Xung huyết hang môn vị là gì? Nguy hiểm không?
Tình trạng xung huyết hang môn vị dạ dày là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh có những triệu chứng tương tự như viêm dạ dày và là giai đoạn đầu hình thành các trợt loét ở dạ dày – tá tràng.
Những tổn thương hay viêm nhiễm tại vị trí thấp nhất của dạ dày hay còn gọi là hang môn vị xảy ra khá phổ biến. Do các loại thức ăn sau khi được đưa vào cơ thể, qua thực quản đến dạ dày sẽ tiếp xúc với hang môn vị 24/24 . Chính vì thế nên hang môn vị luôn nằm trong những vị trí dễ bị viêm nhiễm nhất của dạ dày.
Bệnh viêm xung huyết hang môn vị dạ dày là gì?
Dạ dày có cấu tạo giống hình chữ J và là cơ quan chiếm diện tích lớn nhất trong hệ thống tiêu hóa. Những vùng được phân chia trong dạ dày bao gồm phình vị, thân vị, hang vị và môn vị nằm ở cuối dạ dày. Trong đó hang môn vị là vị trí giữa hang vị và môn vị, từ bờ cong nhỏ dạ dày tới lỗ môn vị. Kích thước hang môn vị tính từ điểm kết thúc hang vị đến điểm bắt đầu môn vị 2 – 3 cm.
Tình trạng xung huyết hang môn vị được phân thành nhiều cấp độ, từ nhẹ, vừa đến nặng. Ở mức độ nhẹ tổn thương mờ nhạt, nếu có dấu hiệu xung huyết có thể hình thành ổ viêm loét ở dạ dày. Thông qua hình ảnh siêu âm hoặc nội soi có thể thấy vùng niêm mạc dạ dày có nhiều vết ban dạng đốm. Kèm theo đó có dấu hiệu xuất huyết nội nhưng không đáng kể.
Tại hang môn vị diễn ra hoạt động co thắt rất mạnh mẽ. Trong đó, thức ăn sẽ được nghiền thành từng mảnh nhỏ để hoạt động chuyển hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng diễn ra hoàn thiện. Hang môn vị luôn là khu vực tiếp nhận và xử lý thức ăn liên tục, vì thế khu vực này rất dễ bị tổn thương. Đây còn gọi là tình trạng xung huyết hang vị dạ dày – một bệnh lý phổ biến thuộc nhóm viêm dạ dày.
Viêm xung huyết hang môn vị dạ dày tương tự như viêm dạ dày, với những vùng tổn thương hình thành trên niêm mạc của dạ dày. Tình trạng viêm nhiễm trong dạ dày xảy ra rất phổ biến, trong đó viêm hang môn vị dạ dày chiếm khoảng 60% tất cả những trường hợp viêm dạ dày. Cơ sở hình thành vùng viêm khi hệ thống mạch máu tại hang môn vị bị vỡ do hoạt động co thắt quá mức, khiến một phần niêm mạc bị tổn thương, sưng đỏ.
Ban đầu, viêm niêm mạc hang môn vị chỉ có biểu hiện như những vùng sưng đỏ, không có biến chứng hay ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu như vùng viêm không được xử lý, tình trạng co thắt dạ dày vẫn diễn ra và acid dạ dày tăng cao sẽ tạo ra các vết loét lớn và sâu hơn.
Nguyên nhân xung huyết hang môn vị dạ dày
Nguyên nhân chung quy gây ra tình trạng xung huyết hang môn bị dạ dày do tổn thương mạch máu. Tình trạng xung huyết này có thể xảy ra nghiêm trọng hay không phụ thuộc vào mức độ tổn thương niêm mạc và số lượng mao mạch bị ảnh hưởng. Trong đó những yếu tố thúc đẩy tình trạng này xảy ra bao gồm:
- Do vi khuẩn HP (vi khuẩn Helicobacter Pylori): Đây là một loại vi khuẩn sản sinh ra enzym làm tăng tiết acid dạ dày. Có hơn 80% người bệnh bị viêm dạ dày nói chung bắt nguồn từ vi khuẩn này, đa số những trường hợp xung huyết hang môn vị cũng do vi khuẩn này gây ra.
- Căng thẳng, trầm cảm: Tình trạng stress do làm việc quá độ có thể là nguyên nhân kích thích hệ thần kinh thực vật, từ đó ảnh hưởng đến chức năng co thắt ở dạ dày. Đây cũng là xúc tác gây ra đau dạ dày, viêm loét dạ dày và xung huyết hang môn vị dạ dày phổ biến ở người trưởng thành.
- Thói quen ăn uống: Những người thường xuyên nhịn ăn hoặc ăn không đúng bữa, ăn quá nhiều hoặc quá ít gây rối loạn chức năng co thắt dạ dày. Ngoài ra thói quen ăn uống kém lành mạnh, ăn cay nhiều và lạm dụng bia rượu, thuốc lá cũng là những nguyên nhân khiến lớp niêm mạc dạ dày trở nên nhạy cảm hơn.
- Lạm dụng thuốc: Xung huyết dạ dày cũng có thể đến từ những ảnh hưởng của thuốc tân dược, đặc biệt là các nhóm thuốc kháng sinh, giảm đau như Corticoid (Prednisolon, Dexamethason…), Aspirin, Mobic. Các nghiên cứu cho rằng những bệnh nhân lạm dụng thuốc Aspirin liều cao 1g/24h thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày và xung huyết dạ dày đến 80%.
Dấu hiệu nhận biết xung huyết hang môn vị
Những triệu chứng sưng viêm dạ dày thường có biểu hiện giống nhau. Vì thế nếu người bệnh không thăm khám và chẩn đoán sẽ không xác định cụ thể được vị trí tổn thương ở dạ dày. Ban đầu triệu chứng xung huyết hang môn vị chỉ là những cơn đau ở vùng thượng vị, vì thế người bệnh thường chủ quan cho rằng đây là cơn đau dạ dày thông thường.
Xung huyết hang môn vị dạ dày có 3 giai đoạn chính, từ viêm nhẹ đến trung bình và xung huyết nặng. Trong giai đoạn giữa của bệnh, bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu trào ngược: Những biểu hiện ban đầu của tình trạng xung huyết tương tự như triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng buồn nôn, đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu… điều này xảy ra khi hệ thống mao mạch trong dạ dày phình to khiến hoạt động của dạ dày bị trì trệ. Cùng với sự tăng lên của acid dạ dày dẫn đến hiện tượng trào ngược, ợ nóng khó chịu.
- Đau ở vùng thượng vị: Cơn đau ở vùng thượng vị thường diễn ra về đêm và kéo dài âm ỉ thành từng đợt. Bạn sẽ nhận thấy cơn đau rõ nét hơn sau khi ăn no, hoặc khi đang vận động… Một số trường hợp đau thượng vị kèm theo cảm giác cồn cào, tức ngực. Nếu như cơn đau nghiêm trọng có thể lan đến khu vực ngực, vai và sau lưng.
- Làm da tái nhợt: Xung huyết dạ dày có thể dẫn đến thiếu máu, khi máu không thể lưu thông tốt đến những cơ quan quan trọng mà bị tắc nghẽn tại khu vực này. Điều này khiến cơ thể bạn không thể tổng hợp sắt, từ đó biểu hiện thông qua làn da tái nhợt và xanh xao.
- Suy nhược cơ thể: Bệnh nhân bị xung huyết hang môn vị dạ dày sẽ không thể hấp thu các dưỡng chất triệt để, do dạ dày không xử lý và phân giải nguồn thức ăn được. Điều này có thể xảy ra và khiến cơ thể bị thiếu chất, từ đó người bệnh sụt cân nhanh hơn và dẫn đến suy nhược.
Triệu chứng xung huyết hang môn có thể phân thành 2 giai đoạn là khi dạ dày mới xung huyết và giai đoạn dạ dày đã chảy máu. Thông qua các dấu hiệu này có thể phân biệt được bệnh nhân đang trong giai đoạn tổn thương nào. Cụ thể gồm có:
- Dạ dày bị xung huyết nhẹ: Người bệnh bị đau bụng, đại tiện thấy phân màu đen, kèm theo đó là những thay đổi về màu sắc và cấu trúc phân tương tự như bã cà phê, mùi phân tanh và rất nồng.
- Dạ dày xung huyết nghiêm trọng: bệnh nhân cảm nhận cơn đau tiến triển dữ dội, do thiếu máu nên làn da tái nhợt, người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, huyết áp tụt nhanh. Nguy hiểm hơn là tình trạng nôn ra máu, máu phún thành từng tia.
Nhận biết dấu hiệu xung huyết hang môn vị dạ dày thông qua chẩn đoán nội soi đặc trưng hơn. Có thể phân biệt với những bệnh lý dạ dày khác thông qua vết hồng ban ở niêm mạc. Nếu như bệnh tiến triển ở mức độ nặng, những triệu chứng thiên hướng thành xuất huyết dạ dày với mức độ trầm trọng hơn.
Viêm xung huyết hang môn vị dạ dày có nguy hiểm không?
