Viêm dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và bài thuốc chữa bệnh

Viêm dạ dày là bệnh lý thường gặp khiến chúng ta vô cùng đau đớn. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống và năng suất lao động. Về lâu dài, bệnh có thể biến chứng thành ung thư dạ dày cực kỳ nguy hiểm. Cùng tìm hiểu ngay những triệu chứng và cách chữa bệnh từ gốc bằng Đông y ngay dưới đây để tránh những hệ lụy không đáng có. 

Viêm dạ dày là gì? Bệnh có những giai đoạn nào?

Theo TS.Bác sĩ Nguyễn Thị Thư – Nguyên Viện Trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM:

“Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị sưng, viêm. Bệnh phát triển theo 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính với diễn biến khác nhau. Người bệnh cần phân biệt được mình đang gặp phải tình trạng nào để có cách xử lý phù hợp.”

bệnh viêm dạ dày
Nhận biết viêm dạ dày cấp và mãn tính như thế nào?

Viêm dạ dày cấp

Người bệnh được chẩn đoán viêm dạ dày cấp tính khi tình trạng viêm, sưng niêm mạc dạ dày xảy ra đột ngột. Bệnh có tính chất tạm thời và thường đi kèm với triệu chứng xuất huyết dạ dày.

Viêm dạ dày mãn tính

Khác với tình trạng cấp tính, tĩnh trạng mãn tính diễn ra một cách từ từ và âm ỉ trong cơ thể người bệnh trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, nếu viêm dạ dày cấp tính không được giải quyết nhanh gọn thì cũng sẽ dẫn đến tình trạng mãn tính. 

Chuyên gia cho biết, tình trạng dạ dày bị viêm thường bắt đầu với những cơn cấp tính và có những biểu hiện tương đối rõ ràng. Chính vì vậy, khi thấy những dấu hiệu bệnh thì bạn cần đi khám ngay lập tức, tránh để bệnh phát triển thành mãn tính.

Các triệu chứng viêm dạ dày thường gặp

Biểu hiện của bệnh lý này khá dễ nhận biết. Bạn hoàn toàn có thể nghi ngờ mình bị viêm dạ dày nếu gặp phải những vấn đề sau đây:

Đau tức vùng thượng vị

Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, chắc chắn người bệnh không thể nào tránh khỏi tình trạng đau dạ dày. Căng tức và đau vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn) chính là cảnh báo đầu tiên cho thấy dạ dày bạn đang bị viêm.

Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội, cũng có trường hợp thấy đau quặn từng cơn. Ở mức độ nặng, cơn đau thậm chí còn lan ra vùng bụng xung quanh, lên ngực và sau lưng.

Bệnh dạ dày gây đau thượng vị
Đau thượng vị là triệu chứng đầu tiên cảnh báo bạn bị viêm đau dạ dày

Buồn nôn và nôn

Người bệnh sẽ hay cảm thấy buồn nôn, kể cả khi no lẫn khi đói. Cảm giác thường dễ chịu hơn sau khi nôn, tuy nhiên sau đó cơn đau sẽ lại tiếp tục hoành hành. Nhiều người bệnh khi thấy nôn nao trong người hay có thói quen móc họng để cảm thấy thoải mái hơn, nhưng ngược lại việc này lại rất hại cho dạ dày, gây mất nước và chất điện giải.

Ợ hơi, ợ chua

Lượng axit trong dạ dày thường tăng cao khi dạ dày bị viêm, dẫn tới triệu chứng ợ hơi, ợ chua ở người bệnh sau mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể cảm thấy nóng rát ngực và cổ trong trường hợp bị trào ngược.

Chán ăn, rối loạn tiêu hóa

Do tất cả các vấn đề trên mà bệnh nhân viêm đau dạ dày luôn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc lo sợ khi ăn xong thì sẽ càng đau và khó chịu hơn. Điều này khiến cho nhiều người bệnh bị suy nhược cơ thể.

