Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? Người trẻ có bị không?

Trĩ là căn bệnh thường gặp và là nỗi ám ảnh của hầu hết mọi đối tượng bởi nó khiến người bệnh cực kỳ khó chịu. Hiện nay con số bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngày càng tăng và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, không loại trừ một đối tượng nào. Vậy bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào, người trẻ có dễ bị trĩ hay không, đâu là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất hiện nay.

Bệnh trĩ thường gặp ở đối tượng nào là thắc mắc của nhiều người
Bệnh trĩ thường gặp ở đối tượng nào là thắc mắc của nhiều người

Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào?

Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, hiện nay có hơn 50% dân số mắc bệnh trĩ, đây là con số đáng báo động. Tùy vào mức độ bệnh mà ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của mỗi người là không giống nhau. 

Trước đây, đa phần tỷ lệ mắc bệnh trĩ hầu như chỉ rơi vào những người ở độ tuổi trung niên, từ 50 trở lên. Tuy nhiên hiện nay, con số này đã có sự thay đổi rõ rệt. Theo thống kê, trĩ cũng thường xuất hiện ở người trong độ tuổi 35 – 40, thậm chí những bạn trẻ đang độ tuổi đi học cũng mắc căn bệnh này. 

Bệnh trĩ thường gặp ở những độ tuổi sau đây:

  • Người trong độ tuổi 45 – 65: Trong đó, tỷ lệ người mắc bệnh trong độ tuổi từ 51- 60 là 74,1%; tỷ lệ người mắc bệnh sau tuổi 60 là 75,5%. Đây là độ tuổi dễ mắc bệnh nhất do hệ thống hậu môn – trực tràng lão hóa, giảm khả năng đàn hồi và suy yếu. Bên cạnh đó, độ tuổi này cũng dễ mắc các bệnh xương khớp, bệnh tuổi già,  bệnh trĩ do ít vận động, sức khỏe suy yếu.
  • Người trên tuổi 20: Những người trong độ tuổi này có sức khỏe tốt, cơ thể còn khả năng đàn hồi, lẽ ra sẽ không phải là nhóm đối tượng dễ mắc trĩ. Tuy nhiên, do thói quen ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều đường bột thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia. Hơn nữa, còn do thói quen ít vận động, hay gặp các vấn đề về tiêu hóa nhất là táo bón nên dễ bị trĩ. 
  • Trẻ nhỏ: Ngày nay, trẻ nhỏ cũng là độ tuổi dễ mắc bệnh trĩ. Do trẻ lười ăn rau xanh, thích độ ăn nhanh, không biết cách giữ sạch sẽ vùng hậu môn. Hơn nữa, cha mẹ tạo thói quen không tốt cho trẻ để trẻ vừa ăn vừa xem phim, chơi game dẫn đến rối loạn tiêu hóa, táo bón thường xuyên tạo điều kiện cho bệnh trĩ hình thành. 

Người trẻ có bị mắc bệnh trĩ không?

Như đã đề cập, nhóm tuổi từ 20 trở lên cũng rất dễ mắc bệnh trĩ. Theo thống kê, có đến 60% người trẻ mắc trĩ. Điều này thật ra cũng không khó lý giải, sở dĩ độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa là do những nguyên nhân sau đây:

  • Đặc thù công việc: Hiện nay, các công việc văn phòng, phải ngồi, đứng một chỗ ngày càng nhiều. Do làm việc ở một tư thế quá lâu khiến máu khó lưu thông tạo điều kiện cho búi trĩ phát triển.
  • Lười uống nước: Đa số các bạn trẻ đều không ý thức được tầm quan trọng của nước với cơ thể. Việc lười uống nước ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất, gây thiếu nước, khó tiêu hóa thức ăn, phân vón cục dễ táo bón làm búi trĩ bị đẩy ra ngoài gây bệnh.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Đáng báo động hiện nay chính là chế độ ăn uống của người trẻ. Do thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, rượu bia chất kích thích chế độ ăn thiếu chất xơ, ít rau củ quả gây rối loạn tiêu hóa, cơ thể thiếu nước, phân khô cũng là nguyên nhân gây trĩ.
  • Đi đại tiện chưa đúng cách: Do thói quen nhịn đại tiện hoặc đi vệ sinh quá lâu, vừa đi ngoài vừa sử dụng điện thoại gây áp lực lên vùng hậu môn làm các búi trĩ dễ xuất hiện.
  • Béo phì: Áp lực của cân năng khiến quá trình lưu thông máu qua hậu môn gặp nhiều khó khăn khiến các búi trĩ sưng phồng lâu ngày dễ hình thành bệnh trĩ.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh trĩ?

Sau khi đã tìm hiểu bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào, bạn cũng nên nắm được các nhóm đối tượng dễ mắc căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Theo các chuyên gia, những người dễ mắc bệnh trĩ bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai và sinh con: Là đối tượng dễ mắc trĩ nhất do việc mang thai, sinh nở khiến hậu môn và trực tràng chịu nhiều áp lực từ kích thước của thai nhi. Hơn nữa, trong giai đoạn mang bầu, bà bầu thường xuyên bị táo bón nên rất dễ mắc bệnh.
  • Người ít vận động hoặc lao động nặng nhọc: Người thường xuyên ngồi một chỗ như nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, người lái xe là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Ngoài ra, những người thường xuyên lao động nặng nhọc như công nhân, thợ xây, bốc vác… cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh. 
  • Người thường gặp các vấn đề về đường ruột: Nếu thường xuyên gặp các vấn đề về đường ruột, hậu môn, trực tràng như táo bón, tiêu chảy trong thời gian dài, thì cũng rất dễ mắc bệnh trĩ. 

Tác hại của bệnh trĩ

Bệnh trĩ cần được sớm thăm khám và điều trị
Bệnh trĩ cần được sớm thăm khám và điều trị

Trĩ là căn bệnh già không thương, trẻ không tha, nếu lơ là chủ quan với tình trạng bệnh mà không sớm điều trị, bệnh có thể gây ra các tác hại sau:

  • Thiếu máu là triệu chứng thường gặp của bệnh
  • Nghẹt búi trĩ do động mạch không ngừng đưa máu vào khiến búi trĩ to cứng và đau hơn, nghiêm trọng hơn có thể gây nhiễm trùng máu với nguy cơ tử vong cao
  • Rối loạn chức năng hậu môn dẫn đến đại tiện không tự chủ
  • Viêm nhiễm vùng hậu môn gây ngứa ngáy khó chịu, tạo điều kiện cho các bệnh về da phát triển
  • Nguy cơ ung thư trực tràng do viêm nhiễm ở hậu môn lây lan sang trực tràng
  • Suy giảm chức năng tình dục do thường xuyên khó chịu ở vùng hậu môn.

Phòng ngừa bệnh trĩ cho mọi đối tượng

Có thể thấy, người trẻ cũng là nhóm tuổi dễ mắc trĩ. Do đó, cách tốt nhất là nên áp dụng các biện pháp phòng tránh sau đây:

  • Thường xuyên vận động, cứ 1 – 2 tiếng thì đi lại 5 phút để máu lưu thông. Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ gây áp lực lên hậu môn.
  • Hạn chế căng thẳng mệt mỏi, tránh làm việc quá lao lực để không ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể nhất là hệ tiêu hóa.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giúp tăng cường hoạt động của nhu động ruột, nhuận tràng, chống táo bón.
  • Uống nhiều nước, tốt nhất là 2 – 2,5 lít nước/ngày.
  • Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, chất kích thích để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. 
  • Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, khoa học, tránh rặn quá mức, tránh nhịn đại tiện để tránh tình trạng táo bón.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. 

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào, đối tượng nào và cách phòng tránh. Khi có các dấu hiệu bệnh, nên nhanh chóng thăm khám để được các bác sĩ tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên chủ quan, lơ là trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể mình.