Áp xe hậu môn – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Áp xe hậu môn là hiện tượng một khoang bên trong hậu môn chứa đầy mủ, máu và chất dịch. Trong hầu hết các trường hợp, áp xe hậu môn là hậu quả của việc nhiễm trùng từ các tuyến hậu môn nhỏ. Nếu không được điều trị phù hợp, đúng lúc, áp xe hậu môn có thể dẫn đến rò hậu môn, đau đớn và khó chịu.

chữa áp xe hậu môn
Hình ảnh áp xe hậu môn

Bệnh áp xe hậu môn là gì?

Áp xe hậu môn là tình trạng hình thành mủ ở hậu môn hoặc các khu vực gần hậu môn. Bệnh thường có biểu hiện tương tự như một vết sưng nhỏ hoặc mụn nhọt, đau, có mủ ở gần hậu môn. Ban đầu, ổ áp xe có thể có màu đỏ và ấm khi chạm vào.

Áp xe hậu môn có thể hưởng đến mọi lứa tuổi, kể cả ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có khoảng 50% các trường hợp áp xe hậu môn sẽ biến chứng thành một lỗ rò hậu môn. Lỗ rò này là một ống dẫn nhỏ từ vị trí áp xe với da. Lỗ rò có thể gây chảy nước, dịch, máu dai dẳng. Trong một số trường hợp khác, khi lỗ rò đã lành lại, áp xe hậu môn có thể tái phát nếu vi khuẩn không được làm sạch.

Nguyên nhân áp xe hậu môn

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến áp xe hậu môn, bao gồm:

  • Vết nứt hậu môn hoặc một vết rách trong ống hậu môn có thể dẫn đến nhiễm trùng và tạo ra ổ áp xe.
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai.
  • Các tuyến nhỏ ở hậu môn bị chặn cũng có thể tạo thành áp xe.
nguyên nhân áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn có thể liên quan đến một vết nứt ở hậu môn

Bên cạnh các nguyên nhân chính trên, một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ hình thành áp xe ở hậu môn như sau:

  • Bệnh Crohn hay viêm đại tràng có thể khiến cơ thể tấn công các mô khỏe mạnh và hình thành các ổ áp xe.
  • Bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị tổn thương như HIV / AIDS.
  • Quan hệ tình dục thông qua đường hậu môn. Điều này làm tăng nguy cơ áp xe hậu môn ở cả nam và nữ.
  • Người thường sử dụng các loại thuốc như Prednisone hoặc các loại Steroid khác.
  • Bệnh nhân trải qua hóa trị điều trị ung thư.
  • Có các bệnh lý như: Tiểu đường, táo bón, bệnh tiêu chảy

Trẻ mới biết đi có tiền sử nứt hậu môn có thể tăng nguy cơ biến chứng thành áp xe hậu môn. Do đó, các vết nứt hậu môn cần được điều trị và chăm sóc hợp lý.

Biểu hiện áp xe hậu môn

Đau nhói và đau liên tục ở hậu môn là dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất của áp xe hậu môn. Các cơn đau thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh đi đại tiện hoặc khi vô tình chạm vào.

Ngoài ra, các dấu hiệu áp xe hậu môn khác có thể bao gồm:

  • Đau liên tục, đặc biệt là khi ngồi xuống.
  • Kích ứng da quanh hậu môn, bao gồm sưng, đỏ, rát, đau và ngứa.
  • Chảy mủ.
  • Chảy máu trực tràng.
  • Táo bón hoặc xuất hiện các cơn đau liên quan đến nhu động ruột.
dấu hiệu áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn có thể dẫn đến táo bón

Áp xe hậu môn có thể xảy ra sâu hơn ở trực tràng, đặc biệt là ở những người mắc bệnh viêm ruột. Điều này có thể dẫn đến một số triệu chứng như:

  • Sốt, ớn lạnh
  • Mệt mỏi, khó chịu trong người
  • Đau bụng, đầy hơi chướng bụng

Một số người bệnh có thể cảm nhận được các nốt sần hoặc cục u đau ở rìa hậu môn. Đôi khi người bệnh cũng gặp các triệu chứng ở đường tiết niệu như khó tiểu. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể khó có các dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên, bé có thể trở nên khó chịu, quấy khóc và xuất hiện các nốt sần nhỏ xung quanh hậu môn.

Bị áp xe hậu môn có nguy hiểm không?

Như đã nói trên, khoảng 50% bệnh nhân áp xe hậu môn sẽ biến chứng thành rò hậu môn. Tình trạng này có thể gây đau đớn, tăng khả năng nhiễm trùng và giúp khối áp xe hậu môn có thể tái phát trong tương lai.

