Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì giúp an thai, khỏi bệnh?

Khi bị tiêu chảy trong thời gian mang thai, chị em nên kiêng ăn thịt mỡ, gia vị cay, rau súp lơ, bắp cải… Việc tiêu thụ các thực phẩm có lợi cũng sẽ giúp mau khỏi bệnh hơn. Vậy bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?

Dưới đây là danh sách các thực phẩm tốt và không tốt cho phụ nữ có thai bị tiêu chảy. Nó sẽ giúp cho chị em xây dựng được thực đơn ăn uống hợp lý giúp hỗ trợ điều trị bệnh một cách tự nhiên.

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?

1. Cà rốt

Thực phẩm này chứa hàm lượng pectin dồi dào. Chất này khi vào trong ruột sẽ biến thành một dạng keo làm tăng trọng lượng phân và tạo ra môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, qua đó hạn chế được tiêu chảy.

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì
Ăn cà rốt tốt cho bà bầu bị tiêu chảy

Ngoài ra, cà rốt còn bổ sung nước, kali và các loại muối khoáng giúp bà bầu cân bằng được chất điện giải trong cơ thể, đồng thời bù đắp lượng nước đã mất khi bị tiêu chảy. Chị em có thể chế biến món súp cà rốt và ăn 3 – 4 lần một tuần để đẩy lùi chứng tiêu chảy.

2. Bà bầu bị đau bụng tiêu chảy nên ăn các thực phẩm giàu probiotics

Probiotics là các loại vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, kích thích tiêu hóa và sửa chữa tổn thương ở niêm mạc ruột.

Chính vì vậy, khi bị tiêu chảy, bà bầu không nên bỏ qua nguồn thực phẩm chứa Probiotics, chẳng hạn như sữa chua không đường, sữa chua uống, kefir…

Thực phẩm Probiotic, chẳng hạn như sữa chua và kefir, có thể giúp ích trong một số trường hợp, nhưng trong những trường hợp khác, men vi sinh có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa hơn nữa.

3. Chuối

Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy được khuyến khích ăn chuối vì những lý do sau:

  • Chuối chứa nhiều chất xơ hòa tan pectin giúp hấp thụ bớt nước trong đường ruột, làm tăng khối lượng phân, giảm tiêu chảy.
  • Thành phần carbohydrate trong loại quả này rất dễ tiêu hóa. Điều này giúp cung cấp cho bà bầu nguồn năng lượng dồi dào mà không làm tăng gánh nặng cho đường ruột.
  • Lượng kali dồi dào từ chuối sẽ giúp bù đắp lượng điện giải bị mất do đi lỏng nhiều lần
  • Ngoài ra, chuối còn giúp bổ sung vitamin A, B12, C, K, sắt, kẽm, mangan, photpho cùng nhiều chất dinh dưỡng không chỉ có lợi cho mẹ mà còn rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. 

Với những tác dụng trên thì không có lý do gì bà bầu lại bỏ qua loại trái cây dân giã này. Hãy thêm vào bữa ăn 1 – 2 quả chuối mỗi ngày. Bạn cũng có thể dùng chuối làm bánh, xanh sinh tố ăn để thay đổi khẩu vị, chống ngán.

4. Bà bầu nên ăn cơm khi bị tiêu chảy

Cơm chính là một gợi ý hữu ích cho thắc mắc mang thai bị tiêu chảy nên ăn gì. Thực phẩm này giúp giảm đi ngoài phân lỏng bằng cách bổ sung nhiều tinh bột để hút bớt nước, axit và dịch vị tiêu hóa trong đường ruột, đồng thời làm cho khối phân trở nên cứng và to hơn trước khi được đào thải ra ngoài.

bà bầu nên ăn gì khi bị tiêu chảy
Ăn cơm gạo trắng sẽ giúp bà bầu bớt bị tiêu chảy

Khi nấu cơm, bà bầu chú ý dùng gạo trắng và nấu hơi nhão hơn ngày thường để dễ tiêu hóa. Tránh ăn cơm quá khô khiến đường ruột bị đau và khó chịu.

5. Khoai lang, khoai tây

Ngoài tinh bột, khoai lang còn rất giàu vitamin A, C và kali. Ăn thực phẩm này sẽ giúp bà bầu chắc bụng và ngăn ngừa thiếu hụt chất điện giải khi bị tiêu chảy.

