Bài Thuốc Từ Cây Nhọ Nồi Chữa Đau Dạ Dày Giúp Giảm Đau Nhanh
Dùng cây cỏ nhọ nồi chữa đau dạ dày là bài thuốc dân gian đã được kiểm chứng qua bao đời. Một số bằng chứng cho thấy các hoạt chất trong loại cây này có tác dụng giảm đau, cầm máu và đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
- 6 biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày cần tránh xa
- Nguyên tắc về dinh dưỡng giúp hỗ trợ điều trị viêm đau và trào ngược dạ dày hiệu quả
Công dụng của cây nhọ nồi trong điều trị đau dạ dày
Cây nhọ nồi có nhiều tên gọi khác như cỏ nhọ nồi, cỏ mực, hàn liên thảo,… Thảo dược này có vị ngọt, hơi chua, tính hàn, quy về các kinh tỳ vị giúp giải nhiệt, tiêu độc, cầm máu, cải thiện chức năng gan thận.
Tại Ấn Độ, hàng ngàn năm nay người dân ở đất nước này đã dùng cỏ nhọ nồi làm thuốc trị bệnh gan, chữa ăn uống lâu tiêu, chóng mặt, giã đắp lên vết thương cho mau lành. Y học cổ truyền Trung Quốc cũng dùng toàn cây ( bao gồm cả rễ, thân, lá cành ) để làm thuốc cầm máu, chữa chảy máu ở dạ dày, tử cung.
Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy trong cây cỏ mực chứa nhiều chất có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày như:
- Vitamin K: Có tác dụng cầm máu, ngăn chặn tình trạng chảy máu dạ dày, làm nhanh lành các vết loét cũng như tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
- Flavonozit và carotene: Những chất này có tác dụng trung hòa axit trong dịch vị dạ dày, qua đó giảm cảm giác ợ chua, buồn nôn và ngăn chặn tình trạng viêm loét dạ dày do axit tiết ra quá nhiều.
- Tanin: Khi vào cơ thể, tanin sẽ tạo thành một chất kết tủa che phủ niêm mạc dạ dày, bảo vệ tổn thương khỏi nhiễm trùng, làm se lành vết loét.
Nhờ những tác dụng trên mà ngày càng có nhiều bệnh nhân dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày với hy vọng không phải lệ thuộc vào các loại thuốc tây chứa nhiều tác dụng phụ.
4 cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày
Cây nhọ nồi có thể dùng độc vị hoặc phối hợp cùng một số thảo dược khác để điều trị đau dạ dày tại nhà.
1. Trị đau dạ dày bằng cây nhọ nồi nguyên chất
– Nguyên liệu:
- 1 nắm lá nhọ nồi
- 200ml nước đun sôi để nguội
– Cách sử dụng:
- Nhọ nồi đem rửa và ngâm kỹ với nước muối pha loãng để loại bỏ sạch bụi bẩn và vi khuẩn
- Vớt nhọ nồi ra rổ cho ráo nước rồi đem xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
- Trong quá trình xay, thêm nước vào để các chất trong cây nhọ nồi được giải phóng ra nước
- Lọc bỏ bã, lấy nước cốt chia uống 2 lần trong ngày.
2. Bài thuốc chữa đau dạ dày chảy máu từ cây nhọ nồi
Một số trường hợp bị đau dạ dày kèm theo tình trạng xuất huyết. Dấu hiệu đặc trưng là tình trạng đi cầu ra máu, phân đen hoặc trong chất dịch có máu. Trường hợp này có thể dùng bài thuốc sau:
Nguyên liệu:
- 50g cây nhọ nồi
- 4 quả đại táo
- 25g bạch cập
- 15g cam thảo
Trong đó:
+ Bạch cập: Vị thuốc có tác dụng cầm máu, chỉ huyết, tiêu viêm. Thực nghiệm trên chó bị thủng dạ dày cho thấy bạch cập có thể tạo ra một lớp màng che phủ lỗ thủng.
+ Cam thảo: Bổ sung vitamin C và Glyxyziric có tác dụng chống oxy hóa, kích thích tiết dịch dạ dày bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của axit và vi khuẩn Hp.
