Dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai và cách khắc phục
Trào ngược dạ dày khi mang thai là vấn đề mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Tình trạng này không nguy hiểm nhưng vẫn có thể gây ra tác động xấu đến sức khỏe thai kỳ. Chính vì thế mà chị em cần chú ý để sớm khắc phục.
Tìm hiểu về tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai
Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ rất dễ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, điển hình nhất phải kể đến là tình trạng trào ngược dạ dày. Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng acid dịch vị trào ngược lên thực quản và gây ra những triệu chứng khó chịu.
Vấn đề này đã khiến nhiều chị em không khỏi lo lắng. Bởi mang thai là thời kỳ rất nhạy cảm, bất cứ vấn đề sức khỏe nào từ mẹ cũng có thể tác động đến sự phát triển của thai nhi.
Chị em cần nắm được các thông tin về chứng trào ngược dạ dày khi mang thai để hỗ trợ phát hiện cũng như xử lý kịp thời.
1. Nguyên nhân
Các nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày ở mẹ bầu cũng tương tự như các đối tượng khác. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những yếu tố mang tính đặc thù hơn.
Phải kể đến một số vấn đề sau đây:
- Hormone relaxin có xu hướng sản sinh nhiều hơn trong thai kỳ ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Cụ thể là làm chậm quá trình co bóp, khiến thức ăn bị ứ đọng. Điều này sẽ kích thích acid dịch vị tiết ra nhiều hơn, tăng nguy cơ trào ngược và phát sinh triệu chứng.
- Thai nhi càng phát triển thì tử cung sẽ càng phải mở rộng. Từ đó gây ra không ít sức ép cho dạ dày. Khiến dạ dày có xu hướng bị đẩy lên phía trên. Kết hợp với việc phải chiu nhiều áp lực thì tình trạng trào ngược cũng rất dễ phát sinh.
- Trong khoảng thời gian thai nghén, mẹ bầu thường hay thèm ăn các loại đồ chua với hàm lượng acid cao. Dẫn đến dạ dày cũng tăng tiết acid hơn bình thường. Và đây cũng là nguyên nhân làm phát sinh tình trạng trào ngược dạ dày trong thai kỳ.
Ngoài ra, tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai còn liên quan trực tiếp đến tâm lý của mẹ bầu. Bởi trong thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên gặp phải tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài do tâm sinh lý biến đồi liên tục.
2. Dấu hiệu nhận biết
Cùng với những thay đổi trong thời kỳ mang thai, khi bị trào ngược dạ dày, các triệu chứng ở mẹ bầu có thể sẽ được kích hoạt ở mức độ nặng nề hơn. Chị em cần chú ý đến các dấu hiệu dưới đây để có thể phát hiện sớm:
Ợ hơi, ợ nóng:
Đây là triệu chứng không thể tránh khỏi khi mẹ bầu bị trào ngược dạ dày. Tình trạng này không chỉ phát sinh khi ăn no mà còn xuất hiện ngay cả khi bụng đói. Đôi khi ợ hơi, ợ nóng còn để lại vị chua dai dẳng trong miệng.
Buồn nôn, nôn:
Nếu đang ở trong thai kỳ thì triệu chứng này của bệnh sẽ dễ bị các chị em nhầm lẫn với tình trạng buồn nôn do thai nghén. Chính vì thế mà chị em cần chú ý nhiều hơn để tránh nhầm lẫn.
Sự trào ngược của acid dịch vị lên phía trên thực quản rồi lên họng sẽ gây kích thích ở niêm mạc họng. Từ đó tạo cảm giác buồn nôn, đôi khi mẹ bầu còn bị nôn ra cả dịch nhầy lẫn thức ăn.
Đau tức vùng ngực và thượng vị:
Triệu chứng này ở mẹ bầu sẽ được kích hoạt mạnh mẽ hơn so với những người bình thường. Nhất là khi thai nhi phát triển lớn, bởi dạ dày phải chịu thêm áp lực từ tử cung và bị đẩy lên phía trên.
Lượng acid trào ngược lên có thể gây kích thích tại các đầu mút sợi thân kinh ở niêm mạc thực quản. Từ đó cơ quan cảm ứng sẽ phát tín hiệu đau ngay tại vùng thượng vị và ngực. Mẹ bầu sẽ thường xuyên có cảm giác bị đè nén, thặt ở ngực, thậm chí còn lan ra cả phía sau vùng lưng.
Ngoài các dấu hiệu đặc trưng trên đây, mẹ bầu còn có thể gặp các triệu chứng khác. Điển hình như miệng tiết nhiều nước bọt, khản họng, khó nuốt, ho khan…
Trào ngược dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?
Tình trạng trào ngược dạ dày được các chuyên gia đánh giá chưa phải là vấn đề quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu nó kích hoạt khi mang thai thì lại là vấn đề đáng quan ngại. Bởi bất cứ vấn đề sức khỏe nào từ phía mẹ bầu nếu không trực tiếp cũng sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Ở bệnh trào ngược dạ dày, triệu chứng của bệnh không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần mà còn tiềm ẩn các nguy cơ khác. Điển hình nhất là hoạt động của hệ tiêu hóa gặp vấn đề. Điều này khiến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng ngưng trệ. Từ đó không đảm bảo được dưỡng chất cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Nếu không sớm can thiệp thì tình trạng trào ngược dạ dày còn làm phát sinh các vấn đề nghiêm trọng hơn. Lượng acid dịch vị trào lên thường xuyên sẽ bào mòn niêm mạc thực quản. Đôi khi còn kích thích các phản ứng viêm phát triển. Từ đó làm tăng nguy cơ viêm loét thực quản, viêm vòm họng… Thậm chí lâu dài còn tiềm ẩn nguy cơ ung thư.
Cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai
Việc sử dụng thuốc điều trị thường không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai. Và thuốc chỉ được yêu cầu trong những trường hợp thật sự khẩn thiết. Đối với điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai cũng tương tự như vậy.
Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên quá lo lắng, bởi ngoài thuốc thì còn rất nhiều cách có thể khắc phục vấn đề này. Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng mà các mẹ có thể chọn cách phù hợp với mình.
Sau đây là một số liệu pháp khắc phục chứng trào ngược dạ dày khi mang thai được áp dụng phổ biến nhất:
1. Sử dụng thảo mộc tự nhiên
Các loại thảo mộc từ tự nhiên thường rất an toàn cho sức khỏe, ít phát sinh các tác dụng ngoại ý. Chính vì thế mà mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng để khắc phục các triệu chứng trào ngược. Gừng, nghệ, nha đam, trà hoa cúc là những giải pháp quen thuộc nhất.
Sử dụng gừng:
Gừng là loại nguyên liệu rất quen thuộc với đặc tính kháng viêm rất cao. Một số hoạt chất trong gừng có thể giúp ức chế hình thành prostaglana. Từ đó hỗ trợ cho quá trình trung hòa acid dịch vị.
Thực hiện: Sử dụng 50g gừng tươi đem rửa sạch và thái lát. Đun với 250ml nước sôi trong 5 phút. Để cho hơi ấm rồi uống trực tiếp.
Tinh bột nghệ:
Thành phần curcumin đồi dào trong tinh bột nghệ có tác dụng hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Nó có thể thúc đẩy quá trình co bóp của dạ dày, đồng thời giảm tiết acid dịch vị.
Thực hiện: Dùng 3 muỗng tinh bột nghệ trộn đều với 2 muỗng mật ong (sử dụng muỗng cà phê để đo lường). Chia làm 3 lần dùng/ngày, mỗi lần 1 muỗng.
Sử dụng nha đam:
Đây cũng là một giải pháp an toàn nhưng lại rất đơn giản cho mẹ bầu khi bị trào ngược dạ dày. Các thành phần từ nha đam được cho là có thể giúp giảm tiết acid dịch vị. Đồng thời cân bằng tốt sự xáo trộn ở hệ tiêu hóa.
Thực hiện:Lá nha đam đem rửa sạch, gọt vỏ bỏ đi và giữ lại phần thịt. Cho vào máy xay sinh tố để nghiền nát, sau đó trộn với một ít mật ong. Dùng đều đặn 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần 2 thìa vào trước bữa ăn 30 phút.
Dùng trà hoa cúc:
Trà hoa cúc ngoài tác dụng thanh nhiệt, an thần còn giúp ích rất nhiều cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Nó có thể làm giảm co thắt, trung hòa acid dạ dày đồng thời hỗ trợ khắc phục cả hội chứng ruột kích thích.
Thực hiện: Dùng 5 – 6 bông hoa cúc đem rửa sạch rồi sấy khô. Hãm với khoảng 150ml nước sôi trong 10 phút. Chờ đến khi trà ấm thì uống trực tiếp. Nên dùng trước khi đi ngủ ít nhất là 60 phút.
2. Xoa bóp bấm huyệt
Đây cũng là một trong những giải pháp được đánh giá là an toàn nhưng lại rất công hiệu có thể đáp ứng tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai.
Xoa bóp, ấn huyệt sẽ tác động trực tiếp lên thần kinh, mạch máu cũng như các cơ quan thụ cảm. Từ đó có thể làm biến đổi các yếu tố về nội tiết và thể dịch, đồng thời nâng cao hoạt động của hệ thần kinh.
Trong xoa bóp ấn huyệt trị chứng trào ngược dạ dày, cần xác định đúng vị trí của các huyệt sau đây:
- Huyệt Tam túc lý: Nằm ngay dưới đầu gối, cách bờ của xương ống chân 1,8cm và cách hõm xương bánh chè 5,4cm.
- Huyệt Nội quan: Nằm ở ngay giữa mặt trong của cổ tay, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé, cách điểm cuối của bàn tay khoảng 3cm.
- Huyệt Thái xung: Nằm trên bàn chân, ở giữa trũng sâu cách mu bàn chân khoảng 3 – 4cm, thẳng với kẽ của ngón chân cái và ngón chân thứ 2.
- Huyệt Khí hải: Nằm trên đường thẳng chạy dọc rốn và ngực, cách rốn về phía dưới khoảng 1,5cm.
- Huyệt Trung quản: Cũng nằm trên đường chạy dọc giữa rốn và ngực, cách rốn về phía trên một khoảng 5cm.
Để đảm bảo sự an toàn, việc bấm huyệt điều trị trào ngược dạ dày cho mẹ bầu cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn. Các mẹ không nên tự ý day ấn bởi nếu thực hiện không đúng vị trí huyệt có thể khiến rủi ro phát sinh.
3. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan tiêu hóa. Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày một phần cũng là lo ăn uống thiếu lành mạnh. Vì thế mà việc điều chỉnh và cân bằng lại chế độ ăn uống là vấn đề cần thiết.
Các mẹ bầu nên chú ý đến một số vấn đề như sau:
- Chia các bữa ăn chính ra thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no, đồng thời cũng không để bụng đói.
- Loại bỏ các đồ cay nóng, chua, thực phẩm lên men, đồ chiên xào, trái cây nhiều vitamin C ra khỏi khẩu phần ăn.
- Tránh uống rượu bia, thức uống chứa cafein hay có gas.
- Bổ sung thêm rau xanh để ngăn ngừa tình trạng khó tiêu, táo bón.
- Tuyệt đối không nằm ngay hoặc vận động mạnh lúc mới ăn xong.
4. Duy trì lối sống lành mạnh
Bên cạnh những biện pháp nêu trên thì việc duy trì một lối sống lành mạnh cũng có thể giúp mẹ bầu cải thiện được một số triệu chứng trào ngược. Đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Dưới đây là một số lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa:
- Không nên thức khuya, làm việc nhiều vào buổi tối, cố gắng cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi.
- Chú ý đi ngủ đúng giờ, đảm bảo một ngày ngủ ít nhất 8 tiếng khi đang mang thai.
- Luyện tập thể dục đều đặn với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hay một số động tác yoga đơn giản để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Kiểm soát và duy trì cân nặng ở mức phù hợp trong thai kỳ.
- Mặc quần áo rộng thoáng để không làm tăng áp lực cho dạ dày và vùng bụng.
Trên đây là tất cả những thông tin về tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai. Trong trường hợp triệu chứng có dấu hiệu nặng, không đáp ứng với các liệu pháp điều trị tại nhà, mẹ bầu hãy tìm đến bác sĩ ngay lập tức để được hỗ trợ.