Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không mà ai cũng sợ?

Bệnh trĩ là nỗi khiếp sợ của nhiều người. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy, chảy máu hậu môn và đau đớn mỗi khi đi ngoài mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng không tốt cho sức khỏe. Thế nhưng liệu bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không? Vấn đề này cũng đang được rất nhiều bệnh nhân quan tâm.

Bệnh trĩ hình thành khi đám rối tĩnh mạch nằm ở mô xung quanh hậu môn trực tràng bị căng giãn quá mức và phình to ra. Ở những người khỏe mạnh bình thường, các mô này có thể giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng rò rỉ phần và kiểm soát quá trình đào thải phân ra ngoài. Khi chúng bị sưng to một cách bất thường, búi trĩ sẽ hình thành.

Những búi trĩ xuất hiện bên trên đường lược nằm trong ống hậu môn được gọi là trĩ nội. Ngược lại một số búi trĩ có thể hình thành ngay ở các nếp da nằm ở cửa hậu môn gọi là bệnh trĩ ngoại. Búi trĩ sưng to thường gây đau đớn, khó chịu và khiến bệnh nhân bị chảy máu khi đi cầu. Căn bệnh này có mức độ phổ biến cao vì bệnh ảnh hưởng sâu rộng đến mọi đối tượng, từ trẻ em cho đến người cao tuổi đều có thể trở thành đối tượng tấn công của bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không
Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm

Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không?

Bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy vậy, những triệu chứng do bệnh gây ra có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý và khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn và có thể gây ra một số biến chứng không tốt cho sức khỏe như:

– Thiếu máu:

Người bị bệnh trĩ thường có biểu hiện đi ngoài ra máu ngay từ giai đoạn đầu và kéo dài trong suốt các giai đoạn của bệnh. Càng về những giai đoạn sau, lượng máu mất càng nhiều hơn và tần suất đi ngoài ra máu cũng tăng. Điều này có thể gây mất máu quá nhiều dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, hoa mắt, choáng váng.

– Viêm ngứa, nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn

Búi trĩ sưng to và viêm sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy. Nếu không được làm sạch thường xuyên, hậu môn sẽ luôn trong tình trạng ẩm ướt, dễ bị nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng tấn công gây nhiễm trùng hậu môn, viêm ngứa da xung quanh hậu môn.

Cảm giác ngứa ngáy khó chịu sẽ kích thích người bệnh phải dùng tay để gãi ngứa liên tục. Hành động này vô tình tạo ra các vết trầy xước ở hậu môn. Các tác nhân gây bệnh có thể theo con đường này xâm nhập vào bên trong gây lở loét hậu môn, bội nhiễm vi khuẩn hoặc tạo thành các ổ áp xe hậu môn.

– Sa nghẹt búi trĩ:

Khi bị bệnh trĩ nặng, búi trĩ sa ra ngoài và sưng to mà không thể co trở lại hậu môn được. Khi bị sa nghẹt trĩ, bệnh nhân vô cùng đau đớn, dù là đi lại hay những lúc nằm nghỉ đều cảm thấy đau. Tình trạng này kéo dài khiến không ít bệnh nhân mất ăn mất ngủ, hoang mang, lo lắng và không thể tập trung làm việc.

– Thuyên tắc trĩ:

Búi trĩ khi sa ra ngoài, dưới tác động co thắt của cơ vòng hậu môn có thể dẫn đến tụ máu, hình thành cục máu đông bên trong được gọi là thuyên tắc trĩ. Trường hợp này, bệnh nhân cần phải tiến hành phẫu thuật sớm bởi nếu để lâu búi trĩ có thể bị hoại tử rất nguy hiểm.

bệnh trĩ có ảnh hưởng đến tính mạng không
Thuyên tắc tĩnh mạch là một biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

– Viêm nhiễm phụ khoa:

Phụ nữ bị trĩ có nguy cơ cao bị viêm nhiễm phụ khoa do hậu môn và cửa mình nằm ở vị trí khá gần nhau. Chất nhầy ở búi trĩ có thể đem theo vi khuẩn xâm nhập qua âm đạo gây viêm âm đạo, ngứa vùng kín.

Ngoài ra, bệnh trĩ cũng có thể ảnh hưởng đến đời sống chăn gối tình dục. Búi trĩ xuất hiện ở khu vực nhạy cảm khiến người bệnh mất tự tin, ngại gần gũi với bạn tình. Lâu dần sẽ dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục, đời sống vợ chồng trở nên lạnh nhạt, xa cách.

Làm thế nào để ngăn ngừa những tác hại của bệnh trĩ?

Mặc dù bệnh trĩ không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng không vì thế mà bạn được phép lơ là bỏ qua khi thấy có dấu hiệu bị bệnh. Việc chủ quan có thể khiến bạn có nguy cơ phải đối mặt với các triệu chứng của bệnh trĩ được đề cập ở trên. Để giảm thiểu tối đa những tác hại mà căn bệnh này mang lại cho sức khỏe cũng như đời sống hàng ngày, bạn cần lưu ý:

Điều trị ngay khi bệnh trĩ có dấu hiệu đầu tiên:

Nếu được chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm, bạn hoàn toàn có hy vọng được chữa khỏi bệnh nhờ các phương pháp nội khoa như dùng mẹo tự nhiên, sử dụng thuốc Đông, Tây y … Tránh được việc phải đụng chạm đến dao kéo cùng với những khoản chi phí điều trị tốn kém nếu để bệnh phát triển nặng.

Chính vì vậy, ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ, hãy nhanh chóng tìm tới các bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Chú ý tái khám định kỳ khi hết thuốc để đánh giá được kết quả và điều chỉnh phương pháp chữa trị qua từng giai đoạn cho phù hợp.

– Loại bỏ bệnh từ gốc:

Muốn điều trị được bệnh trĩ triệt để thì phải loại bỏ tận gốc căn nguyên của bệnh. Để làm được điều này, trước tiên bạn cần phải xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh trĩ cho bản thân. Bệnh trĩ khởi phát chủ yếu là do ảnh hưởng của những thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày như:

  • Ăn ít chất xơ, uống không đủ nước gây táo bón kéo dài và dẫn đến bệnh trĩ
  • Đứng lâu, ngồi nhiều, thường xuyên khuôn vác vật nặng làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng.
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Thừa cân, béo phì
  • Thường xuyên rặn mạnh khi đi ngoài
  • Ngồi lâu khi đi vệ sinh
  • Lớn tuổi
  • Mang thai…
táo bón gây bệnh trĩ
Khắc phục táo bón có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ

Đôi khi, bệnh trĩ có thể xảy ra do ảnh hưởng của một vấn đề về y tế như u tử cung , u đại trực tràng, sa trực tràng, phình đại tràng… Nếu bạn không thể tự mình xác định được nguyên nhân gây bệnh, hãy tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ.

– Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt:

Điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt cho khoa học có thể giúp hỗ trợ đẩy bệnh trĩ và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Dưới đây là một số nguyên tắc bạn cần có gắng tuân thủ:

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể để ngăn ngừa táo bón. Người trưởng thành được khuyến cáo nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn trong những ngày vận động nhiều, cơ thể ra nhiều mồ hôi. Với trẻ em bị trĩ thì nên điều chỉnh lượng nước tùy theo độ tuổi của bé.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây. Đây là nguồn cung cấp chất xơ quan trọng cho cơ thể. Nhóm thực phẩm này cũng bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, làm bền thành tĩnh mạch và cải thiện các triệu chứng khó chịu do trĩ mang lại.
  • Tránh ăn nhiều đồ ngọt, chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, các món cay nóng
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia rượu, nước ngọt có ga…
  • Không đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ
  • Giảm cân nếu đang bị béo
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ hoặc nhờ người trợ giúp khi phải khiêng vác vật nặng quá sức.
  • Chằm chỉ vận động, rèn luyện thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường lưu thông máu ở khu vực hậu môn.

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc “bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không?”. Bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp cho tính mạng nhưng những biến chứng của trĩ thì không thể xem thường. Hãy loại bỏ ngay tâm lý ngại ngùng và tới gặp bác sĩ để được điều trị sớm nếu bạn không muốn gặp nhiều phiền toái với căn bệnh này.

Bạn cần biết:

  • Bài thuốc chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại an toàn từ thảo dược – Bí kíp ngàn đời của người H’mông
  • Người bị bệnh trĩ nên ăn và kiêng gì?