Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật? (trĩ nội, ngoại và hỗn hợp)

Không phải lúc nào bị bệnh trĩ cũng cần phẫu thuật. Nếu dùng không đúng phương pháp, chẳng những gây lãng phí tiền của mà còn khiến bệnh dễ bị biến chứng. Để biết chính xác bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật, bạn cần có một ít kiến thức về bệnh này.

Trong cuộc sống hiện đại, bệnh trĩ trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người
Trong cuộc sống hiện đại, bệnh trĩ trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người

Nguyên nhân khiến nhiều người bị bệnh trĩ

Bệnh trĩ không đơn thuần chỉ là bệnh của tĩnh mạch. Đây là bệnh gây ra bởi hệ thống các mạch máu ở hậu môn. Bình thường, các mạch máu này làm nhiệm kiểm soát phân thải ra. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên lên hậu môn dễ khiến các mạch máu này phình giãn và tạo thành các búi trĩ.

Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát ở hậu môn. Kèm theo đó là đại tiện ra máu. Ở giai đoạn đầu, bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt. Tuy nhiên, biến chứng của bệnh này có thể gây thiếu máu, tắc mạch và viêm da quanh hậu môn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Đặc biệt, bệnh xảy ra khi nhiều nguyên nhân tác động cùng lúc. Bao gồm: rặn quá sức khi đại tiện, ngồi lâu trên bồn cầu; tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính; béo phì; mang thai; giao hợp qua đường hậu môn; chế độ ăn ít chất xơ…

Bên cạnh đó, tuổi tác và chế độ sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân gây bệnh. Nhất là trong cuộc sống hiện đại, người ta có xu hướng ngồi lâu một chỗ.

Chính những lý do đó, bệnh trĩ ngày nay đang trở nên phổ biến. Vì thế, việc trang bị các kiến thức về bệnh này cũng như từ bỏ cảm giác sợ hãi khi phải nói ra bệnh là rất cần thiết. Nhiều người mặc định bị bệnh này thì phải phẫu thuật mới hết. Thế nhưng, thực tế không phải vậy và bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật thì không phải ai cũng biết.

Táo bón là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ
Táo bón là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ

Hiểu đúng các loại trĩ để chữa bệnh hiệu quả

Trước khi tìm hiểu bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật, bạn cần biết các loại cũng như các cấp độ của bệnh này.

Có chủ yếu 2 loại trĩ gồm: trĩ nội và trĩ ngoại

  • Trĩ nội (internal hemorrhoids):

Búi trĩ xuất hiện phía trên đường lược (đường hậu môn) được gọi là trĩ nội. Trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi chúng gây chảy máu. Người bệnh cũng không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận sự xuất hiện của chúng. Trĩ có thể bị sa ra ngoài do hấp thu chất nhầy. Khi đó, bệnh nhân sẽ bị ngứa và đau rát vùng hậu môn.

  • Trĩ ngoại (external hemorrhoids)

Búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược. Trĩ ngoại gây khó chịu hơn trĩ nội bởi vùng da trên búi trĩ dễ bị kích ứng và bị loét. Nếu có máu đông hình thành bên trong túi trĩ ngoại, cơn đau có thể nặng hơn và đặc biệt là hay xuất hiện đột ngột. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm giác mình có một khối nhô lên quanh hậu môn. Đi kèm với đó là cảm giác ngứa rát vô cùng khó chịu.

Cá biệt, một số người có thể bị cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại. Trường hợp này gọi là mắc bệnh trĩ tổng hợp.

Trĩ nội nằm trong ống hậu môn, trĩ ngoại thì nằm ở ngoài
Trĩ nội nằm trong ống hậu môn, trĩ ngoại thì nằm ở ngoài

Ngoài ra, xét về mức độ diễn biến của bệnh trĩ (búi trĩ còn nằm bên trong hoặc đã sa ra ngoài hậu môn), người ta chia bệnh này thành 4 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn
  • Cấp độ 2: Bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn. Khi đi đại tiện, búi trĩ sẽ thò ra ngoài. Sau đó nó sẽ tự co lại vào trong khi đi đại tiện xong
  • Cấp độ 3: Búi trĩ thường xuyên thò ra ngoài và không có khả năng tự co lại (phải dùng tay đẩy nhẹ vào). Búi trĩ thò ra thường xuyên khi đi đại tiện, đi lại nhiều lần, ngồi xổm hoặc làm việc nặng.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn, tiếp xúc trực tiếp các các kích ứng của môi trường. Người bệnh không thể dùng tay đẩy nó vào trong như ở cấp độ 3.
Bệnh trĩ chia thành 4 cấp độ
Bệnh trĩ chia thành 4 cấp độ

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ

Tùy thuộc vào loại trĩ mắc phải và diễn biến bệnh, người ta sẽ sử dụng các phương pháp trị bệnh khác nhau gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa.

