Bụng nóng cồn cào là bị gì? Làm sao hết?

Ăn không đúng giờ, thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng thuốc trong điều trị dài hạn,… là các nguyên nhân gây ra tình trạng bụng nóng cồn cào. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

bụng nóng cồn cào
Bụng nóng cồn cào là bị gì? Làm sao hết?

Nguyên nhân gây ra tình trạng bụng nóng cồn cào

Bụng nóng cồn cào là triệu chứng khởi phát do dạ dày bị kích thích và tổn thương. Triệu chứng này thường xảy ra sau khi ăn no và uống rượu bia. Tuy nhiên ở một số trường hợp, triệu chứng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Nếu thường xuyên cảm thấy bụng nóng và cồn cào, nguyên nhân có thể do:

1. Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Thực tế cho thấy tình trạng cồn cào, nóng rát bụng, khó chịu, đầy hơi,… có thể xảy ra do các thói quen ăn uống thiếu khoa học như:

bụng nóng cồn cào
Ăn thực phẩm cay nóng có thể khiến bụng nóng rát, cồn cào và khó chịu
  • Ăn quá no hoặc quá đói
  • Ăn không đúng bữa và ăn quá nhanh
  • Bỏ bữa
  • Sử dụng quá nhiều rượu bia và các thức uống có cồn khác
  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa gia vị cay nóng, acid, đồ hộp, thức ăn dầu mỡ,…
  • Vận động mạnh ngay sau khi ăn

Nếu duy trì các thói quen này trong một thời gian dài, bạn có thể mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…

2. Thường xuyên hút thuốc lá

Khói thuốc lá không chỉ gây hư hại phế quản và làm giảm chức năng hô hấp của phổi mà còn tác động tiêu cực đến cơ quan tiêu hóa.

Các chuyên gia cho biết, chất kích thích bên trong thuốc lá có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản và kích thích hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày.

Ở những người hút thuốc lá trong thời gian dài, dạ dày thường có xu hướng tiết nhiều acid và làm phát sinh các triệu chứng như đau thượng vị, nóng bụng, cồn cào, đầy trướng, ợ hơi,… Hơn nữa thói quen hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ viêm thực quản và trào ngược axit dạ dày.

3. Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Triệu chứng bụng nóng cồn cào, đau thượng vị, buồn nôn,… có thể là tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid, thuốc chứa corticoid, thuốc điều trị bệnh gout, ức chế miễn dịch,…

bụng nóng cồn cào
Sử dụng thuốc trong điều trị dài hạn là nguyên nhân gây ra tình trạng bụng nóng cồn cào

Cơ chế hoạt động của các loại thuốc này vô tình ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan tiêu hóa và làm phát sinh các triệu chứng khó chịu.

4. Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi niêm mạc ở dạ dày và tá tràng (phần đầu của ruột non) bị viêm và loét. Bệnh thường gây đau thượng vị, nóng bụng, đầy hơi, cồn cào, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… sau khi ăn.

Các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng còn có xu hướng nghiêm trọng hơn căng thẳng, thức khuya, làm việc quá sức, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và ăn thực phẩm cay nóng.

5. Tình trạng căng thẳng kéo dài

Căng thẳng ở hệ thần kinh trung ương có thể kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị và gây rối loạn chức năng ruột. Do đó ở những người bị căng thẳng kéo dài, bụng thường xu hướng cồn cào, nóng rát, đầy trướng,… sau khi ăn.

bụng nóng cồn cào
Người bị căng thẳng kéo dài thường có xu hướng đau thượng vị, táo bón, buồn nôn, cồn cào,… sau khi ăn

Hơn nữa người có tâm lý căng thẳng còn dễ gặp phải triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón.

Bụng nóng cồn cào – Làm sao khắc phục?

Triệu chứng bụng nóng cồn cào không chỉ gây khó chịu mà còn làm gián đoạn đời sống sinh hoạt và làm việc. Trong trường hợp gặp phải triệu chứng này, bạn có thể cải thiện với các biện pháp sau.

1. Mẹo giảm nhanh tình trạng nóng bụng, cồn cào

Để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, bạn có thể áp dụng các mẹo sau đây:

bụng nóng cồn cào
Có thể dùng trà gừng hoặc nước mật ong ấm để làm giảm triệu chứng bụng nóng, cồn cào,…
  • Uống nước ấm có thể làm dịu vùng niêm mạc bị kích thích và giúp trung hòa dịch vị dạ dày.
  • Sử dụng trà hoa cúc có thể giảm nóng rát ở dạ dày và bảo vệ ổ viêm loét ở cơ quan tiêu hóa. Hơn nữa trà hoa cúc còn hỗ trợ phục hồi vùng dạ dày bị tổn thương và hạn chế nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
  • Nếu bụng nóng cồn cào do uống rượu bia, bạn nên ăn vài lát bánh mì để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó bánh mì còn có tác dụng hút dịch vị dạ dày và giảm tình trạng cồn cào, khó chịu.
  • Bổ sung nước ép bưởi, trà gừng hoặc nước mật ong ấm để giảm đau bụng, nóng rát và cồn cào do căng thẳng, uống rượu bia và hút thuốc lá.
  • Ngoài ra với tình trạng căng thẳng kéo dài, bạn có thể ngồi thiền để kiểm soát tâm trạng, giải phóng suy nghĩ tiêu cực và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ở cơ quan tiêu hóa.
  • Có thể uống nước ép từ rau xanh (cần tây, rau má) để giảm nhanh các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra.

Các mẹo chữa này chỉ đem lại tác dụng tạm thời. Vì vậy bạn cần chủ động từ bỏ các thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng thiếu khoa học để hạn chế tình trạng tái phát.

2. Thay đổi thói quen dinh dưỡng và sinh hoạt

Như đã đề cập, triệu chứng bụng nóng cồn cào có thể khởi phát do thói quen sinh hoạt và ăn uống. Vì vậy để ngăn chặn tình trạng tái phát, bạn nên thay đổi một số thói quen thiếu lành mạnh.

bụng nóng cồn cào
Nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc để duy trì hoạt động ổn định của dạ dày và đường ruột
  • Tránh tình trạng ăn uống không đúng bữa, ăn quá nhanh hoặc quá no. Thay vào đó nên cân bằng khối lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ và ăn vào giờ giấc cố định.
  • Kiêng cử các loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày như đồ hộp, thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng,… và một số loại đồ uống có hại như nước ngọt có gas, rượu bia,…
  • Nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Tập trung vào nhóm thực phẩm đem lại nhiều lợi ích cho cơ quan tiêu hóa như ngũ cốc, rau xanh, củ quả, cá,…
  • Tuyệt đối không được bỏ bữa.
  • Nên hạn chế vận động trong ít nhất 30 phút sau khi ăn.
  • Tránh thức khuya, ngủ không đủ giấc và làm việc quá sức.
  • Cần giảm căng thẳng bằng cách đọc sách, bơi lội, vui chơi, nghe nhạc,…

3. Sử dụng thuốc đúng cách

Sử dụng thuốc có thể gây kích ứng lên dạ dày và đường ruột. Trong một số trường hợp sử dụng thuốc trong điều trị dài hạn, bạn có thể đối mặt với các tác dụng phụ nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày,…

Vì vậy bạn nên dùng thuốc đúng cách để giảm các rủi ro phát sinh:

  • Chỉ dùng thuốc khi có yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa hoặc nhân viên y tế.
  • Nên dùng Acetaminophen trong trường hợp có khả năng đáp ứng thay vì sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
  • Với trường hợp phải sử dụng NSAID trong điều trị dài hạn, bạn nên thông báo với bác sĩ tác dụng phụ để được thay thế bằng thuốc ức chế chọn lọc COX-2.
  • Nếu không thể thay thuốc, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng phối hợp với các loại thuốc kháng acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Nên uống thuốc cùng với nước lọc (khoảng 200 – 300ml) để tránh kích thích lên niêm mạc thực quản và dạ dày.
  • Tránh nằm sau khi uống thuốc khoảng 30 phút.
  • Nên dùng thuốc sau khi ăn và hạn chế sử dụng khi bụng đói.

Khi nào cần tìm gặp bác sĩ?

Bụng nóng cồn cào có thể là dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày tiến triển. Trong trường hợp không được điều trị, vùng niêm mạc bị viêm loét có thể tiến triển và gây ra biến chứng nặng nề.

bụng nóng cồn cào
Chủ động gặp bác sĩ khi tình trạng bụng nóng cồn cào đi kèm với các dấu hiệu nghiêm trọng khác

Vì vậy bạn nên tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Bụng nóng cồn cào kéo dài
  • Đau bụng dữ dội
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa (có trường hợp nôn ra máu)
  • Chán ăn
  • Người sụt cân không có chủ đích

Triệu chứng bụng nóng cồn cào có thể được cải thiện bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh và áp dụng mẹo chữa tại nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp, triệu chứng này cần phải can thiệp y tế để điều trị hoàn toàn. Vì vậy bạn nên xem xét các biểu hiện ở cơ quan tiêu hóa và chủ động trong việc thăm khám.

Tham khảo thêm: Bài thuốc Đông y giúp chấm dứt các chứng khó chịu do bệnh đau dạ dày được giới thiệu trên VTv2 Vì sức khỏe người Việt