Dạ dày yếu là gì? Những điều nên và kiêng khi dạ dày có vấn đề

Dạ dày yếu là thuật ngữ đề cập đến tình trạng dạ dày bị suy giảm hoặc rối loạn chức năng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi dạ dày có vấn đề, bạn nên xây dựng lối sống khoa học và chế độ ăn lành mạnh. Đồng thời nên hạn chế các thói quen xấu như thức khuya, hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia.

Dạ dày yếu là gì
Dạ dày yếu là gì? Nên làm gì và kiêng gì để khắc phục?

Dạ dày yếu là gì?

Dạ dày yếu đề cập đến tình trạng dạ dày bị suy giảm hoặc rối loạn chức năng do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP), lạm dụng thuốc chống viêm, thường xuyên hút thuốc lá và ăn uống không điều độ. Dạ dày yếu đặc trưng bởi triệu chứng đau thượng vị sau khi ăn, buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,…

Tình trạng này kéo dài có thể phát triển thành các vấn đề như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày,… Vì vậy ngay khi nhận thấy dạ dày có vấn đề, bạn nên thăm khám – điều trị và điều chỉnh lại lối sống.

Dạ dày có vấn đề nên làm gì?

1. Tiến hành thăm khám và điều trị

Ngay khi nhận thấy dạ dày có vấn đề, bạn nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán bệnh lý và tiến hành điều trị. Nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc tại nhà giúp kiểm soát cơn đau và ngăn chặn tiến triển.

Dạ dày yếu
Nên chủ động tìm gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy dạ dày có các dấu hiệu bất thường

Trong trường hợp dạ dày phát sinh những vấn đề nghiêm trọng như loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori đã phát sinh triệu chứng,… bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị chuyên sâu (kháng sinh, thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng thụ thể H2).

2. Bổ sung các thực phẩm có lợi

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Vì vậy ngay khi nhận thấy dạ dày có vấn đề, bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi.

Những loại thực phẩm này không chỉ nâng cao thể trạng, tăng hoạt động của hệ miễn dịch mà còn thúc đẩy hồi phục vùng niêm mạc viêm loét và ức chế các vi khuẩn có hại.

Dạ dày yếu
Người có dạ dày yếu nên tăng cường bổ sung rau xanh và các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa

Các loại thực phẩm người bị dạ dày yếu nên bổ sung, bao gồm:

  • Rau xanh: Rau xanh có độ pH kiềm, có tác dụng trung hòa axit trong dịch vị dạ dày, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, đau thượng vị, ợ chua, buồn nôn, nôn mửa. Ngoài ra bổ sung rau xanh thường xuyên còn làm giảm hiện tượng viêm loét và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày,…
  • Sữa chua: Sữa chua là loại thực phẩm tốt cho người gặp các vấn đề về dạ dày và đường ruột. Sữa chua chứa nhiều probiotic (lợi khuẩn) giúp cân bằng hệ vi sinh trong dạ dày và ức chế hoạt động của xoắn khuẩn Helicobacter pylori.
  • Thực phẩm mềm, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa: Khi dạ dày gặp vấn đề, bạn nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm mềm, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như bơ, chuối, cá hồi, ngũ cốc, trứng… Thực phẩm mềm giúp dạ dày dễ tiêu hóa, hấp thu, đồng thời làm giảm áp lực lên ổ viêm loét.
  • Uống nhiều nước: Bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày có thể trung hòa axit dạ dày, giảm đau thượng vị và ngăn chặn tình trạng viêm loét lan rộng.

3. Nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ

Ngoài chế độ dinh dưỡng, dạ dày còn chịu chi phối bởi thói quen sinh hoạt. Vì vậy trong thời gian này, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và chỉ làm việc trong khoảng 6 – 8 giờ/ ngày.

Bên cạnh đó, nên sinh hoạt đúng giờ giấc (ăn uống đúng giờ, ngủ trước 23 giờ và thức dậy vào 6 – 8 giờ sáng). Thói quen sinh hoạt điều độ có thể giúp ổn định hoạt động của dạ dày và kiểm soát quá trình sản sinh axit dịch vị.

Những điều cần kiêng khi dạ dày có vấn đề

Bên cạnh đó, khi dạ dày gặp vấn đề bạn nên kiêng cử các hoạt động, thức uống và thực phẩm sau:

1. Thực phẩm và đồ uống có hại

Thực phẩm và đồ uống có hại là một trong những nguyên nhân khiến dạ dày bị rối loạn hoạt động bài tiết dịch vị và có nguy cơ viêm loét cao hơn bình thường.

Tiếp tục bổ sung các đồ uống và thực phẩm này có thể khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, hư hại và dẫn đến các chứng bệnh như viêm dạ dày, loét dạ dày hoặc thậm chí là xuất huyết dạ dày.

Dạ dày yếu
Rượu bia và nước ngọt có gas là những thức uống gây hại cho dạ dày và đường ruột

Do đó bạn nên kiêng cử các đồ uống và thực phẩm có hại sau đây:

  • Rượu bia và đồ uống chứa cồn: Cồn, ethanol và các hóa chất trong rượu bia có khả năng ăn mòn niêm mạc và gây rối loạn hoạt động của dạ dày. Ngoài ra thường xuyên bổ sung các loại thức uống này còn làm tăng men gan, rối loạn nhu động ruột và tăng nguy cơ viêm thực quản.
  • Nước ngọt gas: Nước ngọt có gas thường chứa nhiều đường, phụ gia, CO2 và có độ axit khá cao. Uống nhiều nước ngọt có gas có thể làm thay đổi độ pH trong dạ dày, gây đầy bụng, khó tiêu và buồn nôn.
  • Thực phẩm cay nóng: Thức ăn cay nóng là nguyên nhân gây đau thượng vị, nóng rát dạ dày và ợ hơi. Nguyên nhân là do gia vị cay nóng gây kích thích niêm mạc dạ dày và làm tăng tiết hoạt động bài tiết dịch vị.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn đều chứa nhiều muối và chất bảo quản. Tương tự như gia vị cay, muối và chất bảo quản đều tác động xấu lên niêm mạc dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.

2. Thói quen ăn uống bừa bãi

Ngoài việc kiêng cử các thực phẩm và đồ uống có hại, bạn nên cần thay đổi thói quen ăn uống bừa bãi. Bởi thói quen này có thể gây rối loạn hoạt động của dạ dày, đường ruột và tăng nguy cơ phát sinh các bệnh lý như viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…

Vì vậy bạn cần ăn uống đúng giờ, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn đồng thời nên ăn chín uống sôi và ăn chậm nhai kỹ.

3. Căng thẳng thần kinh

Căng thẳng thần kinh không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Các chuyên gia cho biết, hệ thần kinh bị ức chế thường có xu hướng “nhầm lẫn” khi truyền tín hiệu đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có dạ dày và đường ruột.

Dạ dày yếu
Nên kiểm soát căng thẳng khi bị các vấn đề về đường tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng

Trong trường hợp căng thẳng thần kinh kéo dài, dạ dày thường có xu hướng co bóp bất thường và tăng hoạt động tiết dịch. Bên cạnh đó, hệ thần kinh căng thẳng còn gây táo bón, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

4. Hút thuốc lá

Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng xấu đến chức năng hô hấp và sức khỏe mà còn là nguyên nhân gây ra hàng loạt vấn đề ở dạ dày.

Thông thường khói thuốc lá đi vào bên trong phế quản và xâm nhập vào phổi. Tuy nhiên trên thực tế, có một lượng khói thuốc di chuyển từ thực quản vào bên trong dạ dày. Lúc này các hóa chất trong khói thuốc sẽ tấn công vào các niêm mạc và kích thích hoạt động bài tiết dịch vị.

Chính vì vậy người mắc các vấn đề về dạ dày và thực quản nên từ bỏ thói quen hút thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Hơn nữa bỏ thuốc lá còn giúp duy trì hoạt động hô hấp và làm giảm nguy cơ viêm tắc phổi mãn tính, ung thư phổi.

5. Thức khuya và ngủ không đủ giấc

Người trẻ thường có thói quen thức khuya và ngủ không đủ giấc. Giấc ngủ không đảm bảo là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, thiếu máu và hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác.

Dạ dày yếu
Thức khuya và ngủ không đủ giấc có thể làm nghiêm trọng hóa các triệu chứng ở dạ dày

Với những người bị đau dạ dày, thức khuya có thể nghiêm trọng hóa triệu chứng và thúc đẩy tiến triển của bệnh. Do đó khi dạ dày gặp vấn đề, bạn nên hạn chế thói quen thức khuya và cần đảm bảo ngủ từ 6 – 8 giờ/ ngày.

Xây dựng lối sống lành mạnh và tích cực trong quá trình điều trị có thể cải thiện tình trạng dạ dày yếu và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng. Ngược lại nếu không can thiệp điều trị, bệnh tình có thể chuyển biến xấu và dẫn đến viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày và ung thư.