Cách dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày là mẹo dân gian đang được nhiều bệnh nhân áp dụng để chữa trị tại nhà. Khi thực hiện, bạn cần chú ý từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu ngâm và sử dụng rượu đều phải đúng cách để mang lại hiệu quả tốt ưu nhất.

Tác dụng chữa trào ngược dạ dày của rượu tỏi

Trào ngược thực quản dạ dày là tình trạng axit và một số chất trong dạ dày đi ngược lên trên thực quản khi cơ co thắt dưới thực quản bị rối loạn, đóng mở không đúng lúc. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó vi khuẩn HP là thủ phạm gây bệnh chủ yếu. Hầu hết các ca bị trào ngược dạ dày khi làm xét nghiệm đều tìm thấy sự hiện diện của vi khuẩn HP.

cách dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày
Rượu tỏi giúp làm giảm hiện tượng trào ngược dạ dày bằng cách cung cấp hoạt chất allicin tiêu diệt các tác nhân gây bệnh

Tỏi với thành phần allicin dồi dào có thể giúp đối phó với căn bệnh này. Allicin là một hoạt chất có tác dụng tương tự như kháng sinh. Nó giúp tiêu diệt vi khuẩn HP và các tác nhân gây bệnh trong dạ dày, đồng thời chống viêm, làm nhanh lành tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày thực quản do hiện tượng trào ngược axit gây ra. Bên cạnh đó, các chất trong tỏi còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể có sức chống đỡ tốt hơn với bệnh tật.

Dân gian sử dụng tỏi theo nhiều cách khác nhau để chữa trào ngược dạ dày, trong đó phổ biến nhất là dùng tỏi ngâm rượu. Rượu cũng là một nguyên liệu có đặc tính sát khuẩn mạnh, khi kết hợp với tỏi không chỉ làm tăng công dụng điều trị mà còn giúp giải phóng tối đa lượng allicin có trong tỏi.

Cách dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày

Để trị bệnh trào ngược dạ dày, bạn có thể mua rượu tỏi được ngâm và bán sẵn ngoài các cửa hàng bán rượu thuốc hay các tiệm thuốc nam. Tuy nhiên rượu tỏi bàn sẵn có thể chứa chất bảo quản hoặc sử dụng nguyên liệu không đảm bảo chất lượng. 

Cách ngâm rượu tỏi thực ra rất đơn giản. Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian, bạn có thể tự tay ngâm một hũ rượu tỏi cho bản thân và cách thành viên trong gia đình sử dụng khi cần. Ngoài tác dụng chữa trào ngược dạ dày, rượu tỏi còn có rất nhiều công năng khác như chữa đau nhức xương khớp, trị bệnh gout, viêm họng, ổn định huyết áp.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Tỏi: Nên dùng tỏi ta để đảm bảo an toàn. Loại tỏi củ và tép thường nhỏ hơn nhiều so với tỏi Trung Quốc nhưng có vị cay và mùi nồng hơn cho chứa nhiều dược chất.
  • Rượu: Dùng rượu nếp trắng là tốt nhất. Rượu phải đạt từ 40 độ trở lên. Nếu sử dụng rượu nhẹ hơn thì khi ngâm tỏi dễ bị hư và không giải phóng hết các chất ra ngoài được.
  • Bình ngâm rượu: Chọn bình có kích thước phù hợp với số lượng nguyên liệu ngâm. Nên dùng bình thủy tinh hoặc bình bằng gốm, sứ. Không dùng bình rượu vì trong quá trình ngâm, nhựa có thễ bị biến chất sản sinh ra chất độc gây hại cho sức khỏe.

>> Tỷ lệ tỏi và rượu ngâm: Cứ 400g tỏi đã bóc vỏ thì cần chuẩn bị 100ml rượu. Trường hợp ngâm với số lượng lớn hơn thì nhân theo tỷ lệ là được.

Bước 2: Sơ chế tỏi và ngâm rượu

  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, để cho ráo nước hoàn toàn
  • Giã nát, đập dập hoặc thái tỏi thành những lát mỏng
  • Tiếp theo, bỏ tỏi vào bình rồi đổ lượng rượu tương ứng vào
  • Đậy nắp bình lại và vặn cho thật chặt. 
  • Để bình rượu nơi thoáng mát, tránh xa khu vực có nhiệt độ cao hoặc ánh nắng mặt trời chiếu vào sẽ làm hư rượu.
  • Cứ 2 – 3 ngày lắc bình rượu một lần để tỏi ngấm đều rượu
  • Thời gian ngâm thường mất khoảng 10 – 15 ngày. Rượu đạt yêu cầu sẽ có màu vàng nghệ, trong và có mùi thơm đặc trưng của tỏi. Nếu rượu bạn ngâm bị đục trắng hoặc có biểu hiện nấm mốc thì tức là rượu đã bị hư, không nên sử dụng.
chữa trào ngược dạ dày bằng rượu tỏi
Tỏi được bóc vỏ sạch sẽ, xắt lát mỏng hoặc đập dập trước khi ngâm với rượu

Bước 3: Dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày

Khi rượu tỏi đã sử dụng được, chúng ta bắt đầu tiến hành điều trị. Điều quan trọng là phải sử dụng liều lượng phù hợp để đạt được hiệu quả cao mà an toàn cho sức khỏe. 

Liều dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày được khuyến cáo là 1 thìa cà phê x 2 lần mỗi ngày. Thời điểm thích hợp để sử dụng rượu tỏi là trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ vào buổi tối. Duy trì sử dụng rượu tỏi đều đặn mỗi ngày, sau khoảng 1 tuần sẽ thấy kết quả rõ ràng.

Một số cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi khác

Ngoài tỏi ngâm rượu, bạn còn có thể dùng tỏi chữa trào ngược dạ dày theo những cách dưới đây:

1. Kết hợp mật ong với tỏi trị trào ngược dạ dày

– Chuẩn bị:

  • Tỏi ta: 100g
  • Mật ong nguyên chất hoặc mật ong rừng: 100ml

– Cách sử dụng: 

  • Tỏi lột vỏ, đập dập rồi cho vào bình
  • Đổ mật ong vào ngâm trong khoảng 2 – 3 tuần
  • Để cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày, mỗi ngày bạn lấy 2 – 3 tép tỏi ngâm mật ong để ăn trong bữa cơm.
  • Kiên trì áp dụng cách này đều đặn trong một thời gian nhất định để có thể kiểm soát tốt bệnh trào ngược dạ dày.

2. Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi và gừng

– Chuẩn bị:

  • Gừng: 1 nhánh nhỏ
  • Tỏi: 2 tép
  • Nước sạch: 4 bát con
  • Mật ong: 15ml
gừng và tỏi chữa trào ngược dạ dày
Tỏi có thể được kết hợp với gừng làm thuốc sắc uống chữa trào ngược dạ dày, giảm buồn bôn, đẩy mạnh hoạt động tiêu hóa thức ăn

Cách sử dụng:

  • Gừng rửa sạch đất cát, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, xắt sợi mỏng
  • Tỏi lột vỏ, giã dập
  • Đổ nước đã chuẩn bị vào nồi, nấu sôi rồi thả tỏi với gừng vào. Đậy nắp lại, tiếp tục đun sôi với lửa nhỏ trong 15 phút.
  • Gạn nước gừng tỏi vừa nấu ra ly, thêm mật ong vào khuấy cho tan hoàn toàn 
  • Uống ngay khi hỗn hợp còn ấm sẽ giúp giảm tiết axit, ngăn ngừa buồn nôn, kích thích tiêu hóa.

Lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày rượu tỏi

Để đạt được hiệu quả tối ưu, khi dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày tại nhà bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

– Không để nguyên tép tỏi khi ngâm rượu:

Hoạt chất allicin chỉ được giải phóng khi tỏi được giã nát hay đập dập. Vì vậy bạn không nên để cả tép tỏi cho vào hũ ngâm. Mặc dù hình thức này trông bắt mắt nhưng không có giá trị hoạt tính cao.

– Đối tượng không nên áp dụng:

Không chữa trào ngược dạ dày bằng rượu tỏi nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng sau:

  • Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ
  • Người bị bệnh đái tháo đường hoặc mắc các bệnh lý về gan thận
  • Người bị dị ứng với tỏi hoặc rượu hay bất cứ thành phần nào có trong hai nguyên liệu này
  • Bệnh nhân đang chuẩn bị làm phẫu thuật hoặc đang trong quá trình phục hồi sau khi mổ: Những đối tượng này tuyệt đối không nên dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày bởi nó làm loãng máu. Khi sử dụng sẽ làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu và gây nguy cơ chảy nhiều máu ở vết mổ khi làm phẫu thuật.
  • Người đang mắc các bệnh lý bắt buộc phải kiêng rượu.

– Tương tác thuốc:

Rượu tỏi có thể tương tác với các thuốc đông máu hay bất kỳ loại thuốc tân dược nào khác làm giảm tác dụng của chúng. Tham vấn ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định sử dụng rượu tỏi song song với quá trình điều trị bằng thuốc Tây.

– Kiêng kỵ khi sử dụng:

Trong quá trình dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày, bạn cần tuân thủ chế độ kiêng cữ nhất định trong ăn uống cũng như sinh hoạt hằng ngày để bệnh mau khỏi. Cụ thể như sau:

  • Tránh dùng các thức ăn chua, cay, đồ béo, các thức ăn nhiều dầu mỡ 
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, ca cao, trà đặc, nước ngọt có ga
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Không để thần kinh bị căng thẳng quá mức sẽ khiến tình trạng trào ngược dạ dày bùng phát mạnh hơn.
  • Ăn uống đúng giờ, nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để dạ dày dễ tiêu và giảm thiểu được các triệu chứng bệnh như buồn nôn, đầy bụng, ăn không tiêu.
  • Sử dụng gối chống trào ngược dạ dày khi nằm ngủ có thể giúp tránh được hiện tượng trào ngược axit diễn ra vào ban đêm.

Cuối cùng, một vấn đề quan trọng không kém bạn cần chú ý khi dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày đó chính là sử dụng rượu đúng liều lượng được hướng dẫn. Về bản chất, rượu tỏi vẫn là rượu nên nếu uống quá nhiều sẽ gây say, ngộ độc gan và càng làm cho chứng trào ngược dạ dày thêm nghiêm trọng.

Bạn có thể  tham khảo thêm

  • Tỏi và những công dụng kỳ diệu với sức khỏe
  • Trào ngược dạ dày có vi khuẩn HP chữa khỏi được không?
  • Các món ăn giúp kiểm soát cơn trào ngược dạ dày của bạn