+ Đại táo: Kiện tỳ, ích khí, nâng cao hiệu quả của các vị thuốc còn lại.
Cách sử dụng:
- Các vị trên đem rửa cho sạch bụi.
- Cho tất cả vào ấm, đổ thêm 1 lít nước vào đun sôi
- Vặn lửa nhỏ liu riu tiếp tục sắc cho đến khi thuốc cạn còn 300ml
- Gạn thuốc ra chia uống 2 lần vào bữa trưa và bữa tối. Dùng tốt nhất là sau khi ăn khoảng 30 phút.
- Khi dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày theo cách này, mỗi ngày bạn nên uống 1 thang. Dùng liên tục một thời gian để thấy được hiệu quả.
3. Kết hợp 6 vị thuốc bắc với cỏ nhọ nồi chữa đau dạ dày
Để cải thiện nhanh các triệu chứng đau dạ dày, các thầy thuốc y học cổ truyền đã kết hợp cây nhọ nồi cùng với 6 vị thuốc khác mỗi thứ một ít. Đa số đều rất dễ kiếm và có sẵn trong vườn nhà.
– Nguyên liệu:
- Cây nhọ nồi khô hoặc tươi
- Hương phụ: Giảm đau dạ dày, kích thích tiêu hóa, giảm triệu chứng khó tiêu, buồn nôn, đau bụng ở những người bị bệnh dạ dày.
- Bột sừng trâu: Vị thuốc này được sử dụng trong đông y với tên gọi ngưu giác. Nó có công dụng thanh nhiệt, làm mát máu, tiêu thũng, giảm đau, chữa chảy máu dạ dày.
- Kinh giới: Chống dị ứng, an thần, kháng khuẩn
- Đậu ván: Có tính ấm, vị ngọt, giúp kiện tỳ, giải độc, cải thiện chức năng tiêu hóa
- A giao: Đây là một loại keo được điều chế từ da con lừa. Nó có tác dụng bổ máu, nhuận trường, kích thích sản sinh tế bào hồng cầu, đồng thời tạo ra lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Rễ cây hoa trang đỏ: Vị thuốc được biết đến với tác dụng giảm đau dạ dày, hoạt huyết, tiêu sưng. Qua đó, làm tổn thương trong dạ dày nhanh lành hơn.
– Cách thực hiện:
- Các vị thuốc đã chuẩn bị đem trộn lẫn với nhau hợp thành một thang
- Cho thuốc vào ấm sắc cùng 700ml nước
- Đun lửa nhỏ liu riu để thuốc cô đặc lại còn một nửa
- Chia thuốc làm 2 – 3 lần uống. Dùng khi dạ dày lên cơn đau hoặc uống sau các bữa ăn chính.
4. Điều trị đau dạ dày với bài thuốc từ cây nhọ nồi, hoài sơn, trắc bá diệp và một số nguyên liệu khác
Bên cạnh những cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày ở trên, dân gian còn truyền tai nhau bài thuốc chữa bệnh khác như sau:
Chuẩn bị:
- Lá cỏ nhọ nồi
- Hoài sơn: Bổ tỳ vị, lợi huyết, cải thiện khả năng tiêu hóa, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng.
- Trắc bá diệp: Cầm máu, nhuận tràng, an thần, chống đầy bụng
- Cây mần tưới: Giúp hoạt huyết, thông kinh, giảm sưng đau, chống mệt mỏi, an thần, mang đến cho người bệnh một giấc ngủ ngon hơn.
- Hoa hoè: Chứa rutin – một chất có khả năng làm tăng sức chịu đựng của các mao mạch trong thành dạ dày, lương huyết, cầm máu.
- Hương phụ ( củ gấu ): Vị thuốc nổi tiếng với tác dụng kháng viêm, giảm đau. Nó có khả năng ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như trực khuẩn lị hay tụ cầu khuẩn vàng.
- Gạo nếp: Bổ sung nguồn năng lượng, chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào cho cơ thể, làm giảm thiệt hại của các gốc tự do đối với niêm mạc dạ dày.
