Trước và sau mổ ruột thừa có được ăn thịt gà không?
Thịt gà không những giàu dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể mà còn giúp hỗ trợ làm tăng khả năng bình phục sức khỏe ở những bệnh nhân vừa mới ốm dậy. Tuy nhiên, không phải ai vừa mới ốm dậy hay vừa phẫu thuật xong cũng có thể ăn thịt gà. Bởi loại thực phẩm này có thể là nguyên nhân khiến bệnh thêm trầm trọng. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết trước và sau mổ ruột thừa có được ăn thịt gà không? Và sau khi mổ nên ăn gì và kiêng ăn gì để bệnh mau khỏi?
Mổ ruột thừa có được ăn thịt gà không?
Mổ ruột thừa là biện pháp được bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện nhằm mục đích loại bỏ đoạn ruột thừa bị viêm, ngăn ngừa biến chứng về sau. Tuy nhiên, khi được bác sĩ yêu cầu mổ, đa phần bệnh nhân đều quan tâm đến vấn đề trước và sau mổ ruột thừa có được ăn thịt gà không?
Trao đổi với bác sĩ Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng thuốc dân tộc cho biết, thịt gà chứa hàm lượng protein, khoáng chất và vitamin khá cao. Đây đều là những thành phần dưỡng chất rất cần thiết đối với sức khỏe của người khỏe mạnh và người vừa ốm dậy. Các hoạt chất có trong thịt gà không những mang lại lợi ích tích cực đối với tim mạch, hệ xương khớp mà còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất. Đồng thời, chúng còn giúp nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng, chống lại bệnh tật và tăng cường khả năng bình phục bệnh sau ốm.
Chính nhờ những tác dụng tuyệt vời này, thịt gà được xem là loại thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt đối với bệnh nhân viêm ruột thừa. Do đó, chúng được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày để bệnh mau chóng bình phục. Bên cạnh đó, trước khi tiến hành phẫu thuật ruột thừa, người bệnh cũng nên thêm loại thực phẩm dinh dưỡng này vào chế độ ăn để tăng cường sức khỏe cơ thể.
Thế nhưng, trước khi lên bàn mổ, bệnh nhân không nên ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì trong khoảng thời gian 8 – 12 tiếng trước phẫu thuật, trong đó có thịt gà. Đây là quy định do bác sĩ phẫu thuật đưa ra nhằm mục đích tránh tình trạng bệnh nhân trong quá trình mổ hít phải thực phẩm chất lỏng hoặc chất rắn vào đường hô hấp, phổi gây tắc đường hô hấp hoặc viêm phổi.
Dinh dưỡng sau phẫu thuật ruột thừa
Sau khi mổ ruột thừa, vết mổ sẽ lành sau đó 1 – 3 tuần. Khi đó, để bệnh hoàn toàn bình phục và vết mổ lành hẳng, bệnh nhân cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên có chế độ ăn uống hợp lý. Tốt nhất bệnh nhân nên ăn và kiêng những thức ăn sau đây để thúc đẩy bệnh nhanh chóng bình phục.
+ Thực phẩm nên tránh
Người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa bằng phương pháp nội soi hay mổ hở cần tránh xa những thực phẩm dưới đây nếu không muốn vết mổ lâu lành:
- Thực phẩm dạng cứng: Bệnh nhân nên loại bỏ các loại đồ ăn cứng, khó tiêu hóa như trái cây khô, hạt, bánh mì,… ra khỏi khẩu phần ăn của người vừa mới mổ viêm ruột thừa xong
- Sản phẩm từ sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa (trừ sữa chua) khi dung nạp vào cơ thể chúng sẽ tạo thành các mảng dày trên niêm mạc ruột và gây độc. Do đó, bệnh nhân vừa mới phẫu thuật xong không nên dùng.
- Đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường: Việc hấp thu quá nhiều đường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và xâm nhập, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vết mổ.
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo no: Tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn chiên, xào,… chứa nhiều chất béo no khiến chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa suy giảm dẫn đến việc hấp thu dưỡng chất kém. Đây chính là nguyên nhân khiến vết mổ lâu lành mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm loét ở chỗ vết mổ
+ Thực phẩm cần ăn
Sau khi mổ ruột thừa, bệnh nhân nên thêm những thực phẩm sau vào khẩu phần ăn để cơ thể hồi phục nhanh và vết mổ mau lành.
- Thực phẩm dễ tiêu hóa: Bao gồm các món ăn như cháo, súp gà,… Khi vết thường bắt đầu lành, bệnh nhân có thể ăn khoái tây nghiền hoặc sữa chua,…
- Thực phẩm giàu chất xơ: Thức ăn chứa chất xơ không những lành mạnh mà còn giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng táo bón – một trong những biến chứng thường gặp của người viêm ruột thừa sau khi mổ. Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như bánh mì đen hoặc bánh mì nâu làm từ ngũ cốc, trái cây tươi và ngũ cốc bao gồm sắn, khoai và ngô,…
- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và vitamin rất cần thiết trong việc làm lành vết mổ. Do đó, bệnh nhân nên dùng nhiều củ quả hoặc trái cây tươi. Tuy nhiên, một tác dụng phụ của việc sử dụng trái cây và củ quả tươi là tình trạng đầy hơi và trung tiện. Vì vậy, để giảm áp lực lên dạ dày và vết mổ ở ruột thừa, người bệnh chỉ nên ăn với lượng vừa phải
- Nước uống: Ngoài các thực phẩm cần bổ sung, sau khi phẫu thuật ruột thừa, bệnh nhân cần uống nhiều nước để ngăn chặn tình trạng táo bón.
Giải pháp cho bệnh nhân khó ăn uống sau khi phẫu thuật ruột thừa
Thông thường, sau khi phẫu thuật ruột thừa, có rất nhiều bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn uống. Ở một số trường hợp bệnh mất cảm giác ăn ngon do bị táo bón. Để giải quyết vấn đề này, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để được hướng dẫn cách làm giảm táo bón. Đối với trường hợp, mất cảm giác ăn không do táo bón mà vì lý do khác, người chăm sóc nên cho bệnh nhân uống sinh tố hoặc một số loại nước trái cây giàu calo, vitamin và khoáng chất,… nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Trên đây là tất cả các thông tin giải đáp cho thắc mắc “Trước và sau mổ ruột thừa có được ăn thịt gà không?” Theo ý kiến từ các chuyên gia, người bệnh sau mổ hoàn toàn có thể ăn thịt gà để giúp tăng cường sức khỏe và giúp bệnh mau hồi phục. Bên cạnh bổ sung chất đạm, bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng sau mổ.