Đau thượng vị dạ dày khi đói là bị gì? Làm sao hết?

Đâu thượng vị dạ dày khi đói là triệu chứng thường gặp khi bạn để bụng quá đói khiến niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng bởi axit có trong dịch vị hoặc do mắc các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá trào, trào ngược axit dạ dày, viêm hang vị dạ dày… Để hết đau, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây.

Triệu chứng đau thượng vị dạ dày khi đói

Đau thượng vị dạ dày khi đói là hiện tượng phổ biến rất nhiều người gặp phải. Người bệnh thường phải đối mặt với những cơn đau râm ran, âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thượng vị, tức khu vực nằm ở phía trên rốn và ngay dưới mũi xương ức. Cơn đau thường xuất hiện vào lúc sáng sớm hoặc tối muộn khi bạn chưa kịp dùng bữa và dịu bớt sau khi ăn.

đau thượng vị dạ dày khi đói
Đau thượng vị dạ dày khi đói thường kèm theo nhiều triệu chứng khác khiến bạn khó chịu

Đôi khi, hiện tượng đau thượng vị dạ dày khi đói bụng còn xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác như:

  • Kém ăn
  • Ăn lâu tiêu
  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng
  • Bụng chướng căng
  • Nóng rát ở cổ họng
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu lỏng nhiều lần trong ngày, táo bón, lúc táo lúc lỏng hoặc đi ngoài phân sống.
  • Miệng đắng, sút cân, cơ thể mệt mỏi
  • Có cảm giác đầy bụng sau khi ăn

Đau thượng vị dạ dày khi đói là bị gì?

Khi đói, dạ dày của bạn hoàn toàn trống rỗng trong khi dịch vị vẫn tiếp tục được sản xuất nhưng không được sử dụng. Lúc này, thành phần axit trong dịch vị sẽ tiếp xúc nhiều hơn với niêm mạc dạ dày và tác động gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thượng vị. Cơn đau thường có khuynh hướng giảm dần và biến mất sau khi ăn. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và diễn ra thường xuyên thì rất có thể bạn đang mắc các bệnh lý về dạ dày, thực quản như: 

  • Trào ngược dạ dày
  • Viêm thực quản
  • Thoát vị gián đoạn
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Rối loạn túi mật
  • Viêm dạ dày
  • Viêm hang vị dạ dày
  • Xuất huyết dạ dày

Ngoài ra, tình trạng đau thượng vị dạ dày khi đói cũng xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone hoặc bào thai phát triển gây chèn ép lên thượng vị dạ dày và dẫn đến những cơn đau tức khó chịu.

Đau thượng vị dạ dày khi đói làm sao hết?

Để đối phó với tình trạng đau thượng vị dạ dày khi đói, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

1. Dùng một món ăn nhẹ

Với một cái dạ dày trống rỗng, cơn đau của bạn khó mà chấm dứt được. Lúc này, bạn nên tìm một cái gì đó để ăn nhẹ, chẳng hạn như bánh mì, súp, cháo. Hầu hết mọi người đều cảm thấy cơn đau dịu bớt sau khi ăn.

Tuy nhiên cần chú nhai kỹ trước khi nuốt. Chỉ ăn với mức độ vừa phải, tránh ăn quá no khiến dạ dày lâm vào tình trạng quá tải và càng gây đau dữ dội hơn.

2. Uống một ly nước muối ấm

Đây cũng là cách nhiều người đang áp dụng để đối phó với cơn đau thượng vị dạ dày khi đói bụng. Nước muối ấm có tác dụng trung hòa acit dạ dày, sát trùng, kháng viêm và kích thích lưu thông máu đến khu vực thượng vị. Nhờ vậy mà cơn đau sẽ được xoa dịu bớt.

cách chữa đau thượng vị dạ dày khi đói
Uống một ly nước muối ấm pha loãng có thể giúp giảm đau thượng vị dạ dày khi đói

Khi pha nước muối, bạn chỉ nên pha loãng bởi nếu uống nước muối quá mặn khi đang đói sẽ gây cồn cào, xót ruột. 

3. Cách chữa đau thượng vị khi đói bằng trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng an thần, giúp các cơ trơn trong dạ dày được thư giãn, qua đó chống lại hiện tượng co bóp và giúp làm giảm cảm giác đau ở thượng vị.

Bạn chỉ cần lấy 2 – 3 thìa hoa cúc khô cho vào cốc nước. Chế lượng nước sôi vừa đủ vào rồi đậy kín miệng cốc lại. Khoảng 15 phút sau, vớt bỏ xác hoa, khuấy vào 2 thìa mật ong nguyên chất và thưởng thức.

4. Chườm nóng

Chườm nóng cũng có thể giúp ích đối với chứng đau thượng vị dạ dày khi đói. Khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng, các co co bóp trong dạ dày được thư giãn, mạch máu xung quanh cũng giãn nở to hơn làm tăng cường lưu thông tuần hoàn máu đến chữa lành các tổn thương trong dạ dày. Tất cả đều góp phần làm giảm cảm giác đau ở thượng vị. 

Đơn giản nhất, bạn chỉ cần lấy chai nước nóng lăm chườm lên khu vực bị đau khoảng 10 – 15 phút, cơn đau sẽ được xoa dịu. Ngoài ra, có thể dùng túi chườm hoặc nung nóng một cục gạch để chườm. Dù áp dụng cách nào thì cũng cần lưu ý kiểm tra nhiệt độ vật chườm. Nếu quá nóng thì kê thêm một cái khăn mỏng lên vùng thượng vị để không bị bỏng.

5. Xoa bụng chữa đau thượng vị khi đói

Thêm một cách trị đau thượng vị khi đói đơn giản bạn có thể thử nghiệm đó chính là xoa bụng. Động tác này có tác dụng làm dịu các cơ co bóp, kích thích tuần hoàn máu và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Khép khít các đầu ngón tay lại và đặt gần rốn. Ấn một lực nhẹ xuống và xoa nhẹ theo vòng tròn chiều kim đồng hồ. Lúc đầu xoa hơi chậm rồi tăng dần tốc độ xoa cho bụng ấm dần lần.
  • Bước 2: Mở rộng vòng xoa qua bên hông trái, hông phải rồi di chuyển lên trên khu vực thượng vị dạ dày. Duy trì thực hiện khoảng 10 phút sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

6. Bấm huyệt chữa đau thượng vị khi đói

Y học cổ truyền thường kết hợp phương pháp xoa bụng kết hợp với bấm huyệt để nhanh chóng cắt đứt cơn đau thượng vị khi đói. Liệu pháp này giúp kích thích lưu thông khí huyết, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng như đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng, táo bón, trào ngược dạ dày.

bấm huyệt trị đau thượng vị dạ dày khi đói
Bấm huyệt Trung quản là cách đơn giản để trị đau thượng vị dạ dày khi đói

Để giảm đau thượng vị khi đói, bạn có thể tác động vào các huyệt gồm: Huyệt Trung quản (Thái thương), Cự khuyết, Túc tam lý, Nội đình và huyệt Khí Hải.

Khi thực hiện, dùng đầu ngón tay cái day ấn một lực vừa phải vào vào các huyệt trên từ 1 – 3 phút sao cho huyệt nóng lên và có cảm giác đau thì ngưng. Lặp lại mỗi ngày 2 lần trong 10 – 15 ngày liên tục để duy trì được hiệu quả lâu dài.

7. Điều trị đau thượng vị dạ dày khi đói bằng thuốc thảo dược

Nếu cơn đau thượng vị dạ dày thường xuyên xảy ra khi đói bụng, bạn có thể xem xét sử dụng các bài thuốc từ thảo dược Đông y để khắc phục bệnh tại nhà. Chúng khá an toàn và không gây tác dụng phụ cho sức khỏe như các loại thuốc giảm đau từ Tây y.

  • Bài 1: Dùng hồ sách, vỏ quýt, quốc lão mỗi vị 12g, bàng kỳ, hương phụ mỗi vị 20g, sa nhân 8g. Mỗi ngày sắc 1 thang chia làm 2 – 3 lần uống. Dùng cho các trường hợp bị đau thượng vị khi đói ở người có thể khí trệ hoặc nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến căng thẳng thần kinh.
  • Bài 2: Chuẩn bị cam bố và ngũ linh chi mỗi vị 48g. Tán thuốc thành bột mịn, mỗi lần uống 15g bột thuốc x 3 lần/ ngày. Bài thuốc này thích hợp cho người có thể huyết ứ.
  • Bài 3: Dùng 15g nhân sâm, 30g bào khương, 10g hoàng lực. Sắc thuốc lấy nước đặc, khuấy thêm 2 thìa cà phê đường vào uống trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng ôn trung, kỳ tiện, dùng cho các trường hợp bị tỳ vị hư hàn gây đau thượng vị khi đói, trong người mệt mỏi, buồn nôn, tay chân lạnh, tiêu chảy.

8. Dùng thuốc trị đau thượng vị khi đói do bác sĩ kê đơn

Để chẩn đoán chứng đau thượng vị khi đói, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp như chụp x-quang dạ dày, siêu âm dạ dày hay làm sinh thiết. Tùy theo nguyên nhân gây đau, mức độ bệnh và triệu chứng đang gặp phải, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Tylenol…
  • Thuốc kháng sinh dùng cho các trường hợp bị đau thượng vị do nhiễm khuẩn HP
  • Thuốc kháng axit: Mucosta hay Rebamipid
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Chẳng hạn như Zantac 75mg, hoặc Pepcid AC 

Sau mỗi đợt điều trị bằng thuốc, người bệnh nên tái khám để bác sĩ đánh giá được kết quả và điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp. Không tự ý sử dụng thuốc tây bừa bãi, đặc biệt là thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh vì chúng có thể đem đến nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn nguy hiểm cho sức khỏe.

Bị đau thượng vị dạ dày khi đói cần lưu ý

  • Tránh để bụng đói quá mức hoặc nhịn ăn sáng
  • Duy trì các bữa ăn vào một khung giờ cố định trong ngày
  • Không nạp quá nhiều thức ăn cùng lúc
  • Tập trung trong khi ăn, không nói chuyện, chơi điện thoại hoặc vừa ăn vừa xem tivi làm ảnh hưởng đến tiêu hóa và gây ra các vấn đề về dạ dày, trong đó bao gồm cá chứng đau thượng vị.
  • Tránh sử dụng bia, rượu, chất kích thích và một số thực phẩm làm tăng axit dạ dày như cà chua, cam, thơm, sữa, đặc biệt là khi đang đói bụng.
  • Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, tránh để căng thẳng kéo dài nếu bạn không muốn cơn đau thượng vị dạ dày khi đói xuất hiện với tần suất liên tục và nặng hơn.
  • Tập luyện thể dục thể thao kết hợp thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt các bệnh lý gây ra chứng đau thượng vị dạ dày khi đói.

Bạn nên tham khảo thêm

  • 10 mẹo chữa đau thượng vị dạ dày hiệu quả tức thì
  • Đau thượng vị nên ăn và kiêng ăn gì giảm đau, khỏi bệnh?
  • Đau thượng vị lan ra sau lưng là bệnh gì? Nguy hiểm không?