Trào ngược dạ dày thực quản gây ho, viêm họng phải làm sao?

Ho, viêm họng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hai triệu chứng này xảy ra cũng có thể là do trào ngược dạ dày thực quản gây nên. Vậy trào ngược dạ dày gây ho, viêm họng phải làm sao để giải quyết dứt điểm biểu hiện khó chịu này? 

Trào ngược dạ dày thực quản gây ho viêm họng

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid từ dạ dày chuyển ngược lên ống thực quản. Acid này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và thực quản gây nên chứng ợ nóng, ợ chua hoặc nóng rát ở ngực.  Đây đều là những triệu chứng nhận biết đặc trưng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, ngoài dấu hiệu này ra, ho mãn tính hoặc viêm họng cũng là biểu hiện thường gặp ở người mắc phải căn bệnh này. Trào ngược dạ dày thực quản thường xuyên xảy ra có thể gây loét hoặc tổn thương vĩnh viễn ở thực quản và dạ dày. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản. Vì vậy, người bệnh cần khám và điều trị sớm.

Mối quan hệ giữa trào ngược dạ dày thực quản và ho, viêm họng

Theo các chuyên giã tư vấn sức khỏe cho biết, ho mãn tính và viêm họng là hai trong những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Ho mãn tính được định nghĩa khi ho kéo dài trong 8 tuần hoặc lâu hơn. Còn viêm họng xảy ra khi acid trào ngược dẫn đến viêm. Mặc dù, ho mãn tính và viêm họng không phải là triệu chứng nhận biết điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhưng có ít nhất 25% các trường hợp ho đều do GERD gây nên.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trào ngược dạ dày thực quản luôn là nguyên nhân gây ho. Ở đây, ho và viêm họng chỉ là một trong những vấn đề hô hấp phổ biến, một người có thể mắc một triệu chứng riêng lẻ hoặc đôi khi gặp cả hai tình trạng ho, viêm họng và trào ngược dạ dày cùng một lúc.

Trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến ho, viêm họng như thế nào?

Ở một số trường hợp trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến ho và viêm họng. Cơ chế gây bệnh được giải thích theo hai nghĩa sau đây:

  • Nghĩa thứ nhất, ho xảy ra như một hành động phản xạ được đặt ra bởi acid dạ dày trào ngược vào thực quản
  • Cơ chế thứ hai, acid dạ dày khi trào ngược lên ống thực quản có thể chảy vào cổ họng và thanh quản dẫn đến trào ngược thanh quản (LPR). Khi đó, dây thành quản sẽ bị kích ứng và gây ho như một cơ chế chống lại acid trào ngược. Nếu vấn đề này thường xuyên lặp lại có thể gây viêm dây thanh quản dẫn đến các triệu chứng như khàn tiếng, ho, có cảm giác mắc kẹt trong cổ họng,..
Viêm họng trào ngược
Trào ngược thực quản chính là nguyên nhân gây ho mãn tính và viêm họng

Phân biệt viêm họng, ho thông thường và viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản

Viêm họng, ho thông thường và viêm họng, ho do trào ngược thực quản thường có triệu chứng tương đồng nhau nên rất dễ gây nhầm lần. Đặc biệt là đối với người bệnh không đủ kiến thức chuyên môn để nhận biết dẫn đến việc điều trị sai khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Do đó, để việc điều trị mang lại kết quả tốt, bệnh nhân cần phân biệt rõ hai triệu chứng giữa hai căn bệnh này.

Cụ thể, viêm họng thông thường thường xuất hiện với các biểu hiện như sốt, nhức đầu, ho, hắt hơi, đau khớp hoặc đau cơ. Còn đối với viêm họng trào ngược dạ dày ngoài triệu chứng ho, sốt và đau nhức ở họng, người bệnh còn gặp phải biểu hiện, nóng rát ở ngực, đầy hơi, ăn không tiêu hoặc buồn nôn, ợ chua,… 

Chính vì vậy, khi gặp triệu chứng viêm họng, ho kèm theo ợ chua, buồn nôn,… bệnh nhân nên tiến hành thăm khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý chữa bệnh khi chưa được chẩn đoán để tránh tình trạng bệnh chuyển nặng gây tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Chẩn đoán ho, viêm họng do trào ngược dạ dày

Để chẩn đoán trào ngược dạ dày và ho mãn tính, viêm họng có mối liên quan, các bác sĩ thường sẽ dựa vào tiền sử bệnh và đánh giá triệu chứng của từng bệnh nhân. Bên cạnh đó, họ cũng có thể chẩn đoán GERD bằng cách theo dõi pH.

