Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất

Viêm loét dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày, tá tràng bị viêm, tổn thương. Việc điều trị thường phụ thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của bệnh và phác đồ điều trị của bác sĩ. Người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin cơ bản về phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất để có sự chuẩn bị phù hợp.

chỉ định phác đồ điều trị viêm loét dạ dày
Tùy vào tình trạng và mức độ viêm loét bác sĩ có thể chỉ định các phác đồ điều trị khác nhau

Một số vấn đề cần lưu ý khi điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

1. Nguyên tắc chung khi điều trị

Khi điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, cần chú ý một số nguyên tắc như:

  • Dựa trên cơ sở bệnh lý, tình trạng nghiêm trọng của bệnh và các yếu tố gây ảnh hưởng như có nhiễm xoắn khuẩn Helycobacter pylori (Hp dạ dày), stress, căng thẳng, tăng bài tiết HCl hoặc có đang điều trị bệnh lý nào khác hay không.
  • Tăng cường khả năng tái tạo niêm mạc dạ dày, cải thiện các bệnh lý đi kèm.
  • Mục tiêu điều trị là bình thường hóa các chức năng và nhiệm vụ của dạ dày.

2. Mục đích điều trị

Các mục đích cơ bản khi điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như sau:

  • Giảm các yếu tố và nguy cơ gây viêm loét dạ dày. Các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc ức chế bài tiết hoặc trung hòa HCl và Pepsin.
  • Tăng cường các yếu tố bảo vệ dạ dày bằng các loại thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày và thuốc kích thích sản xuất chất nhầy ở dạ dày.
  • Tiêu diệt vi khuẩn Helycobacter pylori (nếu có).
Mục đích điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Mục đích điều trị nhằm mục đích khôi phục các chức năng của dạ dày

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất

1. Viêm loét dạ dày tá tràng không có nhiễm Hp

a – Điều trị không dùng thuốc:

  • Người bệnh cần tránh các loại thức ăn và yếu tố có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Các yếu tố cần tránh bao gồm: Thức ăn có nhiều gia vị, thức ăn chua cay, rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Tránh các yếu tố có thể gây hoạt hóa Axit trong mật, bao gồm giảm tiêu thụ các chất béo.
  • Tạo ra môi trường lành mạnh trong dạ dày và tránh gây áp lực lên dạ dày. Các biện pháp bao gồm ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn vừa đủ no, ăn thức ăn nhẹ, thức ăn lỏng. Bữa tối cuối cùng nên kết thúc trước thời gian đi ngủ khoảng 3 giờ.
  • Có thể bổ sung sữa để trung hòa nhanh axit dạ dày khi cảm thấy đau dạ dày.
  • Hạn chế căng thẳng, stress, áp lực. Cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
điều trị viêm dạ dày không dùng thuốc
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày

b – Điều trị bằng thuốc:

Viêm dạ dày tá tràng do lạm dụng thuốc Corticoid, NSAIDs hoặc có khối u ác tính trong dạ dày:

Dùng thuốc ức chế bơm Proton:

  • Loét hành tá tràng không gây biến chứng: Sử dụng thuốc Omeprazole 20 mg / ngày và Lansoprazole 15 mg / ngày. Sử dụng liên tục trong 4 tuần.
  • Loét dạ dày có biến chứng: Sử dụng Omeprazole 20 mg / lần, 2 lần / ngày và Lansoprazole 30 mg / lần / ngày. Sử dụng liên tục trong 6 – 8 tuần.

Sử dụng thuốc đối kháng H2 Receptor:

  • Loét tá tràng không có biến chứng: Cimetidine 800 mg / lần / 2 lần ngày, Ranitidine và Nizatidine 300 mg / lần / 2 lần ngày và Famotidine 40 mg / lần / ngày trươc lúc đi ngủ. Sử dụng liên tục trong 6 tuần.
  • Loét dạ dày:  Cimetidine 400 mg / lần / 2 lần / ngày, Ranitidine, Nizatidine 150 mg / lần / 2 lần ngày và Famotidine 20 mg / lần / 2 lần / ngày, sử dụng liên tục trong 8 – 12 tuần.

Loét dạ dày tá tràng có biến chứng không được khuyến cáo sử dụng thuốc đối kháng H2 Receptor.

Thuốc trung hòa Axit dạ dày:

  • Sử dụng thuốc thuộc nhóm  Aluminum Hydroxide, Magne Hydroxide, uống thuốc trước bữa ăn chính 30 phút, mỗi ngày 3 – 4 lần.

Thuốc Sulcralfate:

  • Sử dụng 1 g / lần / 4 lần / ngày trong tất các các trường hợp loét không biến chứng.

Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison:

  • Sử dụng Omeprazole hoặc Lansoprazole 60 mg / lần / ngày.

Thuốc dân tộc chữa đau dạ dày

c – Điều trị duy trì dự phòng viêm loét dạ dày không nhiễm khuẩn Hp tái phát:

  • Điều trị dự phòng loét biến chứng hoặc có biến chứng từ trước: Sử dụng Corticoid, NSAIDs và thuốc kháng đông cho người trên 70 tuổi.
  • Điều trị duy trì: Sử dụng thuốc đối kháng H2 Receptor như Cimetidine 400 – 800 mg / lần / ngày hoặc Ranitidine, Nizatidine 150 – 300 mg / lần / ngày và Famotidine 20 – 40 mg/ lần / ngày. Uống thuốc trước lúc đi ngủ.
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cập nhật 2019
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ viêm loét mà bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị khác nhau

2. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có nhiễm Hp

Phác đồ chung:

  • Sử dụng Omeprazole 20 mg, Lanzoprazole 30 mg, Rabeprazole 10 mg và Pantoprazole 40 mg.
  • Sử dụng thuốc 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ.
  • Bên cạnh đó cần kết hợp với các phác đồ điều trị cụ thể như:

Phác đồ 1:

Sử dụng Metronidazol – Tetracyclin – Bismuth liên tục trong 14 ngày (không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi) với liều lượng cụ thể như sau:

  • Metronidazol 250 mg, 2 viên lần / 2 lần / ngày.
  • Tetracyclin 250 mg / 2 viên lần / 2 lần / ngày.
  • Pepto Bismuth, 2 viên / lần / 2 lần / ngày.

Ngoài ra có thể sử dụng kết hợp với thuốc kháng Histamine H2, liên tục trong 4 – 6 tuần.

Phác đồ 2:

Sử dụng thuốc điều trị liên tục trong 10 – 14 ngày như sau:

  • Clarithromycin 500 mg, 1 viên / lần / 2 lần / ngày.
  • Amoxillin 500 mg, 2 viên lần / 2 lần / ngày.
  • Thuốc ức chế bơm Proton 1 viên / lần, 2 lần / ngày, sử dụng liên tục trong 10 – 14 ngày.

Phác đồ 3:

Phác đồ sử dụng thuốc điều trị trong 10 ngày cụ thể như sau:

  • Amoxillin 500 mg / 2 viên / lần / 2 lần / ngày.
  • Clarithromycin 500 mg / 1 viên / lần / 2 lần / ngày.
  • Thuốc ức chế bơm Proton (Esomeprazol 40 mg) / 1 viên lần / 2 lần / ngày.

Có thể phối hợp thêm Metronidazole 500 mg hoặc Tinidazole 500 mg / 2 lần ngày, liên tục trong 10 ngày nếu cần thiết.

Phác đồ 4:

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày trong 10 ngày với các loại thuốc cụ thể như:

  • Levofloxacin 500 mg / 1 viên / lần / 1 lần/ ngày, sử dụng liên tục 10 ngày.
  • Thuốc ức chế bơm Proton 1 viên / lần / 2 lần / ngày, sử dụng liên tục trong 10 ngày.

Thuốc dân tộc chữa bệnh dạ dày nhiễm khuẩn hp

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn Hp tái phát:

  • Sử dụng phác 3 hoặc 4 trong một tuần. Sau đó, tùy theo trường hợp mà có cách xử lý thích hợp như sau:
  • Loét dạ dày có hoặc không có biến chứng: Sử dụng thuốc ức chế bơm Proton và thuốc kháng thụ thể H2 Receptor liên tục trong 3 tuần.
  • Sử dụng thuốc ức chế bơm Proton và thuốc kháng thụ thể H2 Receptor liên tục trong 4 – 6 tuần phụ thuộc vào tình trạng loét dạ dày tá tràng.
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm khuẩn Hp
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm khuẩn Hp nhằm mục đích khôi phục các chức năng của dạ dày

3. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng Đông y

Đây là phác đồ dùng được cho mọi đối tượng và trường hợp bệnh, kể cả nhiễm HP hay không nhiễm HP. Điều trị viêm loét dạ dày bằng Đông y là:

  • Sử dụng bài thuốc cổ phương thành phần thảo dược thiên nhiên, đảm bảo an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ khiến bệnh nặng hơn.
  • Phục hồi từ gốc bệnh, chú trọng hiệu quả dài lâu, kết hợp vừa giảm nhanh triệu chứng khó chịu, vừa loại bỏ căn nguyên gây bệnh và phục hồi tổn thương từ bên trong để bệnh khỏi từ từ, triệt để

Sơ Can Bình Vị Tán hiện đang là phác đồ điều trị viêm loét dạ dày, đau dạ dày bằng Đông y được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay. Bài thuốc tích hợp 3 chế phẩm, đảm bảo điều trị trong ngoài kết hợp.

