Đau ruột thừa kéo dài bao lâu, làm sao giảm triệu chứng?
Viêm ruột thừa sẽ gây ra tình trạng đau bụng phải. Ban đầu, người bệnh đau âm ỉ, sau đó sẽ đau dữ dội hơn. Cơn đau ruột thừa thường kéo dài trong khoảng 48 tiếng đồng hồ. Cách duy nhất để giảm đau và điều trị đó là phẫu thuật mổ ruột thừa.
Đau ruột thừa kéo dài trong bao lâu?
Ruột thừa là một cơ quan nhỏ trong hệ thống tiêu hóa. Ruột thừa nằm tại đáy manh tràng, nơi tiếp giáp với ruột non và đại tràng. Ruột thừa có hình ống, tựa ngón tay người. Ruột thừa có chiều dài khoảng 3 – 13 cm. Sở dĩ gọi là ruột thừa vì một số nghiên cứu cho rằng, đoạn ruột này không có chức năng gì trong hệ thống tiêu hóa, như một bộ phận thừa ra ở manh tràng.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho rằng, ruột thừa đóng vai trò nhỏ trong hệ thống tiêu hóa, cung cấp các vi sinh vật có lợi cho ruột non, giúp ruột hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Khi ruột thừa bị viêm, người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau khó chịu ở bụng. Cơn đau đó thường được gọi là “đau ruột thừa”.
Nguyên nhân gây ra viêm ruột thừa thường là do có dị vật tắc nghẽn trong ruột thừa. Người bệnh đã từng ăn, nuốt phải hạt chanh, hạt ớt, hạt dưa,… Sau đó, chúng mắc vào ruột thừa, khiến cho vi khuẩn phát triển quá mức, gây viêm, sưng.
Triệu chứng cho biết người bệnh đã bị viêm ruột thừa đó là đau bụng, ở phía bụng dưới, bên phải. Ban đầu, cơn đau thường diễn ra âm ỉ, khó chịu, chứ không đau dữ dội. Sau đó, cơn đau sẽ diễn ra dữ dội hơn, khiến người bệnh khó chịu, cản trở sinh hoạt.
Một số triệu chứng khác cho biết bạn đang bị đau ruột thừa là:
- Sốt nhẹ;
- Buồn nôn;
- Nôn mửa;
- Chán ăn.
Khi thấy có dấu hiệu đau bụng phải âm ỉ, buồn nôn, sốt nhẹ, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Cơn đau ruột thừa thường sẽ kéo dài trong vòng 48 giờ đồng hồ. Sau đó, ruột thừa sưng đau sẽ bị vỡ ra và làm nhiễm trùng ổ bụng, có thể gây tử vong.
Làm sao để giảm triệu chứng đau ruột thừa?
Cách để loại bỏ cơn đau ruột thừa đó là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa đang sưng viêm. Khi ruột thừa bị viêm, cơn đau sẽ kéo dài âm ỉ sau đó sẽ bị vỡ ra. Nếu không cắt bỏ kịp thời, ruột thừa bị viêm bị vỡ sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng của người bệnh.
Không có cách nào giúp làm giảm triệu chứng đau ruột thừa. Người bệnh cần phải đến bệnh viện gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được khám và thực hiện phẫu thuật.
Điều trị viêm đau ruột thừa như thế nào?
Khi bị viêm đau ruột thừa, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh mổ cắt bỏ ruột thừa. Sau đây là một số phương pháp mổ ruột thừa thông dụng:
1. Phương pháp mổ thường
Mổ thường là phương pháp mổ truyền thống. Bác sĩ sẽ mổ hở, dùng da kéo can thiệp sâu vào bụng của người bệnh. Vết mổ thường dài, để bác sĩ dễ dàng đưa kéo phẫu thuật vào khoang bụng của người bệnh và cắt bỏ phần ruột thừa đang bị viêm.
Sau khi loại bỏ phần ruột thừa bị sưng viêm, bác sĩ sẽ khâu bụng của bệnh nhân lại bằng chỉ nha khoa. Sau đó bệnh nhân sẽ được bác sĩ theo dõi thêm về tình hình sức khỏe.
Ưu điểm của phương pháp mổ hở đó là thực hiện nhanh chóng, dễ dàng.