Tuy nhiên, thủ thuật này thường ít sử dụng hơn bởi xét nghiệm này thường phức tạp hơn. Để thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ đặt đầu dò qua mũi vào ống dẫn thức ăn để đo độ pH thực quản.

Điều trị trào ngược dạ dày gây ho, viêm họng

Nguyên tắc của điều trị viêm họng trào ngược hay ho do trào ngược dạ dày là nhằm mục đích làm giảm trào ngược dạ dày. Đồng thời giúp ngăn ngừa viêm họng và ho chuyển nặng. Để kiểm soát hai triệu chứng liên quan đến trào ngược dạ dày, đầu tiên người bệnh nên thay đổi lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày. Đặc biệt đối với bệnh nhân có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình cần kiểm soát vấn đề này chặt chẽ hơn. Cụ thể:

+ Thay đổi lối sống

Những đối tượng bị ho hoặc viêm họng do trào ngược acid dạ dày gây nên nên thử các cách sau đây để cải thiện bệnh ngay tại nhà.

  • Nên duy trì chỉ số cân nặng ở mức độ ổn định: Việc làm này có thể giúp làm giảm áp lực lên dạ dày. Từ đó giúp làm giảm sản sinh acid và hạn chế tình trạng trào ngược acid dạ dày lên ống thực quản
  • Mặc quần áo rộng: Quần áo bó sát cũng chính là nguyên nhân làm tăng áp lực lên dạ dày gây nên chứng trào ngược acid dạ dày. Do đó, để kiểm soát triệu chứng bệnh, người bệnh nên chuyển sang dùng quần áo rộng
  • Nâng đầu giường hoặc dùng gối cao đầu: Để quản lý tốt triệu chứng ho do trào ngược dạ dày vào ban đêm, người bệnh nên sử dụng gối cao đầu hoặc nâng đầu giường lên một góc 45 độ để giảm tăng tiết acid
trào ngược dạ dày gây viêm họng
Ngừng hút thuốc lá chính là cách giúp giảm ho do trào ngược dạ dày gây nên
  • Ngừng hút thuốc lá: Theo một số thống kê, hầu hết các trường hợp hút thuốc lá đều có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu và cải thiện triệu chứng ho, viêm họng, bệnh nhân nên ngưng ngay việc hút thuốc
  • Không nên nằm ngay sau ăn: Việc nằm nghỉ ngay sau ăn sẽ gia tăng áp lực lên dạ dày khiến acid dạ dày được điều tiết nhiều hơn. Điều này dẫn đến chứng trào ngược và các triệu chứng liên quan đến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Vì thế, sau khi ăn xong bệnh nhân nên ngồi nghỉ tại chỗ 15 – 20 phút rồi hãy nằm
  • Ăn chậm, không nên ăn nhiều bữa ăn lớn: Tiêu thụ quá nhiều thức ăn trong ngày có thể gây tác động đến cơ thắt thực quản dưới (LES). Điều này đồng nghĩa với việc LES mở rộng và cho phép acid dạ dày trào lên ống thực quản nhiều hơn dẫn đến ho và viêm họng ngày càng nặng hơn

+ Thay đổi chế độ ăn uống

Để bệnh nhanh chóng bình phục, người bệnh nên kiêng ăn những thực phẩm có tính kích hoạt sản sinh acid làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày sau:

  • Rượu
  • Sô cô la
  • Trái cây có múi như cam, quýt, bưởi
  • Tỏi
  • Cà phê chứa caffain
  • Thực phẩm chiên
  • Thức ăn cay nóng
  • Hành

+ Điều trị bằng thuốc

Trong trường hợp áp dụng các cách nêu trên không mang lại kết quả, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc không kê đơn hoặc kê đơn để chữa trào ngược dạ dày và các triệu chứng bệnh liên quan, trong đó có ho và viêm họng. Một số loại thuốc bác sĩ thường kê đơn cho người bệnh dùng như:

  • Thuốc kháng acid: Thuốc có sẵn tại quầy thuốc, do đó, người bệnh có thể mua không cần kê đơn. Ngoài ra, baking soda cũng là thuốc kháng acid người bệnh có thể lựa chọn điều trị tại nhà. Tuy nhiên, cách sử dụng và liều dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ
  • Thuốc ức chế thụ thể H2
  • Thuốc bơm proton (PPI)

Hầu hết các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây nên đều sẽ thuyên giảm sau khi bệnh nhân thay đổi lối sống, chế độ ăn kèm theo cả dùng thuốc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nghiêm trọng các cách nêu trên không mang lại kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật nhằm giải quyết trào ngược dạ dày và triệu chứng liên quan như viêm họng hoặc ho mãn tính.