Chán ăn là dấu hiệu bệnh viêm dạ dày
Đau dạ dày do viêm loét khiến người bệnh lười ăn, chán ăn, làm cho cơ thể cũng bị suy nhược

Với những vấn đề trên, cuộc sống hàng ngày của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bởi vậy mà cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có thể khắc phục kịp thời vấn đề của bản thân. 

Nguyên nhân viêm dạ dày theo từng dạng

Có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm đau, trong đó bao gồm: chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học, căng thẳng, stress, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, sử dụng nhiều chất kích thích hoặc do dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,…

Ngoài ra, bệnh lý này nói chung cũng có thể phân chia thành một số trường hợp chuyên biệt. Theo đó các kiểu viêm đau khác nhau lại có nguyên nhân gây bệnh không giống nhau:

Viêm dạ dày HP

Đây là tình trạng viêm gây ra bởi vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Thực chất, trong dạ dày ai cũng có vi khuẩn HP. Ở người khỏe mạnh, lượng vi khuẩn HP rất thấp và thậm chí còn có thể giúp ức chế một số vi khuẩn có hại.

Tuy nhiên, nếu bị lây nhiễm từ người đang bị bệnh hoặc vì một số lý do khác khiến cho lượng vi khuẩn HP tăng cao, chúng sẽ phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, lâu ngày có thể gây ra loét và chảy máu dạ dày.

nguyên nhân đau dạ dày do vi khuẩn hp
Thống kê số người bị viêm đau dạ dày do vi khuẩn HP

Viêm dạ dày trào ngược

Đây là bệnh lý xuất phát từ tình trạng trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là do chúng ta thường xuyên đồ chua, cay, nóng hoặc thức ăn khó tiêu, làm kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit. Từ đó dẫn đến dư axit dạ dày, lâu ngày sẽ làm tổn thương niêm mạc và gây ra trào ngược. 

Viêm dạ dày tá tràng

Tá tràng là phần nối giữa dạ dày và đầu ruột non. Viêm dạ dày – tá tràng là bệnh lý về tổn thương niêm mạc quanh vùng dạ dày và tá tràng. Nguyên nhân có thể do ăn uống, do nhiễm khuẩn hoặc do dùng thuốc giảm đau, kháng sinh.

Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột xảy ra do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus. Bệnh lý này có thể lây lan qua nguồn nước, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hoặc qua tiếp xúc với người bị bệnh.

Nhìn chung, viêm niêm mạc dạ dày là bệnh lý khá phức tạp khi mỗi trường hợp lại có thể dẫn đến những vấn đề khác nhau. Vậy nhưng dù xảy ra vì nguyên nhân gì thì đây vẫn là bệnh lý không thể coi thường khi vô tình mắc phải.

Viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Với nhịp sống của xã hội hiện đại, viêm đau dạ dày trở thành căn bệnh vô cùng phổ biến. Ở mức độ nhẹ, bệnh lý này chưa có gì nguy hiểm nhưng đã có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh do đau bụng và khó chịu.

Tuy nhiên, vì nhiều người vẫn còn xem nhẹ tình trạng đau dạ dày, cho rằng đây không phải là vấn đề nghiêm trọng thì đó là sai lầm. Bệnh nếu kéo dài lâu và không có bất cứ biện pháp nào can thiệp thì nguy cơ dẫn đến biến chứng là rất cao.

biến chứng của viêm dạ dày
Những biến chứng nguy hiểm của viêm niêm mạc dạ dày

Đối mặt với nhiều nguy hiểm tiềm ẩn, vậy người bệnh cần phải làm gì để ngăn không cho bệnh phát triển hơn nữa? Và bệnh lý này có thể chữa như thế nào? Chuyên gia sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này ngay sau đây.

Viêm dạ dày nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Để cải thiện bệnh lý về dạ dày, chúng ta cần phải bắt đầu từ chế độ ăn uống. Với các bệnh lý về dạ dày nói chúng, thì việc ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Đơn giản là vì những thứ bạn nạp vào người đều đi qua dạ dày và ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động của cơ quan tiêu hóa này.

Nguyên tắc đầu tiên trong việc ăn uống đó là phải lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn, virus, hay ký sinh trùng. Thứ hai đó là phải ăn chín, uống sôi, quá trình chế biến cũng cần phải sạch sẽ. Bên cạnh đó thì cũng có một số loại thực phẩm người bị viêm niêm mạc dạ dày nên ăn và ngược lại.

chế độ ăn uống cho người bị viêm đau dạ dày
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh dạ dày

Viêm dạ dày ăn gì?

Để tránh các cơn đau gia tăng dữ dội, bệnh nhân có thể chọn các món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh nên ăn những nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc: trứng, các chế phẩm từ sữa, mật ong, trà nóng,…
  • Thực phẩm giàu canxi, protein và kẽm: tôm, cá, bắp cải,…
  • Thực phẩm giúp giảm dịch vị axit dạ dày: cơm, bánh mì, xôi,…

Viêm dạ dày không nên ăn gì?

Đầu tiên, người bệnh phải tuyệt đối tránh xa đồ chua, cay, nóng, đồ uống có gas, các chất kích thích bao gồm thuốc lá, cà phê, bia, rượu,… Những thứ này khiến cho axit dạ dày tăng cao càng làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Sau khi điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân, người bệnh cần tiếp tục tìm giải pháp để điều trị một cách hiệu quả. Để giúp độc giả có thể dễ dàng nắm bắt được, chúng tôi đã tổng hợp và tóm tắt các phương pháp dưới đây.

Viêm dạ dày cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh biến chứng về sau

Phương pháp điều trị viêm đau dạ dày nào hiệu quả?

Viêm đau dạ dày là căn bệnh vô cùng phổ biến, nhưng để trị bệnh một cách triệt để thì không phải đơn giản. Vậy nên y học luôn không ngừng nghiên cứu và tìm kiếm những phương pháp điều trị mới, không chỉ hiệu quả hơn mà còn cần đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Thuốc Tây y điều trị viêm dạ dày

Khi dạ dày bị tổn thương, người bệnh có thể phải kết hợp sử dụng rất nhiều loại thuốc. Các nhóm thuốc điều trị tình trạng đau dạ dày bao gồm:

  • Thuốc giảm tiết axit dạ dày: nizatidine, cimetidin, famotidine,…
  • Thuốc kháng axit dạ dày: stomafar, hy droxyd, magnes, maalox,… 
  • Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP: amoxicilline, clarithromycin, imidazole, …
  • Thuốc ức chế proton ngăn chặn bài tiết dịch vị: omeprazole, lanzoprazole, pantoprazole,…
  • Thuốc tạo màng bảo vệ niêm mạc: silicate al, silicate mg, subcitrate,…

Tuy nhiên, để sử dụng các thuốc này người bệnh cần có ý kiến chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc về uống bởi thuốc Tây thường đi kèm tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

điều trị dạ dày bằng thuốc Tây
Ưu nhược điểm khi điều trị bằng thuốc Tây

Thuốc Tây y có ưu điểm là làm giảm các triệu chứng nhanh, nhưng nhược điểm lại là không thể khôi phục được tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Ngược lại, dùng thuốc Tây lâu dài còn có nguy cơ bào mòn dạ dày. Vậy nên nhiều người khi ngưng thuốc một thời gian thì bệnh lại tái phát.

Các bài thuốc dân gian chữa viêm đau dạ dày

Có rất nhiều các mẹo dân gian giúp người bệnh bị viêm niêm mạc dạ dày giảm bớt các cơn đau, giúp dễ tiêu hóa hơn để hạn chế việc dạ dày phải tiết nhiều axit, hoặc giúp tạo lớp màng bảo vệ phần bị viêm, loét. Người bệnh có thể thực hiện các bài thuốc dân gian từ những nguyên liệu hết sức đơn giản và quen thuộc.

thuốc dân gian chữa dạ dày
Một số bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị

Các bài thuốc dân gian hầu như vô cùng đơn giản và dễ thực hiện bằng cách ăn hoặc đun uống mỗi ngày. Nếu chăm chỉ sử dụng, tình trạng viêm tại dạ dày có thể cải thiện nhanh chóng và người bệnh cũng cảm thấy dễ chịu phần nào.

