Bị tiêu chảy nên ăn gì & không nên ăn gì nhanh khỏi, phục hồi?

Khi bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì là một yếu tố rất quan trọng giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh và phục hồi. Bởi tiêu chảy là tình trạng đi ngoài liên tục, gây mất nước khiến cơ thể kiệt sức, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn những loại thực phẩm cần bổ sung cũng như hạn chế khi mắc bệnh.

Nên ăn và không nên ăn những gì khi bị tiêu chảy?
Nên ăn và không nên ăn những gì khi bị tiêu chảy?

Bệnh tiêu chảy và tác hại

Tiêu chảy là triệu chứng đi ngoài liên tục, kéo dài trong một hoặc hai ngày có hiện tượng phân loãng hoặc dính máu hay dịch nhày. Tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng nó gây mất nước khiến cơ thể kiệt sức, mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tiêu chảy là do nhiễm vi khuẩn đường ruột, ruột quá nhạy cảm hoặc là ăn phải thức ăn thiếu vệ sinh. Lúc này, các cặn bã của thức ăn chưa được tiếu hóa hoàn toàn mà chuyển qua ruột nhanh, dẫn đến tiêu chảy.

Nếu bệnh tiêu chảy không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính với các biểu hiện đại tiện nhiều lần, phân loãng, nhiều dịch nhầy, mùi thối, đau bụng, sôi bụng, đôi khi tiêu chảy và táo bón xen kẽ nhau… Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có nguy cơ bị bệnh trĩ hay sa trực tràng là rất cao.

Bị tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi?

Bên cạnh việc kiêng cử, bạn cũng nên bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh tiêu chảy. Giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và nhanh chóng hồi phục lại sau cơn tiêu chảy. Dưới đây là một số loại thực phẩm có rất tốt đối với tình trạng tiêu chảy, bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày:

1. Sữa chua

Sữa chua là sản phẩm được đánh giá cao về khả năng chữa trị chứng tiêu chảy rất hiệu quả. Các lợi khuẩn probiolic trong sữa chua có thể khắc phục được các triệu chứng khó chịu ở bao tử, giúp điều tiết phân lỏng, hạn chế các triệu chứng của tiêu chảy.

Bên cạnh đó, sữa chua còn giúp tăng cường sự phát triển của các lợi khuẩn, góp phần đẩy lùi các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, những người bị tiêu chảy nặng cần lưu ý về cách sử dụng sửa chua theo chỉ định của bác sĩ

2. Thực phẩm giàu tinh bột

Những loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm chín, khoai tây có chứa hàm lượng chấy xơ thấp rất dễ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa không phải hoạt động quá tải hay gây khó chịu, làm giảm các triệu chứng tiêu chảy do vi khuẩn gây ra. 

Tuy nhiên, chất xơ trong các loại gạo nâu có thể khiến tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn, bạn nên chú ý lựa chọn loại gạo cho phù hợp. Thay vào đó người bệnh có thể sử dụng nước gạo nâu cũng rất tốt đối với những người bị tiêu chảy, có thể sử dụng thường xuyên khi cần thiết.

3. Chuối

Chuối là loại thực phẩm mềm, rất dễ tiêu hóa, có tác dụng làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết những căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Hàm lượng kali lớn trong chuối rất tốt để cung cấp lại các chất điện phân mà cơ thể bị mất đi trong quá trình tiêu chảy.

Ngoài ra, chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng dư thừa ở bao tử trong quá trình tiêu chảy. Hàm lượng lớn inulin có trong chuối là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử.

4. Sốt táo 

Chuối và táo là hai loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể khi bị tiêu chảy
Chuối và táo là hai loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể khi bị tiêu chảy

Trong sốt táo có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan pectin giúp làm chậm quá trình bài tiết của đường ruột, làm giảm các triệu chứng tiêu chảy. Bên cạnh đó, lượng đường tự nhiên trong sốt táo còn giúp bổ sung năng lượng bị mất đi khi bị tiêu chảy.

Nhờ tính dịu nhẹ và dễ tiêu hóa, sốt táo đã trở thành một trong các loại thực phẩm có hiệu quả rất cao trong điều trị bệnh tiêu chảy. Những người bệnh tiêu chảy nên sử dụng sốt táo hàng ngày sẽ làm các triệu chứng tiêu chảy giảm đáng kể.

5. Việt quất

Việt quất là loại quả chứa hàm lượng lớn chất anthocynide, đảm nhiệm vai trò như chất chống oxy hóa, có công dụng hữu ích đối với dạ dày và đường ruột. Chất anthocynide có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại, làm giảm tình trạng viêm nơi dạ dày.

