Đau dạ dày cấp – Triệu chứng nhận biết và cách xử lý

Đau dạ dày cấp đặc trưng bởi những cơn đau xuất hiện đột ngột khiến nhiều người bối rối trong việc tìm cách xử lý. Ngoài ra, tình trạng đau thường xuyên diễn ra nếu không can thiệp đúng cách sẽ rất dễ phát sinh hệ lụy. Vậy khi bị đau dạ dày cấp bạn nên làm gì?

đau dạ dày cấp
Cần chú ý theo dõi và thăm khám kịp thời khi bị đau dạ dày cấp

Tìm hiểu về tình trạng đau dạ dày cấp

Tình trạng đau dạ dày cấp thường xuất hiện khi có sự kích thích hay viêm nhiễm kích hoạt ở niêm mạc dạ dày. Các cơn đau thường xuất hiện một cách đột ngột, mức độ đau tùy thuộc phần nhiều vào nguyên nhân kích hoạt.

Nếu không sớm phát hiện và điều trị thì bạn có thể sẽ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng hơn. Điển hình nhất là chứng viêm dạ dày mãn tính rất khó điều trị.

1. Nguyên nhân

Chứng đau dạ dày cấp thường dễ bị kích hoạt do một số nguyên nhân sau đây:

  • Nhiễm vi khuẩn: Thường gặp nhất là Helicobacter pylori. Loại vi khuẩn này phát triển quá mức sẽ kích thích niêm mạc dạ dày. Lâu dần kích hoạt tình trạng viêm nhiễm và làm khởi phát những cơn đau. Trong nhiều trường hợp còn khiến dạ dày bị xuất huyết.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid: Nhóm thuốc này nếu sử dụng trong thời gian sẽ dễ phát sinh phản ứng phụ làm hỏng lớp niêm mạc của dạ dày. Từ đó có thể gây ra các cơn đau cấp tính tại cơ quan này.
  • Các bệnh lý về đường tiêu hóa: Thống kê cho thấy rằng, không ít người đã gặp phải những cơn đau dạ dày cấp do các bệnh về đường tiêu hóa. Điển hình như bệnh Corhn, bệnh tự miễn, viêm loét dạ dày – tá tràng…
  • Tác nhân khác: Một số  yếu tố như ăn uống không lành mạnh, uống rượu bia, hút thuốc lá, áp lực, stress… cũng được cho là có thể kích hoạt những cơn đau dạ dày đột ngột.
dạ dày đau đột ngột
Uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ gặp những cơn đau dạ dày đột ngột

2. Triệu chứng

Tình trạng đau dạ dày cấp sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với chứng đau bụng thông thường. Chính vì thế mà bạn cần chú ý đề có thể nhận biết một cách chuẩn xác:

  • Đau bụng vùng thượng vị:

Đau dữ dội ở vùng thượng vị chứng là triệu chứng đầu tiên của cơn đau dạ dày cấp. Đi kèm với nó là tình trạng cồn cào, nóng rát ngay tại vị trí này.

Những cơn đau có thể kích hoạt ở bất cứ thời điểm nào nhưng thường gặp nhất là sau khi ăn no. Có khi, tình trạng đau còn xuất hiện lúc nửa đêm, quấy nhiễu cả giấc ngủ và gây mệt mỏi.

Trong một số trường hợp, cơn đau không biểu hiện dữ dội mà âm ỉ kéo dài, thỉnh thoảng mới thấy đau quặn từng cơn. Bên cạnh đó, bạn còn có thể bị tức ngực hay cơn đua lan ra cả phía sau vùng lưng.

  • Buồn nôn và nôn ói:

Ở tình trạng đau dạ dày cấp, đi kèm với những cơn đau thường là triệu chứng buồn nôn hay nôn ói. Người bệnh có thể bị nôn hết thức ăn ngay khi vừa mới ăn xong.

Sau mỗi lần nôn nhiều thì cơn đau thường sẽ giảm nhưng chỉ một lúc sau nó sẽ được kích hoạt trở lại. Nôn nhiều có thể gây ra tình trạng mất nước hay mất cân bằng điện giải khiến cớ thể mệt mỏi, nhợt nhạt…

Ngoài ra, những cơn đau dạ dày cấp còn có thể đi kèm những triệu chứng khác mà bạn cần chú ý hơn. Đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, tiêu chảy, chướng khí… là những biểu hiện rất thường gặp.

3. Mức độ ảnh hưởng

Rất nhiều người bệnh thường chủ quan khi gặp tình trạng đau dạ dày cấp, bởi trong nhiều trường hợp cơn đau có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, tình trạng này nếu không được can thiệp đúng lúc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

đau dạ dày cấp nguy hiểm không
Tình trạng đau dạ dày cấp tái diễn liên tục làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày

Đặc biệt là khi người bệnh bị nôn ói nhiều khiến mất nước và chất điện giải. Lúc này dễ khiến cho cơ thể mệt mỏi, choáng váng và gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, tình trạng viêm đau nếu tái phát nhiều lần sẽ nhanh chóng chuyển biến thành mãn tính, không thể điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, những cơn đau cấp tính do viêm nhiễm cũng tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị…

Một số cách xử lý nhanh khi bị đau dạ dày cấp

Nếu sớm phát hiện thì những cơn đau dạ dày cấp tính sẽ không khó để khắc phục. Bạn có thể kiểm soát tình trạng này với một số cách đơn giản như sau:

1. Giảm đau bằng mẹo

Một số cách đơn giản sau có thể sẽ giúp ức chế nhanh khi những cơn đau dạ dày cấp xuất hiện một cách đột ngột:

Uống nước đường lạnh:

Nước đường lạnh có thể giúp ổn định tức thì lượng acid dịch vị trong dạ dày. Từ đó có thể làm thuyên giảm một số triệu chứng khó chịu. Chỉ cần pha khoảng 2 thìa cà phê đường trong 220ml nước lạnh và uống trực tiếp. Có thể lặp lại một vài lần đến khi thấy cơn đau dạ dày cấp được khắc phục.

Sử dụng gừng:

Gừng có đặc tính ấm, tác dụng sát khuẩn, chống viêm nên thường được dùng phổ biến trong khắc phục các vấn đề tiêu hóa. Khi bị đau dạ dày đột ngột bạn cũng có thể sử dụng gừng để khắc phục tạm thời.

xử lý khi dạ dày đau đột ngột
Uống nước gừng ấm có thể giúp khắc phục tạm thời triệu chứng

Thực hiện: Sử dụng một miếng gừng nhỏ sửa sạch cạo vỏ rồi thái lát. Hãm gừng đã thái với 220ml nước sôi. Chờ cho nước ấm rồi uống trực tiếp. Nên uống chậm rãi để nước gừng có thể thầm dần vào niêm mạc đường tiêu hóa.

Uống nước dừa:

Đây cũng là một mẹo dân gian được cho là có thể khắc phục tình trạng đau dạ dày cấp tính. Hàm lượng khoáng chất và chất xơ dồi dào trong nước dừa có thể hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.

Đồng thời nước dừa còn khiến dạ dày giảm bớt tiết acid dịch vị. Ngoài ra, chỉ cần uống 1 trái dừa thì niêm mạc dạ dày có thể được làm mát và thải độc rất tốt.

Dùng baking soda:

Sử dụng loại nguyên liệu này cũng là một mẹo có thể giúp khắc phục tạm thời những cơn đau dạ dày cấp tính. Chỉ cần dùng 1 thìa bakinh soda hòa tan với 150ml nước ấm và uống trực tiếp.

2. Ăn uống và nghỉ ngơi

Cách bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, khi gặp phải những cơn đau dạ dày cấp bạn không nên ăn trong khoảng vài giờ sau đó. Khi bổ sung thức ăn nên chọn đồ ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Có thể lựa chọn cơm nhão, cháo, súp hay vài lát bánh mì để tránh gây kích ứng dạ dày.

Đồng thời tránh hoàn toàn các loại đồ ăn chua, cay hay nóng. Thức ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều muối đường, dầu mỡ cũng không nên dung nạp khi dạ dày đang bị đau.

Ngoài việc ăn uống thì chú ý nghỉ ngơi cũng là điều nên làm để tránh áp lực lên thành dạ dày. Tư thế nằm nghiêng là tư thế phù hợp khi đang bị đau dạ dày cấp.

3. Dùng thuốc kháng acid không kê đơn

Nhóm thuốc này sẽ giúp làm giảm sự tiết acid dạ dày trong quá trình hấp thụ thức ăn. Mặc dù không có tác dụng điều trị vết loét nhưng thuốc kháng acid có thể khắc phục được một số triệu chứng do dư thừa acid.

Khi bị đau dạ dày cấp, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng acid không kê đơn để khắc phục. Các loại phổ biến bao gồm: magiê hydroxit (Phillips ‘Sữa Magnesia), canxi cacbonat (Rolaids, Titralac, Tums), nhôm hydroxit (Amphojel, AlternaGEL), nhôm hydroxit và magiê hydroxit (Maalox, Mylanta), natri bicarbonate (Alka-S)…

chữa đau dạ dày cấp
Trong nhiều trường hợp, thuốc kháng acid có thể giúp đẩy lùi triệu chứng

Mặc dù đây là nhóm thuốc không kê đơn nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Đảm bảo về liều lượng và tần suất sử dụng để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn.

Đau dạ dày cấp – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu những cơn đau chỉ làm tạm thời, có thể khắc phục khi áp dụng các biện pháp xử lý tại nhà thì không có gì đáng quan ngại. Tuy nhiên, tình trạng đau đi kèm với những triệu chứng khác kéo dài trên 2 ngày thì bạn nên chú ý.

Lúc này, có nguy cơ cao bạn đang sống chung với bệnh viêm dạ dày cấp, thậm chí là mãn tính. Nên sớm tìm đến bác sĩ để thăm khám và điều trị đúng cách.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng cũng như thực hiện một số thủ thuật chuyên sâu để xác nhận bệnh. Đây chính là căn cứ để đưa ra cách điều trị phù hợp nhất.

Đau dạ dày cấp là tình trạng mà bạn tuyệt đối không nên xem nhẹ. Cần theo dõi sát sao để kịp thời thăm khám và có cách can thiệp đúng đắn nhất. Tránh chủ quan, tạo điều kiện cho các vấn đề nghiêm trọng phát sinh khiến việc điều trị trở nên khó khăn.