Nhược điểm của phương pháp mổ hở đó là nguy cơ mất nhiều máu, vết mổ dài, dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ, thời gian lành vết mổ sẽ lâu.
2. Phương pháp mổ nội soi
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, bác sĩ sẽ không còn phải can thiệp dao kéo quá nhiều vào da thịt người bệnh. Phẫu thuật nội soi là một bước đi mới của điều trị ngoại khoa. Bác sĩ chỉ cần mổ một được nhỏ trên da người bệnh, đưa dao và camera vào cơ thể người bệnh, quan sát ngoài màn hình để việc điều khiển dao mổ trở nên dễ dàng hơn.
Trong phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, bệnh nhân cũng có thể áp dụng phương pháp mổ nội soi để điều trị. Bác sĩ sẽ mổ một đường nhỏ trên bụng người bệnh, sau đó đưa một ống nhỏ vào khoang bụng. Ống nhỏ đó sẽ có camera ghi hình khoang bụng và vật dụng mổ. Bác sĩ sẽ quan sát khoang bụng người bệnh qua màn hình máy vi tính và điều khiển dao mổ sao cho phù hợp.
Sau khi mổ, bác sĩ sẽ gắp lấy phần ruột viêm ra ngoài, làm sạch khoang bụng và khâu lại như bình thường.
Ưu điểm của phương pháp mổ nội soi đó là vết mổ nhỏ, mau chóng lành vết thương, không để lại sẹo quá to, người bệnh có thể xuất viện sớm. Bên cạnh đó, phương pháp mổ ruột thừa nội soi cũng rất phù hợp với người cao tuổi, người bị bệnh tiểu đường, bệnh nhân cao huyết áp,…
Tuy nhiên, tùy vào bệnh trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định mổ phù hợp nhất. Trong trường hợp tình trạng ruột thừa viêm sưng nghiêm trọng, sưng to, bác sĩ sẽ chọn phương pháp mổ thường, tiến hành dễ dàng hơn.
Chăm sóc sức khỏe sau khi phẫu thuật
Sau khi mổ ruột thừa, người bệnh cần phải chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tốt. Chăm sóc sức khỏe không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến thời gian lành vết thương, ảnh hưởng đến vết mổ.
Sau đây là một số điều bạn nên làm sau khi mổ ruột thừa:
- Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như: cơm nhão, nui, súp, hủ tiếu, bún, phở, cháo,…;
- Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, rau củ tươi;
- Ăn nhiều thực phẩm giàu beta caroten giúp vết thương mau lành;
- Ăn nhiều trái cây tươi: táo, cam, xoài, dâu,…;
- Nghỉ ngơi, làm công việc nhẹ nhàng, vừa sức;
- Ngủ sớm, giữ tinh thần lạc quan;
- Sau 2 – 3 tuần, người bệnh có thể đi dạo nhẹ nhàng.
Người bệnh không nên thực hiện những điều sau đây:
- Ăn thực phẩm khô nóng, chiên xào, khó tiêu hóa;
- Vận động quá sức, làm việc nặng;
- Thức khuya, không đầu tư thời gian vào nghỉ ngơi cho lành sức;
- Xúc động mạnh, lo âu, buồn phiền;
- Tiêu thụ bia rượu, cà phê, thuốc lá.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân viêm ruột thừa tự chăm sóc sức khỏe là chính. Chăm sóc sức khỏe đúng cách có thể giúp người bệnh mong chóng lành vết thương, sức khỏe hồi phục mau hơn.
- Bạn nên đến gặp bác sĩ trong những trường hợp sau:
- Vết mổ có dấu hiệu sưng, đỏ, đau nhức;
- Ăn không ngon miệng;
- Nôn mửa;
- Sốt cao, trên 38 độ C;
- Dạ dày bị co thắt;
- Táo bón kéo dài quá 2 ngày;
- Tiêu chảy kéo dài quá 2 ngày;
- Ớn lạnh;
- Suy nhược cơ thể.
Tóm lại, cơn đau ruột thừa thường đau trong vòng 48 tiếng đồng hồ, tính từ lúc bắt đầu đau âm ỉ cho đến khi cơn đau trở nên dữ dội hơn. Cách duy nhất để điều trị viêm ruột thừa, cải thiện cơn đau đó là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa bị viêm. Khi nghi ngờ bị đau ruột thừa, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên, chỉ định phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa.