiều năm nếu duy trì điều trị dự phòng và tuân thủ tư vấn của bác sĩ.
Bài thuốc có thành phần 100% các thảo dược quý như: Tang bạch bì, Bồ công anh, Kim ngân hoa, Ô liên rô, Mò trắng, Lá trầu không… và hàng chục dược liệu khác. Toàn bộ dược liệu được cung ứng từ dự án quy hoạch và phát triển dược liệu sạch quy chuẩn GACP – WHO của Trung tâm Thuốc dân tộc. Một phần dược liệu được nhập và kiểm định tại Công ty CP Dược phẩm Trung ương.
Với công thức thành phần ưu việt, được nghiên cứu và kiểm định kỹ lưỡng, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã được hàng nghìn bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để điều trị. Đồng thời nhiều đầu báo uy tín trên cả nước đã biết đến và đưa tin về bài thuốc này.
Đặc biệt, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang còn được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu trên sóng truyền hình.
>> Xem chi tiết: Phần giới thiệu bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đặc trị viêm da trên VTV2
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được bác sĩ YHCT đầu ngành trực tiếp thăm khám, xác định chính xác nguyên căn, tác nguyên gây viêm da. Từ đó, bác sĩ gia giảm vị thuốc và tư vấn điều trị phù hợp. Nhờ đó, điều trị viêm da tiếp xúc bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang tại Trung tâm Thuốc dân tộc an toàn tuyệt đối, 100% bệnh nhân không gặp tác dụng phụ.
Viêm da tiếp xúc kiêng gì, ăn gì theo lời khuyên bác sĩ
Bên cạnh phương pháp chữa bệnh, người bệnh nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt và cách chăm sóc da để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Thực phẩm người bệnh viêm da tiếp xúc nên ăn: Các loại rau xanh đậm như rau cải bó xôi, súp lơ xanh… Các loại củ, quả chứa nhiều vitamin C, E, A… như cam, bưởi, cà rốt, xoài… Các loại ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch… Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, uống thêm các loại nước ép hoa quả…
Viêm da tiếp xúc nên kiêng ăn các loại thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng như tôm, cua, ghẹ… Tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, rượu, bia, thuốc lá, đồ ngọt, thịt béo… làm kích hoạt cơ địa dị ứng, tăng cảm giác ngứa, các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Đồng thời, người bệnh nên kiêng, tránh những vấn đề sau:
- Không nên tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, các chất khử mạnh. Khi tiếp xúc phải đeo đồ bảo hộ.
- Hạn chế sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng, mỹ phẩm.
- Tránh tiếp xúc với các tác nguyên bệnh như lông động vật, phấn hoa, côn trùng…
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, dưỡng ẩm da bằng kem dưỡng da phù hợp.
- Bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết.
- Hạn chế tiếp xúc với nắng, tránh căng thẳng, stress.
- Tích cực vận động cơ thể
Hãy liên hệ với Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc nếu bạn đang có các triệu chứng viêm da tiếp xúc. Đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành của chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc bạn gặp phải và tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả hoàn toàn từ thảo dược. Bác sĩ Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu với hơn 20 năm trong nghề sẽ giúp bạn chẩn đoán và tư vấn điều trị bước đầu hiệu quả nhất thông qua hình ảnh, thông tin bệnh nhân cung cấp.