Mổ ruột thừa bao lâu thì lành hẳn & sinh hoạt bình thường?
Viêm ruột thừa thường gây nên những cơn đau nhức và khó chịu ở vùng bụng. Cách duy nhất để kiểm soát và khắc phục triệu chứng này là bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm. Tuy nhiên, mổ ruột thừa bao lâu thì lành hẳn? Khi nào người bệnh có thể đi lại và tham gia sinh hoạt bình thường? Những thông tin trong bài viết sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Viêm ruột thừa là hiện tượng viêm xảy ra ở ruột thừa. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do sự tắc nghẽn trong ống ruột dẫn đến nhiễm trùng. Bệnh xuất hiện với các biểu hiện như đau ở vùng bụng phải. Cơn đau xảy ra có thể liên tục hoặc gia tăng mỗi khi người bệnh cử động. Bên cạnh triệu chứng này, người bệnh còn gặp các biểu hiện phổ biến khác như chán ăn, thân nhiệt có thể tăng nhẹ,… Ở một số đối tượng bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy.
Viêm ruột thừa ở một số trường hợp nhẹ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển nặng và không được nhanh chóng chữa trị, ruột thừa có thể bị vỡ và gây biến chứng nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng người mắc bệnh. Do đó, để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật loại bỏ phần ruột bị viêm.
Mổ ruột thừa bao lâu thì lành hẳn?
Theo các chuyên viên phẫu thuật, mổ ruột thừa là một trong những cuộc phẫu thuật lành tính, giúp cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm. Thông thường, sau khi mổ xong, vết mổ sẽ lành lại nhanh chóng, trong khoảng thời gian 2 – 4 tuần. Khi đó, người bệnh có thể tham gia vào các hoạt động sinh hoạt thường ngày như tắm rửa, đi cầu thang, đi bộ,…
Trong trường hợp mổ nội soi, thời gian hồi phục bệnh có thể ngắn hơn so với các phương pháp mổ truyền thống, mổ hở khác. Với biện pháp phẫu thuật ít xâm lấn này, vết mổ có thể lành hẳn và hồi phục bình thường sau mổ khoảng 1 – 3 tuần. Sau khoảng thời gian này, bệnh nhân có thể đi lại và tham gia các hoạt động như bình thường.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thời gian lành của vết mổ có thể kéo dài vượt thời gian dự kiến nếu người bệnh không biết cách chăm sóc tốt. Do đó, để vết mổ nội soi hoặc mổ hở lành hẳn và bệnh hoàn toàn bình phục, người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi và chăm sóc sau mổ hợp lý.
Những lưu ý chăm sóc vết mổ ruột thừa tại nhà
Để quá trình hồi phục có hiệu quả, đồng thời hạn chế tình trạng vết mổ bị nhiễm trùng, quá trình chăm sóc sau mổ luôn đóng vai trò quan trọng. Do đó, bên cạnh việc sử dụng thuốc để giảm đau và chống viêm sau mổ, người bệnh cũng nên lưu ý những điều sau:
+ Chăm sóc vết mổ
- Sau mổ để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và giúp vết thương mau lành, bệnh nhân nên vệ sinh vết mổ tại nhà một cách nhẹ nhàng bằng thuốc sát trùng bác sĩ kê kèm theo đơn thuốc
- Không nên dùng kem dưỡng ẩm, chống sẹo hoặc bột thoa lên vết mổ
- Không tắm bồn hoặc tham gia các hoạt động thể thao dưới nước khi vết mổ chưa lành hẳn
- Nên mặc quần áo rộng, thoải mái để tránh gây ma sát với vết hổ khiến miệng vết thương mở rộng, lâu lành
+ Xây dựng chế độ ăn khoa học, giàu dưỡng chất
Sau khi mổ ruột thừa, chế độ ăn uống ảnh hưởng đến thời gian bình phục bệnh. Do đó, người bệnh nên lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như khoai tây nghiền, sữa chua,… Bên cạnh đó, để tránh táo bón sau phẫu thuật, bệnh nhân ăn ăn nhiều rau xanh, thực phẩm chứa chất xơ. Đồng thời nên uống nhiều nước và hạn chế uống các thức uống chứa caffain.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh hoặc hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc chất béo no. Mặt khác, những thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C như cà rốt, bí đỏ,… cũng mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe người sau phẫu thuật. Những thực phẩm này giúp tăng sức đề kháng và tăng khả năng bình phục bệnh.
+ Vận động sau khi phẫu thuật ruột thừa
Sau khi phẫu thuật ruột thừa, người bệnh có thể tham gia các hoạt động thể chất như:
- Đi bộ, có thể đi càng nhiều càng tốt
- Leo cầu thang một cách nhẹ nhàng
Ngoài các lưu ý trên, để bệnh mau chóng bình phục, người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sau mổ. Đặc biệt nên ăn uống đúng giờ và giữ tinh thần luôn lạc quan và vui vẻ.
Những hoạt động nên tránh sau phẫu thuật ruột thừa
Sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, nếu vết mổ và bệnh chưa hoàn toàn bình phục, người bệnh nên tránh những hành động và hoạt động sau đây:
- Không lái xe và không quan hệ tình dục cho đến lần tái khám đầu tiên sau khi phẫu thuật
- Tránh các hoạt động như nâng vật nặng trong vòng 6 tuần kể từ sau khi mổ ruột thừa
- Không di chuyển đồ đạc, bế trẻ em, giặt giũ, hút bụi hoặc tham gia các bộ môn thể thao có sức đối kháng cao
Khi nào người bệnh nên liên lạc với bác sĩ?
Thông thường, sau khi mổ nội soi ruột thừa, bệnh nhân sẽ được xuất viện sau đó 2 – 3 ngày. Trong trường hợp mổ thường, nếu vết mổ không có triệu chứng bất thường nào, người bệnh sẽ được về nhà sau mổ 1 tuần. Lịch tái khám thường được bác sĩ chỉ định sau khi xuất viện khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, sau khi về nhà, nếu vết mổ xuất hiện những dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Những dấu hiệu nhận biết vết mổ bị nhiễm trùng như:
- Người bệnh sốt cao trên 38 độ, có thể ho hoặc không ho
- Nhịp tim tăng cao
- Đau nhức ở ngực và khó thở
- Vết mổ bị hở miệng, sưng đỏ quá mức hoặc chảy dịch
- Chân bị sưng to hoặc có cảm giác đau bắp chân là do hình thành cục máu đông ở chân
Ngoài các triệu chứng nêu trên, nếu gặp các biểu hiện sau đây, người bệnh cũng cần sự giúp đỡ từ nhân viên y tế.
- Ớn lạnh, đổ mồi hôi nhiều
- Buồn nôn hoặc nôn
- Táo bón, tiêu chảy liên tục
- Bàng quang trống hoặc không có khả năng đi vệ sinh
Hy vọng với những thông tin nêu trên sẽ giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc”mổ ruột thừa bao lâu thì lành hẳn, mổ ruột thừa nội soi bao lâu thì lành?” Theo các chuyên gia, sau khi mổ ruột thừa, vết mổ sẽ lành sau đó 1 – 3 tuần và bệnh nhân có thể tham gia các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, để vết mổ lành hẳn và bệnh hoàn toàn bình phục, bệnh nhân cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.