Lộ trình điều trị rõ ràng, đơn thuốc được kê cắt gia giảm tùy theo trường hợp bệnh và cơ địa của mỗi người. Viêm loét dạ dày có thể khỏi hoàn toàn sau 2 – 3 tháng kiên trì. Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân sẽ nhận được sự hướng dẫn, chăm sóc nhiệt tình từ đội ngũ chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền tại Thuốc Dân Tộc.

Bài thuốc Sơ Can Bình Vị Tán chữa đau dạ dày hiệu quả
Cơ chế tích hợp bài thuốc Sơ Can Bình Vị Tán chữa viêm loét dạ dày hiệu quả

Bài thuốc được bào chế dựa trên nghiên cứu đơn thuốc cổ phương chuyên điều trị bệnh dạ dày. Thành phần dược liệu sạch được lựa chọn kỹ lưỡng từ các vườn chuyên canh đạt chuẩn GACP – WHO của Trung tâm Thuốc dân tộc nên đảm bảo lành tính với người sử dụng. 

Sơ Can Bình Vị Tán nhờ đó có thể áp dụng điều trị cho mọi trường hợp bệnh ở các lứa tuổi khác nhau và không gây tác dụng phụ. Đồng thời, bài thuốc được tin tưởng lựa chọn nhiều vì được ứng dụng công nghệ hiện đại để bào chế thuận tiện sử dụng. Với dạng cao và thuốc sắc sẵn, người bệnh có thể sử dụng đúng liệu trình, thời gian mà không mất công đun sắc như các đơn thuốc Đông y truyền thống.

Thực tế, bài thuốc được giới chuyên môn đánh giá rất cao, coi đây là “giải pháp vàng” trong điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày cũng như là bước đột phá mới trong tiêu diệt vi khuẩn HP.

Sơ Can Bình Vị Tán đã giúp điều trị khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân trên khắp cả nước, trở thành lựa chọn số 1 của nhiều người, trong đó có cả những NSND nổi tiếng như NSND Trần Nhượng.

Bài thuốc là phác đồ điều trị viêm loét dạ dày bằng Đông y đã được Bộ y tế kiểm nghiệm và nhiều chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng. Bệnh nhân có thể tham khảo thêm và lựa chọn nếu như các phương pháp khác không đem lại hiệu quả tối ưu.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày

Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc ức chế bơm Proton bao gồm:

  • Uống thuốc khi đói hoặc khi dạ dày rỗng. Thời gian tốt nhất để uống thuốc là trước bữa ăn 60 phút hoặc sau bữa ăn 120 phút.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh cần sử dụng ngay sau bữa ăn chính.
  • Nếu cần dùng thuốc ức chế bơm Proton kéo dài, cần cân nhắc giảm liều lượng thuốc dần đều trước khi ngừng  thuốc hẳn.
  • Thuốc ức chế bơm Proton có thể gây rối loạn hệ thống tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy và gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, bao gồm đau đầu, mệt mỏi.
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất
Việc sử dụng thuốc điều trị cần theo phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Ngoài ra, trên thực tế các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc ức chế bơm Proton có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Tăng nguy cơ ung thư dạ dày
  • Tăng nguy cơ viêm phổi, nhiễm trùng vi khuẩn Clostridium Difficile.
  • Có thể làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin.
  • Gia tăng nguy cơ loãng xương.
  • Thuốc ức chế bơm Proton có thể tương tác với các loại thuốc cần môi trường axit để hấp thu. Do đó, không sử dụng chung với thuốc kháng nấm (Griseofulvin, Ketoconazole, Itraconazole), thuốc kháng sinh (Cefpodoxim) và thuốc sắt, khoáng chất, vitamin.
  • Thuốc ức chế bơm Proton có thể làm giảm tác dụng của Clopidogrel. Do đó, trao đổi với bác sĩ nếu cần dùng chung các loại thuốc này.

Tiên lượng điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng

Việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cần phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây bệnh. Để việc điều trị diễn ra thuận lợi, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất và hướng dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý phòng ngừa như sau:

  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Tránh các nguồn phổ biến có thể gây tái nhiễm vi khuẩn Hp. Không sử dụng các loại thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn không rõ nguồn gốc.
  • Giữ vệ sinh cơ thể, khu vực sống để tránh tái nhiễm vi khuẩn Hp. Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống.
  • Không ăn uống chung hoặc sử dụng chung dụng cụ ăn uống với người khác.
  • Nếu cần sử dụng thuốc chống viêm không chứa Steroid, hay trao đổi với bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa và tránh các rủi ro liên quan đến dạ dày.

Chương trình VTV2 Vì sức khỏe người Việt giới thiệu bài thuốc Đông y chữa dạ dày an toàn, hiệu quả triệt để của trung tâm Thuốc Dân Tộc

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý tương đối phổ biến và có diễn tiến phức tạp. Việc điều trị phụ thuộc vào các nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các vết loét. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc nào về phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.