Ngoài ra, việt quất còn có tác dụng làm se, giúp kết dính các tế bào bên trong thành ruột và hạn chế sự bài tiết các chất lỏng, làm giảm các triệu chứng của tiêu chảy. Đây cũng là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn.

6. Thịt gà

Theo nghiên cứu, thịt gà là loại thực phẩm bổ dưỡng giàu protein, sắt, kẽm, selen và vitamin… Chế biến thành gà thành các món ăn bổ sung protein và dưỡng chất cho cơ thể, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe khi bị tiêu chảy.

Tuy nhiên, với món gà rán dùng nhiều dầu trong quá trình chế biến không được khuyến khích trong khẩu phần ăn của người bị tiêu chảy. Hàm lượng chất béo nhiều sẽ khiến dạ dày người bệnh khó tiêu.

7. Bánh mì nướng

Bánh mì nướng cũng là loại thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng tiêu chảy bằng cách thêm một số lượng lớn tinh bột vào phân, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày, làm dịu bao tử.

Ngoài ra, trong bánh mì nướng có chứa hàm lượng lớn carbohydrate, giúp bổ sung đầy đủ năng lượng cho cơ thể.

8. Bột mì đã chế biến

Bột mì đã chế biến là thực phẩm được ưu tiên hàng đầu dành cho những người bị tiêu chảy. Các sản phẩm được làm từ lương thô, khi chế biến sẽ bị lột lớp vỏ ngoài nên rất dễ tiêu hóa, ó tác dụng làm dịu bao tử và hạn chế các triệu chứng của bệnh tiêu chảy.

9. Trà thảo mộc

Trà hoa cúc làm giảm co thành ruột, giảm viêm nhiễm, giúp điều trị tiêu chảy
Trà hoa cúc làm giảm co thành ruột, giảm viêm nhiễm, giúp điều trị tiêu chảy

Trà thảo mộc cũng được bác sĩ khuyên dùng cho những bệnh nhân bị tiêu chảy, có tác dụng làm dịu cơ thể và tinh thần, làm giảm và loại trừ bệnh tiêu chảy như trà vỏ cam, trà hoa cúc, trà bạc hà,…

  • Trà hoa cúc với hàm lượng ta-nanh sẽ giúp làm giảm co thành ruột, giảm tình trạng viêm nhiễm, điều trị tiêu chảy, viêm đường ruột rất tốt.
  • Trà bạc hà có tác dụng điều trị co thắt đồng thời còn giúp làm thư giãn, xoa dịu các cơ bên trong ruột.
  • Trà vỏ cam có tác dụng làm sạch khuẩn trong dạ dày, thích hợp cho những người bị tiêu chảy.

10. Nước

Khi bị tiêu chảy cơ thể sẽ bị mất nước gây ra các triệu chứng mệt mỏi, suy kiệt. Vì vậy, bổ sung nước là điều hết sức cần thiết, bạn có thể sử dụng nước lọc, nước chanh, nước trái cây pha loãng hoặc các loại nước chứa natri kali để bổ sung khoáng chất và chất điện giải cho cơ thể.

Không nên ăn gì khi bị tiêu chảy?

Đối với những người bị tiêu chảy, thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị và hồi phục. Một số loại thực phẩm khi bạn bị tiêu chảy nếu dung nạp vào cơ thể sẽ khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Để có thể nhanh chóng đẩy lùi tình trạng tiêu chảy, hạn chế những ảnh hưởng đến sức khoẻ, bạn nên tránh xa những loại thực phẩm sau đây:

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ, nhiều chất béo

  • Các loại hạch, hạt, hoa quả hoặc là các sản phẩm làm từ lúa mì nguyên cám chứa nhiều chất xơ, khi đưa vào cơ thể, chúng không có tác dụng điều trị bệnh mà còn khiến ruột phải hoạt động nhiều hơn.
  • Các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, làm gia tăng những cơn co thắt ruột, khiến cho triệu chứng của bệnh tiêu chảy nặng hơn. Khi bị tiêu chảy bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên xào chứa nhiêu dầu mỡ.
Không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ khi bị tiêu chảy
Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ khiến tình trạng bệnh nặng hơn

Thực phẩm gây đầy hơi: Khi bị tiêu chảy người bệnh nên tránh các loại thực phẩm dễ gây ra tình trạng đầy hơi như cải bắp, đậu, bông cải xanh,… Một số loại trái cây như đào, lê, mận, các loại trái cây sấy khô bạn cũng nên tránh vì chúng sẽ khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

  • Tiêu chảy có thể xảy ra do sự suy giảm số lượng enzim lactase trong cơ thể, đây là thành phần rất cần thiết để có thể tiêu hoá hàm lượng lactose có nhiều trong sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Vì vậy, khi bị tiêu chảy bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm từ sữa như bơ, kem, pho mai,… Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng yaourt giàu probiotic, chúng sẽ rất tốt cho hệ tiêu hoá.