Nếu không thích ăn khoai lang, chị em có thể thay thế bằng khoai tây. Loại củ họ khoai này cũng rất giàu kali và chất xơ dễ tiêu hóa, an toàn cho sức khỏe bà bầu.

6. Có thai bị tiêu chảy nên ăn táo thường xuyên

Trong số các loại trái cây chứa chất xơ hòa tan pectin thì táo đứng đầu bảng. Dưới tác động của lợi khuẩn, chất này sẽ tạo thành một lớp keo bảo vệ niêm mạc đường ruột trước các tác nhân gây tiêu chảy.

Bà bầu được khuyến cáo nên ăn vài quả táo một ngày trong thời gian bị tiêu chảy. Tốt nhất nên ăn táo tươi vì như vậy sẽ thu được nhiều chất xơ hơn so với việc uống nước ép.

7. Ăn trứng gà tốt cho phụ nữ mang thai bị tiêu chảy

Nếu còn đang phân vân bà bầu bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì giúp nhanh khỏi bệnh, an thai thì trứng gà chính là một gợi ý hay. Thực phẩm này rất lành tính và giàu dinh dưỡng sẽ giúp mẹ bớt mệt mỏi cũng như không lo bị thiếu hụt dưỡng chất do đi tiêu nhiều.

Cách dùng trứng gà tốt nhất là luộc chín tới rồi ăn. Không nên chiên với dầu, bơ vì các chất béo này có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, mẹ có thể áp chảo trứng gà với lá mơ ăn để ổn định đường ruột, giúp cầm tiêu chảy hiệu quả.

8. Bánh mì nướng

Bánh mì nướng giảm tiêu chảy bằng cách thấm hút bớt dịch trong lòng ruột, xoa dịu bao tử và khiến cho quá trình tiêu hóa chậm lại. Bên cạnh đó thành phần carbohydrate trong bánh mì giúp bà bầu có thêm nhiều năng lượng để hoạt động.

mang thai bị tiêu chảy nên ăn gì
Ăn bánh mì nướng giúp làm dịu đường ruột, hạn chế tiêu chảy khi mang thai

9. Mang thai bị tiêu chảy nên ăn dầu hạt lanh

Dầu hạt lanh được sử dụng như một phương thuốc chữa tiêu chảy, táo bón an toàn cho bà bầu nhờ chứa nhiều omega-3. Đây là một loại axit béo có tác dụng kháng viêm. Nó giúp làm lành tổn thương viêm nhiễm trong đường ruột.

Bà bầu có thể thêm dầu hạt lanh vào trong cháo, súp hoặc thay thế các loại dầu khác khi xào nấu món ăn.

10. Quả việt quất

Việt quất chứa nhiều anthocynide – một chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Chất này được biết đến với khả năng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại, giảm viêm nhiễm và bảo vệ niêm mạc ruột khỏi sự tấn công của các gốc tự do. 

Thêm vào đó, việt quất còn chứa chất làm se. Nó giúp ngăn chặn quá trình bài tiết chất lỏng trong lòng ruột, nhờ vậy tình trạng tiêu chảy cũng thuyên giảm.

11. Bà bầu nên ăn thịt gà khi bị tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, ngoài nước thì phụ nữ mang thai còn phải đối mặt với tình trạng thất thoát nhiều protein và chất dinh dưỡng. Ăn thịt gà sẽ giúp bù đắp được các dưỡng chất thiếu hụt và giúp chị em nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Các món gà hấp, gà luộc, cháo gà, súp gà là những gợi ý hay cho thực đơn của bà bầu bị tiêu chảy. Chị em nên tránh ăn gà rán nếu không muốn gia tăng các triệu chứng khó chịu ở dạ dày.

12. Bà bầu bị tiêu chảy nên uống gì?

Ngoài việc quan tâm có thai bị tiêu chảy nên ăn gì thì chị em cũng cần chú trọng việc bổ sung chất lỏng cho cơ thể. Bà bầu nên uống nước đều đặn trong suốt cả ngày, đặc biệt là sau mỗi lần đi tiêu. Uống nhiều nước sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và hỗ trợ đào thải độc tố cũng như các tạp chất trong đường ruột ra khỏi cơ thể.

Nguồn chất lỏng có ích cho bà bầu bao gồm:

  • Nước đun sôi để nguội
  • Nước canh
  • Nước khoáng
  • Nước dừa ( không dùng khi bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu)
  • Nước bù điện giải Oresol
  • Đồ uống thể thao

Tránh uống cà phê, trà, nước ngọt các loại. Những loại nước này có thể khiến chứng tiêu chảy thêm trầm trọng.

Món ăn tốt cho bà bầu bị tiêu chảy

Khi chế biến món ăn cho phụ nữ mang thai bị tiêu chảy nên ưu tiên các món lỏng, hấp, luộc hoặc nấu. Tránh thêm nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu, đầy bụng. Dưới đây là một số món ăn vừa bổ dưỡng lại có tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy bà bầu có thể sử dụng trong thực đơn:

1. Khoai tây nghiền

  • Nguyên liệu: 2 củ khoai tây, 100g thịt bò bằm nhuyễn, gia vị
  • Cách chế biến: Khoai tây gọt vỏ, đem hấp chín rồi cho vào chén tán nhuyễn. Thịt ướp gia vị 15 phút rồi xào chín. Trộn các nguyên liệu đã sơ chế cùng với một ít hạt nêm, muối, tiêu, 1 thìa dầu hạt lanh ( có thể thay thế bằng dầu ôliu ). Có thể ăn liền hoặc bỏ khay bỏ nướng khoảng 20 phút. Dọn ăn vào bữa sáng hoặc bữa phụ mỗi tuần 2 – 3 lần.
     
có thai bị tiêu chảy nên ăn gì
Phụ nữ có thai bị tiêu chảy nên ăn món khoai tây nghiền

2. Cháo đậu xanh

  • Chuẩn bị: 30g gạo tẻ, 50g đậu xanh, nước dùng từ xương ống, 50g thịt lạc lợn xay
  • Cách chế biến: Thịt lợn ướp với hành tím và gia vị rồi đem xào chín. Đậu xanh và gạo đãi sạch, cho vào nước dùng hầm nhừ cùng với thịt. Cuối cùng nêm nếm gia vị cho vừa miệng, thêm chút hành lá, ngò vào tắt bếp. Dọn ăn khi còn nóng sẽ giúp bà bầu bổ sung nước, chất xơ và đào thải chất độc trong ruột khi bị tiêu chảy.

3. Súp cà rốt

  • Chuẩn bị: 300g cà rốt, 100g tôm tươi, các gia vị thông dụng
  • Cách chế biến: Cà rốt gọt vỏ, cắt khúc ngắn hầm nhừ, vớt cái ra cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Tôm lột vỏ, bỏ chỉ đen rồi bằm nhuyễn, xào chín. Cho cà rốt, tôm vào nồi nước luộc lúc nãy nấu cho sôi đều, thêm chút muối, tiêu, hạt nêm cho vừa miệng rồi tắt bếp. Dùng món này 3 ngày 1 lần giúp cầm tiêu chảy, ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa.

4. Món cháo gạo trắng loãng

  • Chuẩn bị: 50g gạo, một ít muối ăn
  • Cách chế biến: Gạo vo sạch rồi đem hầm nhừ thành cháo. Sau đó thêm một ít muối vào quậy cho tan. Chia làm 1 – 2 lần ăn trong ngày. Món cháo này có tác dụng tương tự như oresol, giúp bù nước, chất điện giải và cung cấp năng lượng cho bà bầu.

Bà bầu bị tiêu chảy không nên ăn gì?

Nhiều loại thực phẩm, đồ ăn có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và thúc đẩy bệnh tiêu chảy phát triển ngoài tầm kiểm soát. Chúng bao gồm:

1. Gia vị cay:

Các loại gia vị cây như ớt, mù tạt có tính kích thích mạnh. Nó làm tăng nhu động ruột và khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như đầy hơi, nóng rát, tiêu lỏng liên tục.

Bà bầu bị tiêu chảy không nên ăn gì
Ăn ớt gây kích thích đường ruột không tốt cho bà bầu bị tiêu chảy

Đây là lý do vì sao trong thực đơn của bà bầu bị tiêu chảy, các chuyên gia không khuyến khích sử dụng gia vị cay.

2. Bông cải xanh

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi chị em không bị tiêu chảy.

Nếu phụ nữ mang thai đang bị tiêu chảy ăn bông cải xanh, đường tiêu hóa có thể phản ứng xấu khi phải tiêu thụ một lượng lớn chất xơ có trong thực phẩm này. Chúng khiến bụng ì ạch, khó tiêu và sinh ra nhiều khí. Mặc dù không phải kiêng tuyệt đối nhưng bà bầu bị tiêu chảy không nên ăn quá nhiều bông cải xanh cùng lúc.

3. Các món chiên xào, thịt mỡ

Khi bị tiêu chảy, hệ thống tiêu hóa vốn đang bị tổn thương nên sẽ khó xử lý được hết lượng chất béo đưa vào. Thêm vào đó chúng cũng khiến bà bầu tăng cân quá nhanh. 

Để bảo vệ sức khỏe của mình, bà bầu nên tránh ăn các món chiên, xào. Hãy thử các hình thức chế biến khác như luộc, hấp và thay thế thịt mỡ bằng thịt nạc.

4. Bà bầu bị tiêu chảy không nên ăn đồ ngọt

Ăn nhiều đồ ngọt, đặc biệt là các thức ăn chứa chất ngọt nhân tạo có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu, cản trở máu lưu thông đến đường ruột. Ngoài ra, khi vào trong đường ruột thực phẩm ngọt còn dễ lên men và sinh ra nhiều khí khiến cho bà bầu càng khó chịu hơn.

5. Củ sắn

Thành phần axit cyanydric ở 2 đầu củ sắn có thể khiến bà bầu bị đau bụng, đi tiêu nhiều hơn hoặc thậm chí là gây ngộ độc, nôn ói. Vì vậy, khi đang bị đau bụng đi ngoài nhiều lần, chị em nên tránh ăn sắn.

Bình thường, nếu ăn thì không nên dùng quá nhiều. Cần cắt bỏ 2 đầu củ, lột sạch vỏ và ngâm trong nước muối pha loãng, sau đó luộc chín kỹ mới được ăn.

6. Các sản phẩm từ sữa chứa lactose

Một số bà bầu bị tiêu chảy do không dung nạp được với lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Nguyên nhân là do cơ thể không có các enzym để phá vỡ loại đường này. 

Vì vậy, hãy xem xét thay thế chúng bằng các sản phẩm sữa dành cho bà bầu không chứa lactose hoặc các loại sữa từ thực vật như sữa hạt lanh, đậu nành, óc chó, hạnh nhân…

7. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ không hòa tan

Bình thường, chất xơ hòa tan có nhiệm vụ làm tăng khối lượng cho phân và giúp đi tiêu đều đặn. Tuy nhiên việc tiêu thụ chất này quá nhiều trong thời gian bị tiêu chảy có thể làm đường ruột khó chịu và tổn thương nặng hơn. 

Chất xơ hòa tan có nhiều nhất trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt giống, đậu hà lan, bắp cải… Bà bầu nên hạn chế ăn các thực phẩm này nếu không muốn bệnh tiêu chảy thêm tồi tệ.

8. Tỏi

Ngoài việc chứa nhiều chất xơ không hòa tan, tỏi còn giải phóng nhiều chất khí gây kích thích nhu động ruột và cung cấp nhiều phức hợp carbohydrate khó tiêu. Trong thời gian bị tiêu chảy, chị em có thể thay thế bằng các loại gia vị khác thân thiện hơn như hẹ hay cần tây.

9. Các thực phẩm khác bà bầu bị tiêu chảy nên kiêng 

Bên cạnh những thức ăn trên, một số thực phẩm khác cũng có thể gây kích ứng đường ruột, không tốt cho phụ nữ có thai bị tiêu chảy như:

  • Đồ hộp
  • Thức ăn chế biến sẵn
  • Rau sống, các món nộm, gỏi
  • Các loại quả có múi

Những thông tin trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì. Việc tuân thủ theo chế độ ăn kiêng khoa học sẽ giúp chị em mau chóng thoát khỏi chứng tiêu chảy mà không lo bị thiếu hụt dưỡng chất.

Hành trình chữa khỏi bệnh viêm đại tràng, tiêu chảy của bệnh nhân sau 3 tháng dùng Đông y tại Trung tâm Thuốc dân tộc