Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn? Phân tích chi tiết
Có người cho rằng chỉ nội nặng hơn trĩ ngoại vì khó phát hiện. Số còn lại thì cho rằng trĩ ngoại nặng hơn vì tác động trực tiếp và thường xuyên đến người bệnh. Để biết được bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn cần dựa trên nhiều góc độ.
Khái quát về bệnh trĩ
Bệnh trĩ hình thành do các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn mất đàn hồi và bị phình giãn quá mức. Chúng tạo thành các búi trĩ, có thể gây đau rát và và xuất huyết khi đại tiện. Dựa vào vị trí búi trĩ, người ta chia bệnh này thành trĩ nội và trĩ ngoại.
Trĩ nội
Hình thành ở trong đường lược và trên bề mặt lớp niêm mạc hậu môn. Trong các búi trĩ này không có dây thần kinh cảm giác nên nó thường không gây đau. Trĩ nội được phân thành 4 cấp độ:
- Cấp độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
- Cấp độ 2: Bình thường búi trĩ vẫn nằm trong ống hậu môn. Nhưng nó sẽ sa ra ngoài lúc đại tiện.
- Cấp độ 3: Khi đại tiện hoặc ngồi xổm, chúng sẽ sa ra ngoài nhưng không tự co lại được. Người bệnh phải dùng tay đẩy vào.
- Cấp độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ở ngoài ống hậu môn và có thể gây nghẹt bộ phận này.
Trĩ ngoại
Ngoài nguyên nhân các tĩnh mạch bị chèn ép quá mức thì tình trạng nhiễm trùng hậu môn cũng có thể dẫn đến sự hình thành trĩ ngoại. Búi trĩ xuất hiện ở dưới đường lược và nằm ở lớp biểu mô lát tầng.
Trĩ ngoại không chia thành các cấp độ như trĩ nội. Đồng thời, nó sẽ gây đau rát và khó chịu cho người bệnh ngay từ lúc hình thành.
Trĩ nội dễ phát hiện hơn trĩ ngoại
Trĩ nội phức tạp hơn trĩ ngoại vì có nhiều cấp độ khác nhau. Mỗi cấp độ lại có biểu hiện khác nhau. Nếu không thực hiện các kỹ thuật thăm khám định kỳ, người ta rất khó phát hiện được trĩ nội ở giai đoạn 1 và 2. Còn đối với trĩ ngoại thì khác. Người bệnh có thể dễ dàng phát hiện ngay từ giai đoạn đầu.
Biểu hiện của trĩ nội
- Cấp độ 1: Đại tiện có máu trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Trường hợp nặng, máu có thể nhỏ giọt hoặc bắn thành tia. Đi kèm với đó có thể là cảm giác đau rát và ngứa hậu môn. Đồng thời, bệnh nhân cũng sẽ bị táo bón kéo dài.
- Cấp độ 2: Lượng máu ra nhiều hơn khi đại tiện. Bệnh nhân có thể sờ thấy một một cục thịt nhỏ lòi ra khi đi đại tiện. Nhưng sau đó, nó sẽ tự co lên.
- Cấp độ 3: Lượng máu ít hơn cấp độ 2 nhưng búi trĩ không còn khả năng tự co lại. Cảm giác đau rát có thể xuất hiện ngay cả khi không đi đại tiện.
- Cấp độ 4: Cảm giác đau đớn và chảy máu ở hậu môn sẽ nhiều hơn dù bình thường hay khi đi đại tiện. Không thể dùng tay đẩy búi trĩ vào trong. Đây đồng thời cũng là giai đoạn rất dễ bị nhiễm trùng, thậm chí hoại tử búi trĩ.
Biểu hiện bệnh trĩ ngoại
Biểu hiện ban đầu của bệnh trĩ ngoại là cộm và vướng ở hậu môn. Sau một thời gian thì búi trĩ sưng và gây đau rát. Bệnh phát triển nặng khi búi trĩ to và nằm ngay lỗ hậu môn. Ở vị trí này, búi trĩ vừa dễ bị viêm nhiễm vừa ngăn cản quá trình đào thải phân tự nhiên của cơ thể. Khi đó, nó sẽ chảy máu và khiến người bệnh cảm thấy đau rát dữ dội, kể cả không đi đại tiện.
Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn?
Dựa vào cấp độ và biểu hiện của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, nhiều người cho rằng trĩ nội nặng hơn trĩ ngoại. Căn cứ này không đủ để khẳng định. Bởi thực tế, có rất nhiều trường hợp bị trĩ ngoại nhưng mức độ gây nguy hiểm đến tính mạng nhiều hơn người mắc trĩ nội.
Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn. Bởi bệnh tình nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có thể trạng, thời gian phát hiện, biện pháp điều trị, chế độ ăn uống và sinh hoạt…
Biến chứng bệnh trĩ nội và trĩ ngoại
Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhau nếu không kịp thời điều trị. Các biến chứng hay gặp phải là:
- Áp xe hậu môn.
- Thiếu máu.
- Nhiễm trùng máu.
- Ung thư hậu môn – trực tràng.
- Hoại tử hậu môn.
- Giảm ham muốn tình dục.
Ngoài ra, bệnh trĩ, dù là trĩ nội hay trĩ ngoại đều gây đảo lộn sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Cảm giác đau rát, ngứa ngáy, thậm chí là mất máu kéo dài có thể gây mất ngủ, ăn không ngon và suy nhược cơ thể trầm trọng. Bên cạnh đó, bệnh còn ảnh hưởng nhiều đến tâm lý. Nhiều người không còn tự tin khi gần gũi bạn tình và khiến cho đời sống tình dục rơi vào bế tắc.
Do đó, khi mắc bệnh trĩ, thay vì băn khoăn với câu hỏi trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn. Bạn nên dành nhiều thời gian và công sức quan tâm các biện pháp chữa bệnh trĩ cũng như làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ.