Các loại thuốc làm giảm axit dạ dày tốt nhất hiện nay 2020
Thuốc giảm axit dạ dày bao gồm thuốc kháng axit, thuốc chẹn H2 và thuốc ức chế bơm proton (PPI),… Những loại thuốc này thường được sử dụng nhằm mục đích làm giảm và trung hòa axit trong dạ dày. Từ đó, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh các bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm loét dạ dày.
Top 5 thuốc làm giảm axit dạ dày tốt nhất hiện nay
Các loại thuốc giảm tiết axit dạ dày có thể được sử dụng dưới dạng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn. Có ba loại thuốc không kê đơn thường dùng làm giảm axit dạ dày và điều trị chứng ợ nóng có thể kể đến như thuốc kháng acid, thuốc chẹn H2 và thuốc ức chế bơm proton.
Dưới đây là các loại thuốc giảm tiết axit dạ dày thường được bác sĩ kê trong đơn thuốc của bệnh nhân. Cụ thể như:
1. Ranitidine (Zantac)
Ranitidine là thuốc thuộc nhóm thuốc chẹn H2. Thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày do tiết nhiều axit dạ dày. Bên cạnh đó, Ranitidine còn được sử dụng để cải thiện các vấn đề sức khỏe như trào ngược dạ dày, ợ nóng, đau dạ dày,…
Thuốc Ranitidine có sẵn ở các quầy thuốc mà không cần bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc điều trị bệnh, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ. Để mang lại hiệu quả cao, bệnh nhân nên dùng thường xuyên. Tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều so với quy định. Đặc biệt, không tự ý ngưng dùng thuốc khi bệnh vẫn chưa khỏi hoàn toàn.
Thuốc Ranitidine có thể gây một vài phản ứng phụ như chóng mặt, nổi ban đỏ, tiêu chảy,… Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ hiếm gặp như ảnh hưởng đến gan, làm giảm bạch cầu,… Do đo, trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường, bệnh nhân nên ngưng sử dụng.
2. Famotidine (Pepcid)
Famotidine cũng là thuốc thuộc nhóm thuốc chẹn H2. Thuốc được dùng dưới dạng đường uốn và tiêm tĩnh mạch. Famotidine thường sử dụng để làm giảm axit trong dạ dày và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan như viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.
Famotidine dạng tiêm tĩnh mạch được chỉ định dùng trong thời gian ngắn khi người bệnh không thể sử dụng thuốc chữa bệnh bằng đường uống. Liều lượng và thời gian dùng thuốc ở người lớn dựa vào tình trạng bệnh của mỗi người. Đối với trẻ em, liều lượng dùng còn phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể.
Thuốc Famotidine thường sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể tự dùng tại nhà. Nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng in trên bao bì. Nếu trong quá trình dùng thuốc mà triệu chứng bệnh không thuyên giảm hoặc xấu đi, bệnh nhân nên liên hệ bác sĩ để được kiểm tra.
3. Cimetidine ( Tagamet HB)
Thuốc Cimetidine hoạt động bằng cách làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày. Từ đó, giúp giảm nhanh triệu chứng ợ nóng, đau và khó nuốt do trào ngược hoặc viêm loét dạ dày gây nên.
Thuốc Cimetidine có sẵn, không cần theo toa nhưng trước khi sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Có thể dùng thuốc chung với thức ăn hoặc dùng riêng. Để ngăn ngừa chứng ợ nóng, nên uống thuốc trước khi ăn khoảng 30 phút. Về liều lượng và thời gian điều trị cần dựa vào tình trạng y tế của mỗi người.
Tham khảo: Bài thuốc chữa đau dạ dày được giới thiệu trên chương trình Vì sức khỏe người Việt VTV2
4. Omeprazole (Prilosec)
Omeprazole là thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI) thường được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày và thực quản như loét hoặc trào ngược axit. Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm hàm lượng axit điều tiết trong dạ dày.
Thuốc Omeprazole có tác dụng làm giảm và kiểm soát triệu chứng ợ nóng, ho dai dẳng và khó nuốt. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp chữa lành các tổn thương do axit gây ra ở niêm mạc dạ dày và thực quản. Đồng thời, thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa viêm loét và ung thư thực quản.
Đối với thuốc Omeprazole không kê đơn, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc điều trị chứng ợ nóng đã xảy ra 2 ngày trở lên. Thời gian dùng ít nhất từ 1 – 4 ngày để đạt được hiệu quả tốt. Tuy nhiên, đối với thuốc được bác sĩ kê đơn, bệnh nhân chỉ cần dùng theo hướng dẫn từ bác sĩ.
5. Lansoprazole (Prevacid 24HR)
Lansoprazole có tác dụng ức chế dạ dày điều tiết axit, từ đó giúp làm giảm nhanh axit gây viêm trong dạ dày. Thuốc giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến dạ dày như ợ nóng, đầy hơi và khó nuốt.
Bên cạnh đó, Lansoprazole còn có tác dụng chữa lành những tổn thương ở thực quản và dạ dày do dịch tiết axit gây ra. Đồng thời, thuốc còn giúp ngăn chặn vết loét dạ dày lan rộng và tránh ung thư thực quản.
Thuốc Lansoprazole được sử dụng mỗi ngày 1 lần, nên uống trước khi ăn. Không tự ý tăng hoặc giảm liều để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong quá trình sử dụng, không được nhai hoặc nghiền nát thuốc. Tốt nhất nên nuốt cả viên nang.
Nếu muốn điều trị triệt để bệnh dạ dày bằng bài thuốc Đông y hàng ngàn người đã khỏi – Hãy kết nối ngay
Trên đây là 5 loại thuốc giảm axit dạ dày bao gồm cả kê đơn và không kê toa thường được bác sĩ chỉ định bệnh nhân sử dụng nhằm làm giảm axit dịch vị trong dạ dày. Tuy nhiên, xuyên suốt quá trình dùng thuốc, người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bởi các loại thuốc giảm tiết axit dạ dày nếu không sử dụng đúng về liều lượng và thời gian có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, lưu ý rằng những loại thuốc giảm đau Tây y này dễ gây ra nhiều tác dụng phụ, gây chóng mặt, hoa mắt và tránh lạm dụng để tránh phản tác dụng khiến bệnh nặng hơn. Người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để lựa chọn được bài thuốc đặc trị và an toàn hơn. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.!