1. Điều trị nội khoa

Phương pháp này tập trung vào chế độ sinh hoạt của người bệnh và dùng thuốc. Theo đó, các bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ, hạn chế thực phẩm cay nóng và chất kích thích. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ phải tránh các hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu.

Ngoài ra, ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm cũng giúp người bệnh trĩ cải thiện bệnh tình. Để giảm cảm giác đau, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc bôi hoặc nhét tại chỗ và thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch.

2. Điều trị ngoại khoa

Đây là phương pháp điều trị bằng cách phẫu thuật. Có rất nhiều cách phẫu thuật tác động tới búi trĩ với những ưu và nhược điểm riêng. Trong đó có:

  • Thủ thuật thắt búi trĩ bằng dây thun hoặc chích xơ mạch máu.
  • Dùng máy làm gián đoạn các mạch máu trĩ, sau đó khâu niêm mạc.
  • Khâu triệt mạch THD để làm tắc mạch cung cấp máu, giảm phình búi trĩ.
  • Dùng máy (phương pháp Longo) hoặc cắt thủ công búi trĩ.
Không phải lúc nào bị bệnh trĩ cũng phẫu thuật
Không phải lúc nào bị bệnh trĩ cũng phẫu thuật

Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật?

Để biết chính xác bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật thì còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Ứng với từng giai đoạn và tình trạng bệnh khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau. Hoặc là bệnh nhân chỉ cần điều trị nội khoa, không cần phẫu thuật hoặc nhất định phải phẫu thuật mới khỏi bệnh.

Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân bị trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp từ độ 2 trở xuống không nhất thiết phải phẫu thuật. Các trường hợp này có thể dùng thuốc (uống và thoa).

Với những bệnh nhân có búi trĩ to và ở cấp độ nặng (độ 3 và đột 4) sẽ được khuyên phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Bởi những trường hợp này, búi trĩ có thể gây tắc nghẽn mạch máu, gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân.

Do đó, khi nào nên cắt trĩ phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh, phẫu thuật không phải là biện pháp duy nhất và hiệu quả nhất. Theo đánh giá của các bác sĩ thì đây chỉ là một mắt xích trong điều trị bệnh. Sau khi điều trị bệnh trĩ, ngoài những lưu ý chăm sóc cơ thể, các bác sĩ còn tiến hành các biện pháp để phục hồi hậu môn và ngăn chặn trĩ tái phát.

Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật phụ thuộc vào tình trạng bệnh
Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật phụ thuộc vào tình trạng bệnh

Cách phòng tránh bệnh trĩ

Bệnh trĩ đang dần trở nên phổ biến hơn và ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể chủ động phòng chống bệnh trĩ hiệu quả tại nhà bằng cách:

  • Tránh ngồi quá lâu: Hãy thay đổi thói quen này, nhất là những người làm việc văn phòng. Tỷ lệ mắc bệnh ở những người ngồi lâu, ít vận động lên đến 70%. Do đó, cứ khoảng 50 phút ngồi, bạn nên đứng dậy vận động 5-10 phút để máu lưu thông tốt hơn, giảm áp lực cho hậu môn.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn: Tốt nhất bạn nên dùng giấy loại mềm và đừng là xước hậu môn. Bởi hậu môn bị trầy xước sẽ là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Tạo thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định: đừng tưởng việc này không có tác dụng gì. Các nghiên cứu đã chỉ ra việc đi đại tiện vào một thời điểm cố định có thể giúp bạn ngừa được chứng táo bón – một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ. Bạn cũng nên hạn chế việc nhịn đi vệ sinh cũng như đi vệ sinh quá lâu.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Trước khi giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ, bạn hãy chủ động phòng táo bón bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm có chứa chất xơ như rau củ quả. Theo khuyến cáo, mỗi ngày bạn nên dùng từ 25-30g chất xơ để tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm chứa chất cồn và các loại đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ.

Thói quen sinh hoạt và ăn uống quyết định nhiều đến sức khỏe. Nếu bạn tập cho mình thói quen sinh hoạt khoa học và ăn uống đủ chất, bạn sẽ không phải lo lắng vấn đề về bệnh tật, trong đó có bệnh trĩ. Nếu chẳng may mắc phải bệnh này thì điều bạn cần lưu ý là không phải lúc nào cũng cần đến phẫu thuật, bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bạn.