Ngoài ra, một số biến chứng khác có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng máu và nhiễm trùng các bộ phận xung quanh thông qua việc truyền máu.
  • Đại tiện không tự chủ
  • Tăng khả năng mắc các bệnh lý khác như: Bệnh túi thừa, bệnh viêm ruột, nhiễm trùng phức tạp như bệnh lao hoặc bệnh Actinomycosis (một dạng truyền nhiễm hiếm gặp).

Chẩn đoán và điều trị áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn có thể tái phát và dẫn đến một số biến chứng khác. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị được nếu người bệnh nắm được các yếu tố rủi ro và quản lý chặt chẽ các yếu tố nguy cơ.

Để chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa tình trạng áp xe ở hậu môn, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản như sau:

1. Chẩn đoán áp xe hậu môn

Thông thường để chẩn đoán áp xe hậu môn, bác sĩ thường thăm khám trực tràng, kiểm tra thể chất và vị trí đau. Ở một số bệnh nhân, dấu hiệu áp xe có thể được biểu hiện rõ ràng thông qua tình trạng da ở hậu môn. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm bổ sung như:

  • Siêu âm
  • Nội soi
  • Chụp CT
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Xét nghiệm máu
cách chữa bệnh áp xe hậu môn
Bác sĩ có thể chẩn đoán áp xe hậu môn thông qua các biểu hiện ngoài da

Các xét nghiệm này thường được chỉ định để sàng lọc, loại bỏ các bệnh lý nguy hiêm như:

  • Bệnh viêm ruột
  • Bệnh lý về túi thừa
  • Bệnh Crohn
  • Các bệnh lây qua đường tình dục
  • Ung thư trực tràng

2. Cách chữa bệnh áp xe hậu môn

Cách trị áp xe hậu môn thường phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiệm trọng của khối áp xe. Áp xe hậu môn hiếm khi tự biến mất mà không cần điều trị.

Phương pháp điều trị phổ biến và đơn giản nhất là dẫn lưu mủ ra khỏi khu vực bị nhiễm bệnh. Để tiến hành thủ thuật, bác sĩ sẽ gây tê khu vực hậu môn, giảm áp lực lên ổ áp xe, sau đó tiến hành rút mủ đúng cách. Các khối áp xe hậu môn lớn, sâu bên trong trực tràng hoặc phức tạp, người bệnh có thể dẫn nhập viện để điều trị.  

Đối với bệnh nhân tiểu đường hoặc có hệ thống miễn dịch bị tổn thương, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh hoặc yêu cầu nằm viện để quan sát thêm.

thuốc điều trị áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn thường được điều trị thông qua thủ thuật dẫn lưu mủ ra ngoài cơ thể

Sau phẫu thuật dẫn lưu mủ, người bệnh sẽ được kê một toa thuốc thuốc uống trị áp xe hậu môn. Các loại thuốc này thường bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh nhằm hạn chế nhiễm trùng, giúp tiêu viêm, ngăn chặn áp xe tái phát.
  • Thuốc giảm đau để hỗ trợ làm giảm các cơn đau sau thủ thuật.
  • Thuốc làm mềm phân, thường được chỉ định cho các bệnh nhân táo bón. Thuốc này có thể làm giảm áp lực và đau đớn khi đi đại tiện.

Sau khi phẫu thuật áp xe hậu môn, người bệnh có thể gặp một số biến chứng như:

  • Nhiễm trùng
  • Nứt kẽ hậu môn
  • Áp xe hậu môn tái phát
  • Hình thành sẹo ở hậu môn

Cách phòng ngừa áp xe hậu môn tái phát

Để phòng ngừa áp xe hậu môn, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Đối với người lớn, hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, kể cả khi quan hệ thông qua đường hậu môn. Điều này có thể ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh xã hội.
  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần thay tã lót thường xuyên, đúng cách. Ngoài ra, giữ vệ sinh vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của trẻ đúng cách để ngăn ngừa hình thành áp xe.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn và các khu vực xung quanh hậu môn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh các món ăn cay, nhiều dầu mỡ và thực phẩm chế biến sẵn. Người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước để hỗ trợ nhu động ruột.

Áp xe hậu môn có thể dẫn đến đau đớn và một số biến chứng nhất định. Do đó, người bệnh cần nắm rõ các thông tin cơ bản về bệnh để có biện pháp chăm sóc, xử lý kịp thời. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu nhận thấy các triệu chứng bị áp xe hậu môn hoặc nếu bệnh có dấu hiệu tái phát.