Liều dùng các vị trên sẽ được thầy thuốc điều chỉnh để phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người.
Cách sử dụng:
- Các nguyên liệu đã chuẩn bị cho vào ấm bằng đất nung sắc với 1 lít nước. Trong thời gian sắc nhớ bịt kín miệng vòi ấm để hơi thuốc không bay hết ra ngoài.
- Canh cho đến khi nước trong ấm cạn còn 2 bát thì ngưng
- Chia uống vào buổi trưa và buổi tối để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra, chẳng hạn như buồn nôn, đau âm ỉ ở bụng.
Khám phá thêm: Bài thuốc Đông y chữa dạ dày giúp NSND Trần Nhượng thoát khỏi những cơn đau dai dẳng
Lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi
Trong quá trình dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày tại nhà, người bệnh cần nắm rõ một số vấn đề sau:
Những đối tượng không nên dùng cây nhọ nồi chữa bệnh:
- Bệnh nhân bị đau dạ dày kèm theo viêm đại tràng mãn tính
- Người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng
- Đối tượng có biểu hiện sôi bụng
- Phụ nữ mang thai dùng cỏ nhọ nồi theo đường uống có thể gây sảy thai
Thận trọng:
Cân nhắc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày cho nhóm đối tượng sau:
- Người bị huyết áp thấp
- Trẻ em
- Người mắc chứng đông máu hoặc đang dùng các thuốc làm loãng máu
- Bệnh nhân bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày nặng, cơn đau diễn ra liên tục ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng ăn uống và giấc ngủ.
Tương tác thuốc:
Cây cỏ nhọ nồi có khả năng cầm máu nên có thể tương tác với thuốc chống đông máu làm giảm tác dụng của loại thuốc này. Vì vậy, tránh sử dụng nhọ nồi chữa bệnh trong thời gian bạn đang được điều trị với các thuốc như :
- Warfarin (Coumadin®)
- Dicoumarol
- Phenylindadion,…
Ngoài ra, một số loại thuốc tân dược hay thảo dược cũng có thể tương tác với cây nhọ nồi dẫn đến những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Người bệnh nên thận trọng ghi chép lại danh sách những loại thuốc mình đang dùng và tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ để chắc chắn rằng việc dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của các thuốc này.
Chế độ kiêng cữ khi dùng nhọ nồi chữa bệnh:
Khi chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi hay bất kì phương pháp nào khác, bệnh nhân đều phải tuân theo một chế độ kiêng cữ nhất định trong ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày . Điều này sẽ giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh, nâng cao hiệu quả của thuốc.
Liên quan đến vấn đề này, bệnh nhân cần lưu ý:
- Kiêng ăn các thực phẩm lạnh vì chúng có thể kích thích co bóp cơ trơn trong dạ dày, làm cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
- Tránh ăn đồ cay hoặc các thức ăn chứa nhiều axit, chẳng hạn như xoài, khế chua, các món gỏi…
- Ăn chín, uống sôi. Tránh ăn đồ sống khiến dạ dày có nguy cơ bị nhiễm khuẩn nặng hơn và dẫn đến tiêu chảy.
- Tránh đưa các thức ăn khó tiêu hóa vào thực đơn, chẳng hạn như thịt đỏ, thịt mỡ, đồ ăn chế biến sẵn.
- Nói không với bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích
- Ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên như nghệ, gừng, tỏi, trà xanh, sữa chua, cam thảo, hạt thì là…
- Tránh stress, ngủ đủ giấc
Ngoài ra, để điều trị một cách hiệu quả, ngoài việc sử dụng các phương pháp hỗ trợ giảm đau từ cây nhọ nồi, bệnh nhân cũng nên kết hợp dùng thuốc đặc trị để đẩy lùi hoàn toàn được bệnh dạ dày.
Bác Sĩ Tuyết Lan Đánh Giá Về Bài Thuốc Sơ Can Bình Vị Tán Điều Trị Bệnh Dạ Dày Được Giới Thiệu Trên VTV2 Vì Sức Khỏe Người Việt