Xét nghiệm vi khuẩn hp dạ dày bằng cách nào, ở đâu tốt?
Xét nghiệm vi khuẩn Hp được chỉ định khi bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày hoặc thường xuyên gặp phải các triệu chứng như ợ hơi, trào ngược acid dạ dày, đau bụng,… Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm phù hợp.
Xét nghiệm Hp là gì?
Xét nghiệm Hp là một trong những cách giúp phát hiện và chẩn đoán cơ thể có bị nhiễm khuẩn Hp hay không. Từ đó đưa ra biện pháp điều trị kịp thời, giúp cải thiện triệu chứng bệnh, đồng thời ngăn ngừa biến chứng ung thư có thể xảy ra.
Khi nào cần tiến hành xét nghiệm Hp?
Vi khuẩn Hp là một trong những loại vi khuẩn thường xuất hiện chủ yếu ở niêm mạc dày. Sự hiện diện của chủng khuẩn này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đối với hệ tiêu hóa mà chúng còn tác động gây nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm loét dạ dày – tá tràng. Ngoài ra, vi khuẩn Hp cũng chính là nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày .
Vi khuẩn Hp phát triển trong cơ thể một cách âm thầm và không gây bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh chuyển nặng. Đây chính là lý do vì sao hầu hết các trường hợp bệnh đều phát hiện nhiễm khuẩn ở giai đoạn nặng. Chưa kể đến, các triệu chứng do vi khuẩn Hp gây nên thường giống với các biểu hiện của bệnh lý dạ dày nên thường khiến người bệnh tự chẩn đoán sai và lơ là, bỏ qua. Vì thế, bệnh chuyển biến ngày càng nặng và gây khó khăn trong việc điều trị về sau.
Do đó, các chuyên gia y tế thường khuyến cáo bệnh nhân nên tiến hành xét nghiệm vi khuẩn Hp khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau đây. Bởi việc phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát và điều trị bệnh hiệu quả.
- Rối loạn tiêu hóa
- Chướng bụng
- Đau bụng, đặc biệt vùng thượng vị
- Ợ nóng
- Đầy hơi
- Trào ngược acid dạ dày
- Cơ thể mệt mỏi và suy nhược
- Hôi miệng
Xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng cách nào?
Hiện nay có rất nhiều cách xét nghiệm vi khuẩn Hp, chẳng hạn như nội soi làm sinh thiết, xét nghiệm máu tìm Hp hoặc xét nghiệm phân,… Mỗi cách thực hiện đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp xét nghiệm phù hợp với mỗi người.
Dưới đây là các cách xét nghiệm virus Hp thường được áp dụng phổ biến tại các cơ sở thăm khám như:
1. Xét nghiệm Hp bằng hơi thở
+ Nguyên lý
Trước khi kiểm tra hơi thở, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh uống 1 viên thuốc hoặc 1 loại dung dịch có chứa Urea gắn phân tử đồng vị C13 hoặc C14. Trong trường hợp nếu có Hp dạ dày, chúng sẽ tạo ra men urease, đồng thời sẽ thủy phân Urea trong thuốc thành khí Carbonic và Amoniac.
Khí Carbonic cùng với phân tử đồng vị C13 hoặc C14 sẽ được hấp thu vào máu rồi sau đó được đào thải qua phổi. Lúc này, bác sĩ sẽ đo lượng C13 hoặc C14 thai ra ngoài thông qua hơi thở rồi đưa ra kết luận bệnh nhân có bị nhiễm khuẩn Hp hay không.
+ Chuẩn bị kiểm tra Hp bằng hơi thở
Trước khi kiểm tra hơi thở khoảng 4 – 6 giờ, người bệnh cần nhịn ăn hoặc nhịn uống các đồ uống có chứa chất ngọt, gas hay tính acid, base. Thời điểm kiểm tra tốt nhất là vào buổi sáng, sau 1 đêm bệnh nhân không ăn hoặc uống gì.
