Đau dạ dày có bị giảm cân không?

Nhiều người bị giảm cân trong thời gian bị đau dạ dày tỏ ra khá lo lắng không biết tình trạng này có liên quan gì đến nhau hay không. Liệu đau dạ dày có bị giảm cân không? Làm thế nào để duy trì được trong lượng cơ thể khỏe mạnh trong thời gian điều trị bệnh? Câu trả lời sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây.

Đau dạ dày có bị giảm cân không?

Đau dạ dày ( đau bao tử) là một trong những triệu chứng thường gặp khi bạn mắc các bệnh lý về dạ dày như: Viêm dạ dày, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc nguy hiểm hơn là bệnh ung thư dạ dày. Lúc này niêm mạc dạ dày bị tổn thương nên thường xuyên gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thượng vị, giữa bụng hay phía trên bên trái bụng.

đau dạ dày có bị giảm cân không
Đau dạ dày có bị giảm cân không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân

Cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi no hoặc khi đói. Cùng với đó, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu khác như:

  • Buồn nôn
  • Nôn ói ra máu
  • Chán ăn
  • Chướng bụng
  • Đầy hơi
  • Ợ chua
  • Nóng rát ở vùng thượng vị

Ngoài ra, tình trạng giảm cân cũng có thể xảy ra ở một số bệnh nhân bị đau bao tử. Cân nặng thường chỉ giảm nhẹ hoặc xuống một cách từ từ nhưng cũng có trường hợp trọng lượng cơ thể sụt giảm nhanh chóng, có thể là vài kilôgam chỉ trong thời gian ngắn. Điều này khiến bệnh nhân không khỏi hoang mang, lo lắng.

Vì sao đau dạ dày lại gây giảm cân?

Chúng ta đều biết rằng, dạ dày là cơ quan lớn đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Các thức ăn được nạp vào cơ thể sẽ được tiêu hóa phần lớn tại dạ dày. Cơ quan này có chức năng sản xuất dịch vị để tẩm vào thức ăn và co bóp để nghiền nát thực phẩm, đồng thời hấp thu một phần chất dinh dưỡng thông qua niêm mạc dạ dày để chuyển hóa thành năng lượng đảm bảo duy trì cân nặng và mọi hoạt động của cơ thể.

Chính vì vậy, khi dạ dày bị đau chức năng tiêu hóa cũng bị suy giảm đáng kể. Các chất dinh dưỡng được hấp thu tại dạ dày có thể không đủ cung cấp cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Giảm cân là một hậu quả tất yếu.

Cùng với đó, tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu, buồn nôn, nôn ói diễn ra thường xuyên khiến cho người bị đau dạ dày có cảm giác ăn uống không ngon miệng, chán ăn hoặc thậm chí là cả ngày chẳng thiết ăn uống gì. Cơn đau không chỉ xuất hiện vào ban ngày mà còn xuất hiện bất cứ lúc nào vào ban đêm khiến cho người bệnh bị mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Tất cả những yếu tố này kết hợp đều góp phần gây nên hiện tượng giảm cân ở người bị đau dạ dày.

Cách ngăn ngừa giảm cân khi bị đau dạ dày

Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng giảm cân khi bị đau dạ dày, người bệnh có thể thực hiện một số giải pháp sau:

1. Thăm khám đều đặn và tích cực dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Đây chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phục hồi sức khỏe cũng như cân nặng của người bị đau dạ dày. Chỉ khi bệnh được kiểm soát tốt thì các triệu chứng mới thuyên giảm và đảm bảo dạ dày người bệnh vẫn dung nạp được tối đa các chất dinh dưỡng từ thức ăn đưa vào để duy trì được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

đau dạ dày gây giảm cân phải làm sao
Để ngăn ngừa giảm cân khi bị đau dạ dày, bạn nên thăm khám thường xuyên để kiểm soát tốt bệnh

Vì vậy, người bệnh cần tích cực dùng thuốc điều trị bệnh đau dạ dày theo hướng dẫn của bác sĩ . Song song đó tái khám thường xuyên theo chỉ định để theo dõi được kết quả nhằm điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp. 

2. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Tình trạng tăng tiết axit chính là nguyên nhân dẫn đến cơn đau và những tổn thương trong dạ dày. Vì vậy, chế độ ăn uống của người bệnh cần đảm bảo loại bỏ được các yếu tố gây kích thích tiết nhiều axit ở dạ dày. Cụ thể người bệnh cần tuân thủ tốt một số nguyên tắc sau:

  • Thái nhỏ, xay nhuyễn hoặc nghiền nát thực phẩm trước khi nấu để khi vào dạ dày thức ăn mau được tiêu hóa và di chuyển nhanh hơn trong đường ruột
  • Không ăn đồ sống. Đảm bảo thức ăn được nấu chín hoặc ninh nhừ trước khi ăn để dạ dày dễ tiêu hóa hơn
  • Ăn chậm, nhai kỹ trước khi nuốt và tập trung trong bữa ăn
  • Không nên cố gắng ăn quá no sẽ khiến dạ dày bị quá tải và bị đau
  • Duy trì ăn đủ ba bữa trong ngày. Tránh bỏ bữa sáng bởi đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và đây cũng là thời điểm ruột non có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.
  • Ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ít một để axit trong dạ dày không được sản xuất quá nhiều và hạn chế tình trạng buồn nôn, nôn ói, khó tiêu sau khi ăn. Giải pháp này cũng giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ nhu cầu chất dinh dưỡng hàng ngày để tạo ra năng lượng cho các hoạt động và không bị giảm cân.
  • Bữa tối nên ăn cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng. Không ăn quá khuya
  • Không ăn quá nhiều canh hoặc uống nhiều nước trong khi ăn cơm
  • Tránh chạy nhảy hoặc lao động nặng nhọc ngay sau khi ăn xong làm ảnh hưởng đến tiêu hóa và khiến dạ dày lên cơn đau.
  • Không ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng. Chúng gây kích thích các cơ co bóp trong dạ dày hoạt động mạnh hơn, từ đó làm tăng nặng cơn đau dạ dày.
  • Không ăn đồ thô cứng như gân, sụn
  • Tránh các thức ăn nghèo nàn chất dinh dưỡng và có thể gây kích thích dạ dày như: Đồ nướng, thức ăn được tẩm ướp nhiều gia vị, đồ hộp, cá muối, xúc xích, thịt nguội, tiêu, ớt, mù tạt, cà ri, các loại trái cây rau củ có vị chua… Các thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ dai như rau muống, ngũ cốc nguyên vỏ cũng cần hạn chế sử dụng bởi chúng khó tiêu hóa, khi vào dạ dày sẽ cọ sát vào niêm mạc khiến bạn bị đau nhiều hơn.
  • Kiêng hút thuốc lá, uống bia rượu, hạn chế cà phê và nước ngọt có ga
  • Tăng cường các thực phẩm dễ tiêu hóa nhưng có khả năng trung hòa axit dạ dày và cung cấp nhiều năng lượng như cá, sữa bò, cơm nhão, rau củ non, bánh mì, khoai tây, khoai lang, súp lơ xanh.

>>Tham khảo chi tiết: Người bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? 

3. Chế độ sinh hoạt khoa học cũng góp phần ngăn ngừa giảm cân do đau dạ dày

Trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần duy trì những thói quen tốt sau để hạn chế được tình trạng giảm cân:

  • Đi ngủ sớm và đủ giấc để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo và sửa chữa tổn thương. Hạn chế thức khuya
  • Siêng năng tập thể dục thể thao để duy trì sức đề kháng cho cơ thể, nâng cao thể trạng. Đi bộ, tập yoga, ngồi thiền, bơi lội là những bài tập lý tưởng dành cho người bị đau dạ dày.
  • Nghỉ ngơi tĩnh dưỡng nhiều trong những ngày dạ dày lên cơn đau để cơ thể mau lấy lại sức
  • Giữ tinh thần lạc quan. Không lo lắng, căng thẳng quá mức gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và sức khỏe của dạ dày.

Đau dạ dày gây giảm cân, khi nào nên đi khám bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, người bị đau dạ dày có thể bị giảm cân nhưng không quá nhiều. Tuy nhiên nếu cân nặng của bạn ngày càng có khuynh hướng giảm mạnh chỉ trong thời gian ngắn mà vẫn duy trì chế độ ăn uống điều độ thì nên đề phòng với căn bệnh ung thư dạ dày. 

Theo nghiên cứu có khoảng 80% bệnh nhân ung thư dạ dày bị giảm cân, mạnh nhất là trong giai đoạn tiến triển hoặc giai đoạn cuối. Ngoài dấu hiệu đau thượng vị và giảm cân nhanh, căn bệnh ung thư dạ dày còn gây ra nhiều dấu hiệu bất thường khác như đi ngoài phân đen, nôn ra máu, khó nuốt. Bạn nên tới bệnh viện kiểm tra ngay nếu gặp phải các triệu chứng kể trên.

Bạn nên tham khảo thêm

  • 6 dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày đã cận kề
  • Đau dạ dày sau khi ăn và các biện pháp làm giảm đau