Sorbitol và các chất tạo ngọt nhân tạo: Sobitol và một số loại đồ ăn không đường có chứa các chất tạo ngọt nhân tạo, sẽ khiến bạn cảm thấy đầy hơi và khó chịu. Những loại kẹo không đường có chứa sorbitol không tốt cho hệ tiêu hoá và có thể khiến cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Nếu đang bị tiêu chảy, người bệnh tốt nhất nên tránh xa nhóm thực phẩm này.

Đồ uống có cồn như rượu, bia và caffine: Khi bị tiêu chảy người bệnh nên tránh xa những loại đồ uống chứa cồn và chất kích thích như rượu bia, cà phê,… Chúng có tác dụng lợi tiểu khiến cho cơ thể nhanh chóng bị mất nước, tác động xấu đến sức khoẻ.

Caffeine có tác dụng lợi tiểu khiến cho cơ thể nhanh chóng bị mất nước
Caffeine có tác dụng lợi tiểu khiến cho cơ thể nhanh chóng bị mất nước

Một số món ăn hỗ trợ điều trị, phục hồi cho người tiêu chảy

Dưới đây là một số món ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng chống bệnh tiêu chảy rất tốt, bạn có thể tham khảo và đưa vào thực đơn hàng ngày.

Cháo thịt dê

Có tác dụng bổ ích tỳ vị, trừ hàn thấp, tác dụng tốt cho những người bị tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hoá.

Công dụng:

  • Thịt dê, dạ dày dê tác dụng ấm trung tiêu, bổ hư, kiện kỳ, ích vị, chữa các chứng tỳ vị hư hàn.
  • Đậu xanh: bổ tỳ, thanh nhiệt, giải chất độc, trừ phiền nhiệt, lợi ngũ tạng.
  • Gạo tẻ: ích khí bổ tỳ, hòa vị, chỉ tả, lỵ.
  • Gừng, hành kiện tỳ khai vị hòa dược.

Canh bao tử hạt sen

Đây vừa là món ngon và cũng là bài thuốc quý giúp điều trị và phòng ngừa bệnh tiêu chảy hiệu quả.

Công dụng:

  • Dạ dày lợn: bổ tỳ vị chữa đau dạ dày do lạnh.
  • Hạt sen: bổ tỳ, dưỡng tâm, ích thận, chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, kiết lỵ.
  • Gừng, hành: kiện tỳ khai vị kích thích tiêu hóa.

Thịt gà hầm lá ngải

Đây là món ăn không chỉ bổ dưỡng mà còn có tác dụng điều trị, phòng ngừa chứng tỳ hư tiêu chảy rất hiệu quả.

Công dụng:

  • Thịt gà có vị ngọt, tính ấm, tác dụng ôn bổ, điều hòa tỳ vị, bổ khí dưỡng huyết chữa chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Ngải cứu: ôn trung tán hàn, ích tỳ vị hóa thấp.
  • Đậu xanh: bổ tỳ vị, trừ phiền, giải phiền nhiệt, hạ khí, lợi ngũ tạng, giảm bớt tính ấm của thịt gà, lá ngải.
Thịt gà hầm lá ngải là món ăn giúp điều trị tiêu chảy rất tốt
Thịt gà hầm lá ngải là món ăn giúp điều trị tiêu chảy rất tốt

Cá diếc kho sung

Đây là món ăn dễ chế biến, tốt cho người tỳ vị hư và rối loạn tiêu hoá.

Công dụng: 

  • Cá diếc: kiện tỳ, lợi khí, khai vị, chữa ăn kém, mệt mỏi, tả lỵ
  • Quả sung: ích tỳ vị, chữa chứng lạnh bụng tiêu chảy.
  • Nấm hương: bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết lợi ngũ tạng.

Trên đây là thông tin về những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị tiêu chảy. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng thực đơn ăn uống để hỗ trợ điều trị bệnh, nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng tiêu chảy gây ra.

Xem thêm: Bí quyết thoát khỏi viêm đại tràng gây tiêu chảy của bệnh nhân nhờ bài thuốc Đông y lành tính