Bên cạnh đó, trước khi test hơi thở, người bệnh cũng nên ngưng sử dụng thuốc kháng sinh ít nhất là 4 tuần và ngừng dùng thuốc kháng acid khoảng 2 tuần. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên trao đổi với bác sĩ nếu bản thân bị dị ứng với thuốc hoặc đang mang thai hay điều trị bệnh lý khác.
+ Cách thực hiện
Sau khi uống thuốc chứa đồng vị C13 hoặc C14, bệnh nhân cần ngồi nghỉ. Khoảng 15 phút sau đó, người thử sẽ thổi khí vào dụng cụ xét nghiệm cho đến khi kỹ thuật viên báo đã đủ lượng C02 cho 1 lần xét nghiệm.
Thông thường thời gian thổi trung bình từ 5 – 10 phút. Tùy thuộc vào hơi thở của mỗi người mà thời gian thổi có thể tăng hoặc giảm. Kết quả chẩn đoán sẽ được báo sau đó 3 – 5 phút.
2. Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp
+ Nguyên lý
Trong xét nghiệm phân, mẫu phân sẽ được bác sĩ đưa đi làm xét nghiệm để xác định xem có sự tồn tại của vi khuẩn Hp trong đường tiêu hóa hay không bằng cách tìm kháng nguyên của chủng khuẩn này lẫn trong phân.
+ Chuẩn bị
Khác với các thí nghiệm khác, trong xét nghiệm phân, mẫu phân sẽ được thu thập tại nhà không phải bởi chuyên gia y tế. Trước khi tiến hành làm thí nghiệm khoảng 2 tuần, bệnh nhân nên ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng acid, thuốc trung hòa acid hoặc thuốc bao vết loét dạ dày.
+ Cách thực hiện
Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh cách thu thập mẫu phân thông qua viết tay hướng dẫn đế tránh lây nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Khi lấy phân, bệnh nhân nên lưu ý những điều sau:
- Sử dụng dụng găng tay bảo vệ
- Trước và sau khi lấy phân nên rửa tay sạch
- Dùng túi nilon chuyên dụng để thu thập mẫu phân. Sau đó nên sử dụng thêm một túi nilon khác để bỏ túi đựng mẫu phân vào nhằm mục đích bảo vệ quanh túi tránh lây nhiễm khuẩn từ bên ngoài vào
- Trong quá trình lấy mẫu không nên để nước tiểu lẫn trong phân dẫn đến sai kết quả chẩn đoán
- Túi nilon đựng phân phải sạch, đặc biệt có miệng đóng kín
Sau khi lấy mẫu, bệnh nhân cần đưa ngay đến bệnh viện hoặc trung tâm để kiểm tra. Trong trường hợp không thể mang ngay đến cơ sở thực hiện xét nghiệm, người bệnh nên bảo quản trong điều kiện lạnh.
Mẫu phân khi được đưa đến phòng thí nghiệm sẽ được kỹ thuật viên lấy một lượng nhỏ cho vào ống nghiệm. Sau đó thêm hóa chất hoặc chất tạo màu đặc biệt vào. Nếu ống nghiệm xuất hiện màu xanh dương chứng tỏ người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Hp. Thông thường, kết quả kiểm tra thường có sau đó 1 – 4 ngày.
3. Xét nghiệm máu tìm Hp
Khi cơ thể bị vi khuẩn Hp xâm nhập, chúng sẽ tự sản sinh ra kháng thể kháng Hp và kháng thể này thường có trong máu. Chính vì vậy, khi xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện người bệnh có bị nhiễm khuẩn hay không.
Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn Hp là một trong những thủ thuật phổ biến, có mặt ở hầu hết các cơ sở thăm khám. Tuy nhiên, biện pháp này thường không được ưu tiên vì chúng thường cho kết quả dương tính giả khá cao. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do vi khuẩn Hp tồn tại ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể như vòm miệng, đường ruột có thể cho kết quả dương tính mặc dù chúng hoàn toàn không gây hại.
Ngoài ra, lý do mà phương pháp này ít được ưu tiên là vì sau khi vi khuẩn Hp ở dạ dày đã được tiêu diệt, người bệnh đã khỏi hoàn toàn nhưng kết quả xét nghiệm vẫn dương tính. Nguyên nhân là do kháng thể Hp vẫn tồn tại trong máu qua thời gian dài dẫn đến kết quả chẩn đoán sai.
4. Nội soi, sinh thiết tìm vi khuẩn Hp
Bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi có đầu nhỏ gắn camera luồn vào ống thực quản của bệnh nhân đến dạ dày. Sau khi xác định được vết loét, kỹ thuật viên sẽ lấy một mẫu mô nhỏ ngay tại vị trí đó và tiến hành làm xét nghiệm. Dựa vào các xét nghiệm Clo Test hoặc quan sát hình thái của tổn thương hay thực hiện nuôi cấy vi khuẩn, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán.
Nhìn chung, xét nghiệm nội soi thường giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp đánh giá mức độ triệu chứng và vị trí tổn thương do vi khuẩn Hp gây ra. Từ đó giúp phán đoán diễn tiến và có hướng điều trị bệnh phù hợp.
Xét nghiệm vi khuẩn Hp ở đâu?
Xét nghiệm vi khuẩn Hp giúp phát hiện và có hướng điều trị bệnh sớm. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng biết được cơ sở xét nghiệm uy tín, nhanh và chính xác. Do đó, để biết địa chỉ thực hiện xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn Hp nhanh và chính xác, chúng tôi xin giới thiệu một số địa chỉ tại Hà Nội và TP.HCM dưới đây:
1. Địa chỉ xét nghiệm vi khuẩn Hp tại Hà Nội
+ Khoa tiêu hóa của bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện hàng đầu của khu vực miền Bắc với nhiều khoa bệnh lý khác nhau. Bệnh viện tập trung đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao.
Vào năm 2014 Trung tâm Nội soi Tiêu hóa Việt Nam – Nhật Bản của Khoa Tiêu hóa đã được thành lập dựa trên nền tảng hợp tác giữa bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Trường Đại học Nagoya (Nhật Bản). Chính vì vậy, bệnh viện được nhiều bệnh nhân tin tưởng và chọn là nơi thăm khám, điều trị bệnh.
- Địa chỉ: Tầng 5 nhà P của Bệnh viện Bạch Mai tại số Số 78 Giải Phóng – Phường Phương Mai – Quận Đống Đa – Hà Nội
- Điện thoại: 04.62598285
- Email: [email protected]
+ Khoa tiêu hóa của bệnh viện Trung Ương Quân đội 108
Là một trong những địa chỉ thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán vi khuẩn Hp chính xác và uy tín, được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Bệnh viện tọa lạc tại số 1 Trần Thánh Tông – Bạch Đằng – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
+ Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện E
Trung tâm Tiêu hóa của bệnh viện E là tổ hợp các chuyên ngành tiêu hóa thực hiện đầy đủ các chức năng khám và điều trị nội, ngoại khoa kết hợp với nội soi chẩn đoán. Do đó, bệnh nhân có thể lựa chọn nơi đây để thực hiện xét nghiệm vi khuẩn Hp. Bệnh viện tọa lạc tại số 89 đường Trần Cung – Nghĩa Tân – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
1. Địa chỉ xét nghiệm vi khuẩn Hp tại TP.HCM
+ Khoa nội tiêu hóa bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện lớn của cả nước. Nơi đây cũng được xem là địa chỉ khám, xét nghiệm và điều trị vi khuẩn Hp uy tín. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi tập trung đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm. Bệnh nhân có thể đến bệnh viện Chợ Rẫy tại địa chỉ số 201B Nguyễn Chí Thanh – Phường 12 – Quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp.
+ Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM
Nếu có nhu cầu xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn Hp, bệnh nhân có thể đến bệnh viện Đại học Y dược TPHCM tại địa chỉ số 215 Đường Hồng Bàng – Phường 11 – Quận 5 – TP. Hồ Chí Minh. Đây là một trong những nơi thăm khám và chữa bệnh uy tín với sự hội tụ của nhiều bác sĩ giỏi.
Điều trị HP sớm phòng tránh biến chứng nguy hiểm
Đánh giá về mức độ nguy hiểm của vi khuẩn HP, Bác sĩ Tuyết Lan, cho biết: Khi có những triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh không nên chủ quan, cần tìm ngay phương pháp để chữa trị kịp thời để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, viêm phúc mạc, ung thư dạ dày,…
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sử dụng thuốc Đông y là phương pháp có ưu điểm toàn diện nhất hiện nay. Thuốc Đông y tập chung vào tấn công, ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn HP. Đồng thời, các vị thảo dược giúp bồi bổ cơ thể bệnh nhân, nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tái phát hiệu quả.
“Hơn 40 năm tham gia thẩm định nhiều bài thuốc hay, tôi đề cao hiệu quả tấn công vi khuẩn HP của bài thuốc Sơ can Bình vị tán. Đây là bài thuốc có thành phần từ hàng chục loại thảo dược quý giá mang lại hiệu quả cao và bền vững nhất trong số các phương thuốc điều trị HP hiện nay.” – Ths.BS Tuyết Lan chia sẻ.
Được biết, Sơ can Bình vị tán là bài thuốc được nghiên cứu và phát triển bởi Trung tâm Thuốc dân tộc – đơn vị đi đầu về y học cổ truyền tại Việt Nam. Bài thuốc được chia làm 3 chế phẩm nhỏ. Tuỳ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp linh hoạt từ 2-3 chế phẩm thuốc.
1. SƠ CAN BÌNH VỊ – VIÊM LOÉT HP
Công dụng: Cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng. Điều trị Hp dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.
2. SƠ CAN BÌNH VỊ – TRÀO NGƯỢC
Công dụng: Chống trào ngược, ợ hơi, ợ chua, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng.
3.CAO BÌNH VỊ
Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Làm lành vùng tổn thương, giúp cầm máu, giảm trào ngược thực quản, giảm ợ hơi, ợ chua, giảm viêm đau.
Bài thuốc được bào chế từ thảo dược tự nhiên. 70% nguồn dược liệu bào chế thuốc được lấy tại vườn dược liệu sạch chuẩn GACP – WHO do Thuốc dân tộc xây dựng. Chính vì vậy, bài thuốc rất an toàn, lành tính và không có tác dụng phụ. Thuốc phù hợp với cơ địa của nhiều bệnh nhân từ phụ nữ, trẻ em, người già.
Bài thuốc được bào chế dưới dạng cao và dạng viên hoàn. Thuốc rất tiện lợi, có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian cho người bệnh.
Năm 2018, Trung tâm Thuốc dân tộc đã tiếp nhận gần 3000 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Có nhiều người đã thất bại ở các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, sau khi kết thúc liệu trình, 96% người bệnh đã tiêu diệt được vi khuẩn HP. Đến nay vẫn không ghi nhận trường hợp nào tái phát hay bị tác dụng phụ khi dùng thuốc.
NSND Trần Nhượng đẩy lùi thành công bệnh dạ dày của nhờ Sơ can Bình vị tán
Hy vọng những thông tin nêu trên giúp bệnh nhân trả lời được thắc mắc “Xét nghiệm vi khuẩn hp dạ dày bằng cách nào, ở đâu tốt?”. Để tìm được địa chỉ thăm khám uy tín, nhanh chóng với kết quả chính xác, người bệnh nên đến những bệnh viện lớn có khoa Nội tiêu hóa để thực hiện xét nghiệm.