Cách chữa đau dạ dày tại nhà, giảm đau cấp tốc

Những cách chữa đau dạ dày tại nhà từ giấm táo, lô hội, gừng hay các nguyên liệu có sẵn trong gian bếp dưới đây rất dễ thực hiện. Nếu được áo dụng đúng cách và phù hợp cơ địa, chúng có thể giúp giảm đau bao tử cực nhanh.

Đau dạ dày hay đau bao tử là triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP… Đôi khi thói quen ăn uống vội vàng, ăn quá no, căng thẳng thần kinh, uống nhiều chất kích thích cũng là nguyên nhân khiến cho dạ dày bị đau.

Những cơn đau thường xuất phát ở khu vực thượng vị một cách âm ỉ hoặc dữ dội. Tình trạng này còn kèm theo một số dấu hiệu khác như:

  • Kém ăn
  • Ợ nóng, ợ chua
  • Đầy hơi
  • Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nặng hơn có thể nôn ói ra máu tươi, máu đen

Sử dụng thuốc tân dược theo đơn bác sĩ có thể giúp cắt đứt cơn đau dạ dày nhanh chóng. Tuy nhiên nếu chưa kịp đến bệnh viện khám hoặc muốn áp dụng các cách giảm đau cấp tốc khi cần, bạn có thể tham khảo một số mẹo trị đau bao tử tại nhà theo kinh nghiệm dân gian dưới đây.

13 cách chữa đau dạ dày tại nhà hiệu quả nhanh

1. Cách trị đau bao tử tại nhà bằng giấm táo

Giấm táo là một trong những chất trung hòa axit dạ dày tuyệt vời nhờ có tính kiềm. Nguyên liệu này được tạo thành khi đường trong táo lên men và có khả năng giảm buồn nôn, đầy hơi, ợ nóng – những triệu chứng phổ biến của bệnh đau dạ dày.

cách chữa đau dạ dày tại nhà bằng giấm táo
Giấm táo giúp trung hòa axit, giảm đau dạ dày

Ngoài ra, thành phần axit axetic trong giấm táo còn giảm lượng tinh bột được tiêu hóa. Điều này cho phép tinh bột được đưa đến ruột nhiều hơn nhằm tạo điều kiện để vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển.

Trộn một muỗng canh giấm táo với nước ấm và 1 muỗng mật ong rồi nuốt từ từ. Thực hiện 2 lần trong ngày để ngăn ngừa các cơn đau dạ dày khó chịu, thúc đẩy tiêu hóa.

2. Cách chữa đau dạ dày bằng nước ép lô hội

Nước ép lô hội giúp làm giảm axit dư thừa , trị ợ nóng , táo bón, chống lại tình trạng nhiễm trùng và làm mau lành tổn thương viêm cũng như các vết loét trong dạ dày.

Nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân được thử nghiệm uống 10 ml (ml) nước ép lô hội mỗi ngày trong 1 tháng liên tục đã cải thiện được đáng kể các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.

Khi áp dụng cách chữa đau dạ dày tại nhà bằng lô hội cần lưu ý, nguyên liệu này có tác dụng nhuận tràng nên trong thời gian điều trị sẽ đi vệ sinh thường xuyên hơn. Vì vậy, nó không thích hợp với những người đang bị tiêu chảy.

3. Mẹo trị đau dạ dày bằng trà gừng hoặc bạc hà

Gừng và bạc hà đều là những thực phẩm tốt cho người bị đau bao tử. Chúng có tác dụng rõ rệt trong việc làm giảm buồn nôn, xoa dịu cơn đau khó chịu ở khu vực thượng vị có liên quan đến đau dạ dày.

Một số nghiên cứu cũng ghi nhận, tinh dầu bạc hà có khả năng làm thư giãn các cơ trơn trong đường tiêu hóa, chống co thắt dạ dày, nhờ đó giảm đau hiệu quả.

Bạn có thể thêm gừng hoặc bạc hà vào một loạt các công thức nấu ăn, hoặc sử dụng chúng dưới dạng trà. Mua trà túi lọc bán sẵn và nhúng vào nước nóng và uống 2 – 3 tách mỗi ngày.

Nếu trong nhà có sẵn dược liệu tươi, hãy lấy vài lát gừng tươi hoặc vài nhành bạc hà đem hãm với nước sôi trong 10 – 15 phút. Sau đó gạn ra để nguội và uống thay trà.

4. Giảm đau dạ dày nhanh bằng thủy trị liệu

Thủy trị liệu là phương pháp trị đau bao tử tại nhà bằng cách ngâm mình trong nước ấm hoặc chườm nóng ở khu vực dạ dày. Nó có tác dụng tăng cường lưu thông máu và làm thư giãn các cơ co bóp trong dạ dày. 

Mỗi khi bao tử lên cơn đau, bạn hãy pha sẵn một bồn nước ấm và ngâm mình vào trong đó 10 phút. Thêm vài giọt tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp hay đinh hương vào trong nước tắm để gia tăng hiệu quả và giúp thần kinh được thoải mái, bớt căng thẳng.

Chườm nóng là một trong những cách chữa đau dạ dày nhanh nhất tại nhà
Chườm nóng giúp xoa dịu cơn đau dạ dày tức thì

 Cách khác, bạn có thể sử dụng một cái khăn ấm, túi nước nóng, hoặc rang muối hột bỏ vào một cái tất sạch rồi chườm vào khu vực bị đau. Lặp lại 2 – 3 lần trong ngày, nằm im thư giãn bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả tức thì.

5. Ăn thì là giúp giảm đau dạ dày

Thì là – một loại rau gia vị có tác dụng giảm mùi tanh nên thường được các bà nội trợ thêm vào các món cá hoặc hải sản. Ngoài ra, đây còn là một vị thuốc chữa bệnh được dân gian tin dùng.

Y học cổ truyền ghi nhận, thì là tính ấm, giúp cân bằng khí huyết âm dương, thúc đẩy tiêu hóa. Bên cạnh đó, hoạt chất Anethole được tìm thấy trong thực phẩm này còn có tác dụng ức chế cơ trơn, qua đó làm dịu cơn đau do hiện tượng co thắt dạ dày gây ra.

Ngoài việc ăn lá thì là, bạn có thể áp dụng mẹo trị đau bao tử tại nhà bằng hạt thì là như sau:

  • Nhai nuốt 2 thìa cà phê hạt thì là sau các bữa ăn trưa và tối. Dùng trong vài tuần liên tục để tình trạng bệnh được cải thiện.
  • Dùng 100g hạt thì là hãm với nước sôi tương tự như pha trà, chia uống 3 lần. Trường hợp bị trào ngược dạ dày thì nên uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.

6. Giảm đau dạ dày nhờ uống đủ nước

Mất nước là một trong những lý do khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn và kém hiệu quả, đồng thời nó cũng gây có thắt dạ dày dẫn đến cảm giác đau và buồn nôn. Chính vì vậy, việc bổ sung nước đầy đủ có thể hữu ích khi bạn đang bị những cơn đau dạ dày hành hạ.

Nếu bạn cảm thấy bao tử bị đau sau khi tập thể dục hoặc vận động thể lực, hãy uống nước ngay. Ngoài nước lọc, có thể sử dụng các thức uống chứa chất điện giải, chẳng hạn như natri, magie hay kali để phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Nước dừa cũng là một loại đồ uống có thể giúp hỗ trợ giảm đau dạ dày nhờ tác dụng bù nước và chất điện giải nhanh chóng.

Cần cân đối lượng nước tiêu thụ với lượng chất lỏng được bổ sung từ các nguồn khác như nước canh rau, nước ép trái cây… cho phù hợp. Trung bình, một người trưởng thành được khuyên nên bổ sung 2 lít chất lỏng mỗi ngày. Tuy nhiên những người vận động, làm việc nhiều thì cần uống nhiều nước hơn. Tuy nhiên, những người đang có vấn đề về thận, tim, gan, tuyến giáp thì cần cắt giảm lượng nước tiêu thụ. Hãy trao đổi với bác sĩ điều trị của bạn để được tư vấn lượng chất lỏng cần dùng trong ngày thích hợp.

7. Massage – Cách giảm đau bao tử nhanh nhất

Táo bón, khó tiêu có thể kích thích cơ co thắt dạ dày và gây đau. Massage khu vực ảnh hưởng có thể làm thư giãn các cơ, thúc đẩy tiêu hóa và tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng tổn thương trong dạ dày. 

cách giảm đau bao tử nhanh nhất tại nhà bằng massage
Massage là cách trị đau bao tử tại nhà đang được nhiều người áp dụng

Bạn có thể dùng tay xoa bóp theo chuyển động tròn tại khu vực bị đau. Chú ý thực hiện nhẹ nhàng, không tỳ đè hoặc chà quá mạnh tay. Kết hợp hít thở sâu bằng mũi và thở ra lối miệng để thần kinh và cơ bắp được thư giãn, không còn hướng tâm trí về cơn đau. Trong một bài viết đăng tải trên tạp chí Gastroenterology của Mỹ, các nhà nghiên cứu cũng công bố việc hít thở sâu một cách nhịp nhàng có thể giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng trào ngược axit dạ dày.

8. Uống baking soda

Nếu bạn đang thắc mắc bị đau bao tử nên làm gì cho nhanh khỏi, hãy thử uống baking soda. Nguyên liệu này chứa natri bicarbonate – thành phần được tìm thấy trong nhiều loại thuốc kháng axit dạ dày. Nó giúp cân bằng PH và trung hòa axit, qua đó giảm đau dạ dày và cải thiện các triệu chứng khác đi kèm như buồn nôn, khó tiêu. 

Cách chữa đau dạ dày tại nhà bằng baking soda khá đơn giản như sau:

  • Lấy 1 thìa cà phê baking soda khuấy cùng 200ml nước
  • Quậy tan và nhấp từ từ từng chút một
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần để cơn đau trong dạ dày tan biến.

9. Bài thuốc trị đau dạ dày bằng gừng

Từ thời xa xưa, khi thuốc tân dược chưa thực sự phổ biến, con người đã biết sử dụng gừng như một phương thuốc chữa lành các chứng đau trong cơ thể, bao gồm cả tình trạng đau dạ dày. 

Nhiều nghiên cứu hiện đại đáng tin cậy đã chỉ ra, gừng chứa chất giảm đau, chống viêm tự nhiên. Ngoài ra nó còn hoạt động hiệu quả trong việc giảm buồn nôn và kích thích tiêu hóa.

Gừng có sẵn trong gian bếp ở nhiều dạng như gừng tươi, gừng khô, bột gừng hay trà túi lọc, tất cả đều giúp ích cho chứng đau dạ dày. Một số người thích nhai gừng tươi để giảm đau trong khi những người khác thì lại thích uống trà gừng. Lựa chọn cách thức sử dụng như thế nào là tùy vào sở thích của bạn. 

10. Mẹo giảm đau cấp tốc nhờ uống trà hoa cúc

Nhâm nhi 1 – 2 tách trà hoa cúc mỗi ngày có thể giúp giảm đau dạ dày thông qua tác dụng kháng viêm, kích thích tái tạo tổn thương của các chất có trong loại hoa này. Ngoài ra, trà hoa cúc còn được biết đến như một vị thuốc an thần tự nhiên, nó giúp người bệnh giảm lo lắng và ngủ ngon giấc hơn.

cách chữa đau dạ dày hiệu quả tại nhà
Uống trà hoa cúc có tác dụng thư giãn cơ trơn, giảm đau dạ dày

11. Giảm đau nhanh nhờ liệu pháp chườm nóng

Chườm nóng cũng là một trong những cách chữa đau dạ dày nhanh nhất tại nhà. Hơi ấm từ các vật dụng như chai nước nóng, đệm sưởi hay bọc muối rang có tác dụng tốt trong việc thư giãn cơ, chống co thắt dạ dày, qua đó giảm đau hiệu quả.

Tuy vậy, khi áp dụng mẹo này hãy chú ý, đừng sử dụng vật chườm quá nóng hoặc chườm quá lâu vì nó có thể khiến làn da của bạn bị bỏng.

12. Bài thuốc chữa đau dạ dày từ quế

Các hoạt chất trong quế, bao gồm eugenol, cinnamaldehyd, linalool có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào ở niêm mạc dạ dày. Một số chất khác được tìm thấy trong quế còn giúp trung hòa axit dạ dày, giảm đầy hơi – nguyên nhân thường gặp khiến dạ dày lên cơn đau.

Để sử dụng, trước tiên bạn hãy lựa chọn những thanh quế có chất lượng tốt đem về phơi khô, tán bột mịn. Dùng 1 muỗng bột quế trong bữa ăn hoặc pha quế với nước sôi tương tự như hãm trà uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

13. Mẹo trị bệnh bằng lá húng quế

Húng quế được sử dụng để trị đau dạ dày vì những lý do sau:

  • Chất eugenol trong húng quế có khả năng giảm sản xuất axit dạ dày
  • Húng quế kích thích vị giác, làm tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa và chống lại hiện tượng chuột rút cơ bụng
  • Hàm lượng cao chất axit linoleic hoạt động như một chất chống viêm mạnh
đau bao tử nên làm gì
Húng quế không chỉ tạo ra hương vị thơm ngon cho món ăn mà còn có tác dụng trị đau dạ dày

Khi bị đau dạ dày, bạn nên duy trì ăn vài ngọn lá húng quế tươi trong mỗi bữa ăn cho đến khi cơn đau được cải thiện. Ngoài ra, có thể dùng lá húng quế pha trà uống cũng khá hiệu quả.

Bị đau dạ dày khi nào nên đi khám bác sĩ?

Ở một số người, cơn đau dạ dày chỉ nhẹ, thoáng qua và biến mất sau vài giờ thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau nghiêm trọng, kéo dài và không đáp ứng được với những cách chữa đau dạ dày tại nhà thì nên tìm đến bác sĩ để được điều trị tốt hơn.

Trong một số tình huống nguy cấp, bạn nên tới bệnh viện ngay khi có các triệu chứng nghiêm trọng sau:

  • Đau dữ dội 
  • Đau dạ dày kéo dài ảnh hưởng đến viện ăn uống, ngủ nghỉ
  • Nôn ói, tiêu chảy nhiều, có dấu hiệu mất nước
  • Sốt
  • Tìm thấy máu trong phân hoặc chất nôn
  • Chóng mặt, ngất xỉu
  • Giảm cân nhiều không có chủ đích
  • Khó nuốt
  • Khu vực dạ dày cứng hoặc sờ thấy cục 

Thông qua các dấu hiệu và mức độ bệnh được ghi nhận qua thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc chữa đau dạ dày như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau…

Kết hợp song song giữa uống thuốc tây với những cách chữa đau dạ dày tại nhà ở trên có thể giúp nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế sự lệ thuộc vào thuốc. Tuy nhiên, trước khi tiến hành cần trao đổi với bác sĩ về khả năng tương tác giữa thuốc tân dược với thảo dược sử dụng nhằm đảm bảo an toàn.

Bạn cần biết

  • Thuốc điều trị đau dạ dày hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng
  • Người bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?