Tình trạng viêm xung huyết hang môn vị dạ dày là dấu hiệu sớm của biến chứng xuất huyết dạ dày. Khi không điều trị rất có khả năng xảy ra chảy máu. Khả năng bệnh nhân có thể tử vong khi hang vị hình thành các lỗ viêm loét lớn, đây là biến chứng thủng hang môn vị gây xuất huyết nghiêm trọng. Cụ thể các biến chứng xung huyết hang môn vị dạ dày mà bệnh nhân cần cảnh giác gồm có:
- Suy nhược sức khỏe, sụt cân nghiêm trọng do cơ thể không hấp thu được những dưỡng chất vừa mới tiêu hóa, kèm theo đó là tình trạng đau bụng, đi ngoài ra máu…
- Biến chứng viêm loét niêm mạc dẫn đến viêm dạ dày cấp tính, người bệnh tiêu hóa kém, kèm theo sốt cao ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nguy cơ thủng dạ dày, xuất huyết ồ ạt gây nhiễm trùng dạ dày và những cơ quan lân cận, nếu như không cấp cứu sớm có thể dẫn đến suy tạng.
- Chảy máu nghiêm trọng dẫn đến thiếu máu, từ đó gây ra các cơn đau bụng dữ dội, đổ mồ hôi và tụt huyết áp, biến chứng ảnh hưởng đến tim mạch.
- Nguy cơ biến chứng thành ung thư dạ dày nếu như tình trạng viêm hang môn vị xung huyết kéo dài, từ đó tạo điều kiện cho các tế bào ác tính hình thành và phát triển thành các khối u.
Nếu người bệnh nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ xuất huyết dạ dày, cần thực hiện cấp cứu vì biến chứng sẽ xảy ra rất nhanh. Đặc biệt là ở những bệnh nhân lớn tuổi có sẵn bệnh nền liên quan đến tim mạch và huyết áp, có thể xảy ra nhiều rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng khi không can thiệp kịp thời.
Chẩn đoán và điều trị xung huyết hang môn vị dạ dày
Chẩn đoán xung huyết hang môn vị dạ dày
Nếu chỉ nhìn vào những dấu hiệu và triệu chứng thông thường sẽ không xác định được tình trạng xung huyết hang môn vị dạ dày. Thực tế người bệnh chỉ có thể tầm soát bệnh sớm bằng cách khám tổng quát mỗi năm 1 lần. Đối với những người bệnh có những thói quen ăn uống, lạm dụng bia rượu thường xuyên nên chủ động khám trước để đề phòng bệnh có thể xảy ra trong tương lai.
Bằng hình thức nội soi, siêu âm kết hợp với khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ có chẩn đoán bệnh chính xác. Từ đó bác sĩ sẽ đề ra phương hướng điều trị phù hợp cho người bệnh, tùy theo nguyên nhân và tình trạng tiến triển của bệnh. Khi có dấu hiệu xung huyết hang môn vị dạ dày thì bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bằng cách khám lâm sàng và các kĩ thuật kiểm tra cận lâm sàng bao gồm:
- Chẩn đoán hình ảnh dạ dày bằng kỹ thuật chụp X-quang nhằm xác định vị trí vết loét bị xung huyết
- Chẩn đoán bệnh qua phương pháp nội soi dạ dày, ống nội soi được thông qua miệng hoặc trực tràng để đánh giá mức độ xung huyết.
- Chẩn đoán chuyên sâu bằng xét nghiệm sinh thiết tế bào hang vị dạ dày, nhằm kiểm tra những tế bào ác tính.
Phương pháp điều trị viêm xung huyết hang môn vị dạ dày
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị xung huyết hang môn vị dạ dày, trong đó ban đầu đa số bệnh nhân đều được hướng dẫn điều trị bằng thuốc Tây. Khi phát hiện bệnh người bệnh nên tuân thủ điều trị, không nên lo âu, căng thẳng và cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao đáp ứng điều trị bệnh.
Điều trị viêm xung huyết hang môn vị dạ dày bằng thuốc Tây
Mục đích điều trị bằng thuốc tây nhằm giảm nhẹ các triệu chứng tại hang môn vị dạ dày, kết hợp phòng ngừa viêm loét và xuất huyết xảy ra. Khi điều trị bằng thuốc, người bệnh nên tuân thủ nghiêm túc những chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngừng liều thuốc điều trị giữa chừng, đồng thời người bệnh cũng không nên tự ý thay đổi thuốc ngoài liều đã được kê đơn.
- Trong trường hợp xung huyết hang môn vị do vi khuẩn HP gây ra thì người bệnh sẽ được điều trị khuẩn HP trước tiên. Nhóm thuốc được dùng điều trị là kháng sinh, kết hợp với các loại thuốc trung hòa pH dạ dày, thuốc giảm tăng tiết acid dịch vị.
- Ngoài ra bệnh nhân cũng được chỉ định điều trị cùng với các nhóm thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau phù hợp với bệnh trạng. Một số loại thuốc không phù hợp có thể khiến tình trạng niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Kết hợp điều trị tâm lý nếu như nguyên nhân xung huyết dạ dày xảy ra do stress, kết hợp thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để hỗ trợ chữa bệnh dứt điểm.
Trường hợp bệnh nhân nôn ra máu hoặc có máu trong chất thải cho thấy bệnh đã tiến triển đến giai đoạn xuất huyết dạ dày. Người bệnh cần được đưa đến bệnh viện theo dõi và điều trị càng sớm càng tốt. Nôn ra máu do xung huyết hang môn vị có thể khiến cho nhịp tim đập nhanh và tụt huyết áp. Bệnh nhân sẽ được hồi sức tích cực và truyền máu để phòng tránh các nguy cơ xấu có thể xảy ra.
Điều trị xung huyết hang môn vị theo cách dân gian
- Bài thuốc với nghệ: Kết hợp nghệ cùng mật ong là bài thuốc dùng chung trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Công dụng của mật ong và nghệ đều có chứa thành phần chống viêm cao, kết hợp điều trị viêm dạ dày hiệu quả. Người bệnh chuẩn bị kết hợp 3 thìa mật ong cùng với 7 thìa tinh bột nghệ, vo thành viên uống trước bữa ăn. Bạn nên duy trì phương thuốc trong 15 ngày sẽ nhận thấy những cải thiện rõ rệt.
- Bài thuốc từ mật ong và nha đam: Đầu tiên bạn đem nha đam đi lột bỏ vỏ và thái thành từng miếng nhỏ, đem nấu chín cùng với 1 ít đường phèn. Sau đó cho vào hỗn hợp 1 thìa mật ong, mỗi ngày dùng uống có thể cải thiện tốt tình trạng xung huyết hang vị dạ dày.
- Bài thuốc với gừng tươi: Gừng là dược liệu có khả năng làm ấm cao, đồng thời có tác dụng hiệu quả trong điều trị viêm nhiễm bên trong cơ thể. Người bệnh chỉ cần cho một lát gừng tươi vào cốc nước nóng rồi hòa cùng một thìa mật ong nguyên chất, nên uống khi nước còn nóng. Sử dụng thường xuyên có thể giúp vùng bị tổn thương hồi phục nhanh, đồng thời công dụng giảm đau cũng rất hiệu quả.
Phương pháp phòng ngừa xung huyết hang môn vị dạ dày
Những triệu chứng viêm nhiễm và tổn thương ở dạ dày rất dễ tái phát khi người bệnh không chú ý chăm sóc tốt sau khi chữa trị. Vì thế sau khi điều trị bệnh, bệnh nhân cần có kế hoạch chăm sóc cụ thể để phòng tránh triệu chứng tái phát. Cụ thể người bệnh tuân thủ những nguyên tắc đơn giản như sau:
Người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ sau khi điều trị, về hướng dẫn sử dụng thuốc và những lưu ý trong ăn uống và sinh hoạt.
- Không nên ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm được chiên xào, tẩm ướp nhiều gia vị gây tái viêm loét dạ dày.
- Tránh xa các loại thực phẩm gây dị ứng, người bệnh cũng nên kiêng sử dụng các loại rượu bia, thuốc lá , caffeine và các chất kích thích khác.
- Tăng cường nguồn vitamin và chất xơ có trong rau củ quả và thực phẩm xanh, hạn chế nhóm trái cây chua có thể gây tái viêm loét dạ dày.
- Tránh để tinh thần bị căng thẳng, tình trạng stress và bực tức có thể ảnh hưởng đến hoạt động hệ thần kinh thực vật khiến bệnh tái phát triển và mức độ ảnh hưởng xấu hơn.
- Uống nhiều nước và sử dụng sữa ấm hàng ngày như một nguồn cung cấp thường xuyên giúp bảo vệ dạ dày.
- Ăn uống lành mạnh, khoa học, tập thói quen ăn đúng giờ và không bỏ bữa, có thể chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ để giảm áp lực cho dạ dày.
- Không lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, chỉ sử dụng kháng sinh Aspirin khi được chỉ định. Bạn cần trình bày rõ với bác sĩ về tình trạng bệnh ở dạ dày để được kê đơn thuốc phù hợp.
- Thường xuyên theo dõi các biểu hiện của cơ thể và tuân thủ lịch tái khám theo chỉ định của bác sĩ trong và sau thời gian điều trị.
Với những thông tin trong bài viết trên, hi vọng bạn đọc có thể hiểu hơn về chứng bệnh xung huyết hang môn vị. Đây là một căn bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm và có thể phát triển thành biến chứng xuất huyết dạ dày nếu như không điều trị sớm. Vì thế nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, bạn nên tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và làm rõ nguyên nhân.