Tuy nhiên cần lưu ý, đây chỉ là biện pháp để hỗ trợ việc điều trị chính đạt hiệu quả tốt hơn chứ không thể dùng như một phương pháp chữa bệnh.

Điều trị viêm đau dạ dày bằng bài thuốc y học cổ truyền

Theo y lý của y học cổ truyền (Đông y), viêm dạ dày xuất phát từ tình trạng tỳ vị hư yếu, khiến cho sức khỏe đường tiêu hóa suy giảm. Vậy nên muốn chữa bệnh cần nhổ bỏ được vấn đề gốc rễ đó, đồng thời làm lành các tổn thương trong dạ dày và diệt trừ các vi khuẩn gây hại.

Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Bác sĩ Tuyết Lan chia sẻ về quan niệm Đông y trong điều trị bệnh dạ dày

Trong Đông y, có rất nhiều cây thuốc nổi tiếng trong việc chữa bệnh dạ dày viêm đau. Kế thừa từ những bài thuốc cổ phương của dân tộc ta ngàn đời nay, Trung tâm Thuốc dân tộc – đơn vị hàng đầu về YHCT tại Việt Nam hiện nay, đã bào chế ra một bài thuốc dạ dày vô cùng hiệu quả qua nhiều quá trình nghiên cứu và đúc kết từ điều trị thực tế.

Sơ can Bình vị tán – Kết tinh từ hơn 10 bài thuốc cổ chữa đau dạ dày

Bài thuốc chữa dạ dày của Trung tâm Thuốc dân tộc có tên gọi là Sơ can Bình vị tán,  được tổng hòa từ hơn 10 bài thuốc cổ phương với thành phần là hàng chục các loại thảo dược thiên nhiên. Sau đó được các chuyên gia tại Trung tâm Thuốc dân tộc gia giảm lại liều lượng từng thành phần để dược tính trong tất cả các vị thuốc đạt đến độ hài hòa, không gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng.

thành phần của bài thuốc dạ dày Sơ can bình vị tán
Việc kết hợp nhiều loại thảo dược trong cùng 1 bài thuốc mang đến hiệu quả vượt trội hơn

Sơ can Bình vị tán mang đến công dụng vượt trội gì?

Sơ can Bình vị tán được chia làm 3 chế phẩm là Sơ can Bình vị – Viêm loét HP, Sơ can Bình vị – Trào ngược và Cao Bình vị. Công dụng của từng bài thuốc nhỏ như sau:

  • Sơ can Bình vị – Viêm loét HP: Cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Tiêu diệt vi khuẩn HP, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng. Điều trị Hp dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Sơ can Bình vị – Trào ngược: Chống trào ngược, ợ hơi, ợ chua, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng. Điều trị trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, tá tràng.
  • Cao Bình vị: Điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng. Làm lành vùng tổn thương, giúp cầm máu, giảm trào ngược thực quản, giảm ợ hơi, ợ chua, giảm viêm đau, thanh nhiệt giải độc và sát trùng.

Liên hệ ngay để được tư vấn liệu trình điều trị dứt điểm viêm dạ dày phù hợp nhất

Sở dĩ cần chia làm 3 chế phẩm như vậy vì có nhiều nguyên nhân gây bệnh và không phải lúc nào bệnh cũng gây ra những biểu hiện giống nhau. Vì vậy, khi thăm khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào vấn đề mà bệnh nhân gặp phải để kê đơn sao cho phù hợp nhất với tình trạng của mỗi người.

NSND Trần Nhượng chia sẻ về hiệu quả của Sơ can Bình vị tán sau 1 tháng điều trị

Bên cạnh việc có thể phối hợp linh hoạt các bài thuốc nhỏ với nhau, Sơ can Bình vị tán còn có nhiều ưu điểm:

  • Thuốc điều trị đến tận căn nguyên gây bệnh, giúp phục hồi chức năng dạ dày, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa nên đem lại hiệu quả lâu dài và ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường hệ thống miễn dịch, nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.
  • Không gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc dù sử dụng trong thời gian dài
  • Được bào chế dạng viên hoàn dễ uống, mùi thơm dễ chịu, thuận tiện hơn cho người bệnh

Lộ trình điều trị viêm đau dạ dày với Sơ can Bình vị tán

Thuốc Đông y thường tác động từ từ bởi các dược chất cần có thời gian để ngấm sâu vào trong cơ thể, từ đó mới có thể thanh nhiệt, giải độc, điều hòa khí huyết. Vậy nên người bệnh cần kiên nhẫn và tuân thủ nghiêm ngặt mọi chỉ định của bác sĩ thì thuốc sẽ phát huy hiệu quả theo lộ trình dưới đây:

Sơ can Bình vị tán chữa viêm dạ dày hiệu quả
Lộ trình sử dụng Sơ can Bình vị tán chữa viêm đau dạ dày

Tuy nhiên, dù một liệu trình như trên kéo dài lâu hơn khi dùng thuốc Tây y, nhưng hiệu quả điều trị của Đông y lại bền hơn rất nhiều. Lý do là vì thuốc Đông y tác động sâu và loại bỏ gốc rễ chứ không chỉ điều trị các triệu chứng dễ dàng thấy được.

Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Không phải sở dĩ Trung tâm Thuốc dân tộc trở thành đơn vị y tế có số lượng bệnh nhân đông đảo nhất cả nước. Mà đó là thành quả từ việc mang đến cho người bệnh những bài thuốc có hiệu quả thực sự, trong đó có Sơ can Bình vị tán.

Theo khảo sát trong năm 2018, Trung tâm Thuốc dân tộc đã tiếp nhận gần 3000 bệnh nhân bị viêm đau dạ dày, nhất là viêm loét Hp, trào ngược… Thế nhưng, sau khi sử dụng bài thuốc Sơ can Bình vị tán, gần như 96% bệnh nhân đều có kết quả tốt. Từ kết quả trên, Sơ can Bình vị tán đã nhận được không ít phản hồi tích cực từ phía những bệnh nhân tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Các chuyên gia đầu ngành cùng dành nhiều lời khen ngợi cho bài thuốc này.

Chia sẻ từ bệnh nhân thoát khỏi viêm đau dạ dày nhờ bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện YHCT Trung ương đánh giá: 

“Một trong những điều mà tôi thấy rất đặc biệt ở bài thuốc này là nó vừa có khả năng tấn công bệnh, vừa phục hồi được niêm mạc bị tổn thương, đồng thời còn bồi bổ tăng cường nâng cao sức đề kháng ngăn ngừa bệnh tái phát. Với 3 công dụng trong cùng một bài thuốc, Sơ can Bình vị tán có thể linh hoạt thay đổi để phù hợp với từng thể bệnh, từng thể trạng của mỗi người”.

PGS.Bs. Nguyễn Minh Tiến – nguyên phó khoa BV YHCT cho biết:

“Không ít những bài thuốc đã ra đời nhằm phục vụ nhu cầu chữa bệnh dạ dày cho hơn 60% dân số hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên sau khi kiểm nghiệm qua rất nhiều loại, xét về mức độ hiệu quả và độ an toàn đối với phần đa người bệnh thì tôi và nhiều đồng nghiệp đánh giá cao bài thuốc Sơ can Bình vị tán này.”

Chấm dứt viêm đau dạ dày ngay hôm nay cùng hướng dẫn từ đội ngũ chuyên gia đầu ngành

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu rất chi tiết bệnh viêm dạ dày và biết thêm về bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả của dân tộc ta được đúc kết từ bao đời nay. Chúc bạn chữa dứt điểm được căn bệnh này trong thời gian ngắn để nó không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.