Táo Bón nên ăn gì? Đây là những món ăn nhuận tràng tốt nhất
Táo bón nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm tìm hiểu. Thông thường người bị táo bón nên ăn các loại đậu, sữa chua, kiwi, súp lơ xanh, khoai lang và các món ăn có tác dụng nhuận tràng dưới đây.
Táo bón nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống khoa học có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe hệ tiêu hóa, nó cũng giúp cải thiện chứng táo bón, ngay cả khi bạn bị táo bón kinh niên.
Người bị táo bón được khuyên nên thường xuyên ăn các thực phẩm sau:
1. Các loại đậu
Đậu chứa nhiều chất xơ hơn hẳn so với các thực phẩm khác. Cứ mỗi cốc đậu lại cung cấp khoảng 10g chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Cả hai đều góp phần kích thích thức ăn di chuyển nhanh trong đường ruột, qua đó giảm táo bón.
Bạn có thể dùng đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu ngự hay đậu Hà Lan… đều được. Thêm một trong số chúng vào món chè, súp, salat hoặc bánh để dễ dàng hơn trong việc đi tiêu.
2. Quả mận
Chất xơ cùng các hợp chất sorbitol và phenolic trong mận đều có lợi cho đường ruột. Chúng được biết đến với tác dụng kích thích tiêu hóa, tạo khối phân và làm tăng tần suất đi tiêu. Vì vậy, việc ăn mận hay uống nước ép mận là một biện pháp khắc phục táo bón tại nhà rất đáng để thử.
3. Người bị táo bón nên ăn sữa chua
Sữa chua cung cấp cho bạn một nguồn vi khuẩn tốt, đó chính là Probiotics. Chúng không chỉ giúp ức chế hoạt động của các vi sinh vật có hại, nâng cao sức khỏe cho đường ruột mà còn làm mềm phân.
Mỗi sáng, người bị táo bón kinh niên được khuyên ăn khoảng 180ml sữa chua. Thực hiện thói quen này hàng ngày trong khoảng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả rất tích cực.
4. Súp lơ xanh
Nếu đang phân phân không biết bị táo bón nên ăn gì thì bông cải xanh cũng chính là một gợi ý tuyệt vời cho bạn. Thực phẩm này chứa nhiều sulforaphane. Chất này có tác dụng bảo vệ ruột, kích thích đi tiêu bằng cách ức chế sự sinh trưởng của các vi khuẩn có hại.
Ngoài ra, bông cải xanh còn bổ sung nguồn nước, chất xơ, các vitamin A, B, C, D, E, K cùng các khoáng chất như canxi, magie, sắt, kẽm, đồng… Những chất trên đều góp phần chống táo bón, cải thiện sức khỏe của bạn một cách tổng thể.
5. Quả kiwi tốt cho người bị táo bón
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đài Bắc cho thấy, những người trưởng thành bị táo bón nếu ăn 2 quả kiwi mỗi ngày có thể làm tăng số lần đi tiêu. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi trong một quả kiwi cỡ trung bình thì có tới 2,5 gram chất xơ cùng vô số vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe của cơ thể nói chung và của hệ tiêu hóa nói riêng.
Bạn có thể tiêu thụ kiwi theo nhiều cách khác nhau như:
- Ăn tươi
- Xay sinh tố
- Cắt nhỏ trộn chung với yaourt
- Làm mứt ăn kèm với bánh
- Thêm vào món salad…
6. Lê, táo
Cả hai loại trái cây này đều chứa những hợp chất tốt cho tiêu hóa, chẳng hạn như chất xơ, glucitol ( còn gọi là sorbitol ). Trong khi chất xơ tham gia vào quá trình tạo khối cho phân, kích thích nhu động ruột co bóp mạnh hơn thì glucitol lại hoạt động như một chất nhuận tràng. Tất cả đều giúp bạn đi cầu nhiều hơn và dễ dàng hơn.
Để đạt được lợi ích tốt nhất, bạn hãy ăn các loại trái cây này dưới dạng tươi và ăn luôn cả vỏ.
7. Bị táo bón nên ăn khoai
Khoai lang hay khoai tây đều được khuyến khích cho người bị táo bón bởi chúng có hàm lượng chất xơ cao. Một củ khoai lang nướng kích cỡ trung bình chứa 3,8 gram chất xơ, khoai tây ít hơn một chút, khoảng 3g.
Phần vỏ khoai là nơi chứa lượng lớn chất xơ. Vì vậy, dù chế biến khoai theo cách nào thì bạn cũng nên giữ lại và ăn cả vỏ.
8. Rau bina
Cứ ăn một chén rau bina nấu chín, bạn đã cung cấp cho cơ thể khoảng 4,3 gram chất xơ ( tương đương 17% lượng chất xơ cơ thể cần trong một ngày). Điều này làm tăng trọng lượng của phân và giúp chất thải đi qua ruột dễ dàng hơn.
Để nhanh chóng cải thiện tình trạng táo bón, hãy thử thêm rau bina vào chế độ ăn uống của bạn bằng cách nấu canh, luộc, trộn salad hay ép nước uống.
9. Ăn atiso có ích cho người bị táo bón
Chất inulin được tìm thấy trong atiso hoạt động tương tự như probiotic. Nó giúp nuôi dưỡng và làm tăng số lượng của các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột như Bifidobacteria hay Lactobacilli. Qua đó giúp chúng ta đi cầu đều đặn hơn và bảo vệ đường ruột khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại.
Nếu đang bị táo bón, bạn nên nấu canh bông atiso ăn. Mỗi tuần dùng 3 – 4 bữa để giữ cho hoạt động đi tiêu luôn ổn định.
10. Quả mâm xôi ( phúc bồn tử)
Quả mâm xôi không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều nước, do đó nó có thể giúp giảm táo bón hữu hiệu. Mặc dù loại trái cây này rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần lưu ý tránh ăn nhiều quả mâm xôi khi bị tiêu chảy, mang thai hoặc đang được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
11. Người bị táo bón nên ăn các loại hạt
- Hạt chia:
Trong 28g hạt chia có chứa khoảng 10g chất xơ, bao gồm 85% chất xơ không hòa tan và 15% hòa tan ( chiếm 42% nhu cầu hàng ngày của người trưởng thành). Khi vào trong cơ thể, chất xơ trong hạt chia sẽ kết hợp với nước tạo thành một loại gel giúp bôi trơn đường ruột và làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón.
- Hạt lanh:
Hạt lanh có tác dụng nhuận tràng, vì vậy nó được sử dụng như một phương thuốc chữa táo bón tự nhiên trong nhiều thế kỷ qua. Tuy nhiên, do có thể gây kích thích co bóp tử cung, phụ nữ mang thai bị táo bón nên tìm một loại thực phẩm khác để thay thế.
12. Quả có múi
Các loại trái cây có múi, chẳng hạn như cam, quýt, bưởi đều rất giàu pectin – một loại chất xơ hòa tan có khả năng đẩy nhanh tốc độ co bóp cơ ruột, rút ngắn thời gian di chuyển của thức ăn xuống đại tràng.
Thêm vào đó, chất naringenin có trong các loại quả trên còn làm tăng tiết dịch vào đại tràng, đem đến tác dụng nhuận tràng khi sử dụng. Nếu bạn muốn thoát khỏi chứng táo bón, đừng quên ăn các loại quả này thường xuyên.
13. Táo bón nên ăn bỏng ngô
Bỏng ngô là sự lựa chọn hữu ích cho bữa ăn nhẹ của người bị táo bón vì nó chứa nhiều chất xơ. Tuy nhiên hãy tránh xa các loại bỏng ngô có bơ, socola hay đường vì chúng chứa nhiều chất béo và calo gây tăng cân và khiến tình trạng táo bón thêm tồi tệ.
14. Bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt chứa nguồn chất xơ phong phú. Chúng không chỉ tốt cho sức khỏe đường ruột mà còn có ích cho sức khỏe tim mạch. Đây chính là lý do người bị táo bón được khuyến khích ăn các loại bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt thay vì sử dụng bánh mì trắng được làm từ bột tinh chế.
15. Các loại rau củ có tính mát
Rau má, mồng tơi, rau đay, rau ngót, diếp cá, mướp đắng, rau dền, củ đậu hay củ cải trắng đều có tính mát. Chúng giúp thanh nhiệt, trị nóng trong, đồng thời bổ sung chất xơ rất tốt cho người bị táo bón do nhiệt.
Những món ăn nhuận tràng tốt cho người bị táo bón
Đến đây hẳn bạn đã biết được bị táo bón nên ăn gì để có thể khỏi bệnh một cách tự nhiên mà không phải phụ thuộc vào thuốc. Chúng ta có thể luân phiên sử dụng các thực phẩm này để tạo ra nhiều món ăn ngon vừa giúp cho thực đơn thêm phong phú, bớp nhàm chán, lại giúp nhuận tràng, kích thích đi tiêu.
Dưới đây là một số món ăn đơn giản, dễ làm và đặc biệt tốt cho người bị táo bón:
1. Món súp khoai lang thịt bằm
– Nguyên liệu:
- Khoai lang: 1 củ
- Thịt heo bằm: 200g
- Rau súp lơ xanh: 1/2 cây
- Hành lá và các gia vị
– Cách chế biến:
- Thịt bằm ướp với chút hành, hạt nêm, nước mắn để khoảng 15 phút cho ngấm gia vị
- Rửa sạch rau súp lơ, thái nhỏ. Khoai lang đem gọt vỏ, cắt khúc ngắn
- Bạn phi hành cho thơm rồi bỏ thịt bằm vào xào cho săn lại. Sau đó, thêm 1 tô nước vào, đun sôi
- Bỏ khoai lang vào trước nấu cho đến khi khoai chín mới cho súp lơ vào
- Nêm nếp gia vị cho vừa ăn, rắc hành lá xắt nhuyễn vào dọn ra ăn trong bữa xế hoặc ăn kèm với cơm
2. Món canh rau dền đỏ nấu tôm giảm táo bón
– Nguyên liệu:
- Tôm tươi: 2 lạng
- Rau dền đỏ: 1 nắm
- Các gia vị thông dụng
– Cách chế biến:
- Trước tiên bạn lột vỏ tôm, rút chỉ ở sống lưng, bằm nhỏ và ướp với một ít hạt nêm
- Rau đền nhặt lá và ngọn, cắt nhỏ
- Phi hành khô cho thơm rồi xào tôm trước. Khi tôm săn lại đổ lượng nước đủ ăn vào nấu sôi.
- Cuối cùng bỏ rau vào, nêm nếm gia vị, chờ cho canh sôi lại khoảng 3 phút thì tắt bếp
- Món canh rau dền thanh mát vừa rất ngon miệng lại giúp nhuận tràng, chống táo bón hiệu quả.
- Để đạt được hiệu quả tốt nhất, mỗi tuần bạn nên ăn khoảng 3 bữa.
3. Cháo gạo lức đậu đen
– Nguyên liệu:
- 1 chén gạo lức
- 1 chén đậu đen
- 50ml mật ong
– Cách chế biến:
- Vo gạo rồi cho vào nồi chung với đậu đen, thêm nước vào hầm nhừ thành cháo
- Trong quá trình nấu canh chỉnh lượng nước để phù hợp với sở thích ăn lỏng hay đặc của bạn
- Khi cháo chín, thêm mật ong vào. Chia ăn 2 – 3 lần trước bữa ăn chính
- Dùng liên tục 1 tuần liền sẽ thấy hiệu quả.
4. Canh rau đay hoặc mồng tơi nấu cua đồng
– Nguyên liệu:
- 300g cua xay
- 1 bó rau đay (hoặc rau mồng tơi )
– Cách chế biến:
- Bạn nhặt rau, rửa sạch, cắt nhỏ
- Cua xay hòa với nước, lọc lấy nước, bỏ bã
- Nấu sôi nước cua rồi tiếp tục cho rau vào nấu chín, thêm gia vị
- Dọn ăn nóng với cơm, cách ngày ăn một lần
Những món ăn trên nếu được sử dụng thường xuyên kết hợp với uống nhiều nước và tích cực vận động, bạn sẽ không còn phải lo bị táo bón tấn công nữa.
Hướng dẫn bài tập hỗ trợ điều trị táo bón và các bệnh lý tiêu hóa hiệu quả
Bị táo bón nên kiêng ăn gì?
Ngoài việc tìm hiểu bị táo bón nên ăn gì, dùng món nào tốt thì bạn cần nhận diện được một số thực phẩm cấn kiêng kị để tránh sử dụng chúng trong thực đơn. Những thứ không tốt cho người bị táo bón bao gồm:
- Socola: Loại đồ ngọt này chứa hàm lượng chất béo và đường cao. Nó có thể làm chậm nhu động ruột và khiến hoạt động tiêu hóa bị trì trệ.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Đường lactose trong các sản phẩm này có thể gây sinh khí, đầy hơi, khiến bạn có cảm giác khó chịu hơn khi bị táo bón.
- Các loại thịt đỏ: Thịt bò hay một số loại thịt có màu đỏ khác đều chứa nhiều sắt, protein nên sẽ mất nhiều thời gian tiêu hóa khi vào trong đường ruột. Bạn nên hạn chế ăn nếu không muốn chứng táo bón thêm trầm trọng.
- Chuối xanh: Không chỉ chứa hàm lượng tinh bột cao, trong chuối xanh còn có pectin gây thất thoát nước trong ruột. Do vậy nếu bạn ăn chuối xanh rất dễ bị khó tiêu, đầy bụng, phân cũng trở nên khô cứng gây khó khăn cho việc đi ngoài.
- Cà phê, bia, rượu, chè đặc: Những loại đồ uống này gây mất nước, làm hoạt động của nhu động ruột chậm lại. Do đó không thích hợp với người bị táo bón.
Bên cạnh việc tìm hiểu bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì, người bệnh cần lưu ý quan tâm thêm về các phương pháp điều trị để có thể loại bỏ gốc bệnh, tránh để táo bón tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng sức khỏe.
Trên đây là những chia sẻ cho bạn về vấn đề táo bón nên ăn gì và gợi ý những loại thực phẩm, các món ăn tốt cho người bị táo bón. Hãy áp dụng hằng ngày để bệnh khỏi nhanh nhất và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để có sức khỏe tốt nhất. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh.