Cách trị táo bón cho trẻ 3 tuổi qua ăn uống, sinh hoạt, thuốc

Làm thế nào để trị táo bón cho trẻ 3 tuổi là vấn đề luôn được nhiều bậc cha mẹ quan tâm bởi khi bị táo bón bé sẽ cực kì khó chịu, mệt mỏi, ủ rũ vì không đi vệ sinh được. Thậm chí nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến bé đi ngoài ra máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con. Dưới đây là một vài gợi ý cha mẹ có thể tham khảo để điều trị cho con.

Làm thế nào để trị táo bón cho trẻ 3 tuổi là mối quan tâm chung của nhiều bậc cha mẹ
Làm thế nào để trị táo bón cho trẻ 3 tuổi là mối quan tâm chung của nhiều bậc cha mẹ

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ 3 tuổi

Để có cách trị táo bón phù hợp trước tiên cha mẹ cần hiểu được nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến như sau:

  • Do chế độ ăn uống bất hợp lý

Ăn quá nhiều thức ăn khô, nhiều đường hoặc thực phẩm giàu đường và chế độ ăn uống ít chất xơ khiến cơ thể bé gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, nếu bé mất nước hoặc thiếu nước sẽ khiến phân rắn chắc gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.

  • Do trẻ ít vận động

Những trẻ lười vận động, suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà để xem tivi, chơi game, nghịch điện thoại… sẽ khiến nhu động ruột hoạt động kém. Đây chính là nguyên nhân thường gây ra táo bón ở trẻ 3 tuổi hiện nay.

  • Do yếu tố tâm lý

Trẻ sợ hãi, căng thẳng do thay đổi môi trường sống, thói quen hằng ngày hoặc hoàn cảnh gia đình cũng là những đối tượng dễ mắc chứng táo bón.

  • Do thói quen nhịn đi ngoài

Nhịn đi ngoài sẽ khiến đại tràng hấp thụ những chất lỏng dư thừa làm phân cứng và khó đào thải hơn. Thông thường, trẻ nhịn đi ngoài xuất phát từ những lý do như sợ bẩn, sợ đau, mải chơi…

  • Do tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc kháng acid, thuốc gây mê, thuốc kháng cholinergic, thuốc trị trầm cảm… là những loại thuốc có thể để lại tác dụng phụ và làm trẻ bị táo bón.

  • Do rối loạn chức năng tiêu hóa

Tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xảy ra khi đường tiêu hóa bị thay đổi cách thức hoạt động làm đại tràng hoặc cơ hậu môn đào thải phân chậm dẫn đến táo bón. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn trẻ thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt. Chẳng hạn khi trẻ chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm; khi trẻ bắt đầu đi học…

  • Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá

Theo thống kê, tổn thương ở đường tiêu hóa là một nguyên nhân hiếm gặp và chỉ chiếm tỷ lệ 5%. Tuy nhiên, không thể loại trừ nguyên nhân này. Trẻ bị táo bón có thể do các dị tật bẩm sinh như: suy giáp trạng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, phình to đại tràng…

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón

Khi bị táo bón trẻ thường có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, sợ hãi thậm chí khóc lớn khi phải đi ngoài
Khi bị táo bón trẻ thường có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, sợ hãi thậm chí khóc lớn khi phải đi ngoài

Để kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý phù hợp, cha mẹ nên dựa vào các dấu hiệu để sớm nhận biết bé có bị táo bón hay không. Một số dấu hiệu dễ thấy ở trẻ táo bón:

  • Giảm tần suất đi ngoài: Thông thường, trẻ 3 tuổi bị táo bón sẽ có tần suất đi ngoài ít hơn 3 lần/trên tuần. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp số lần đi ngoài giảm nhưng phân vẫn mềm đẹp thì mẹ không cần lo lắng. Trong khi đó, nhiều bé vẫn đi hằng ngày nhưng phân ít và khó khăn thì vẫn có thể là bị táo bón. Do đó, mẹ cũng cần quan sát kết hợp cùng các dấu hiệu nhận biết khác.
  • Tăng thời gian đi ngoài: Trẻ bị táo bón có thời gian đi ngoài lâu hơn bình thường do phân của trẻ khô, cứng và rất khó rặn.
  • Bé không thoải mái khi đi vệ sinh: Các bé bị táo bón thường có nhiều biểu hiện như bé rặn đỏ mặt, toát mồ hôi, bé căng thẳng, sợ phải đi ngoài…
  • Phân thay đổi: Cha mẹ có thể nhận biết bé có bị táo bón hay không qua tình trạng phân. Nếu phân khô, cứng, lổn nhổn như phân dê hoặc vón cục hay có dạng xúc xích có vết rạn thì chắc chắn là bé đang bị táo bón. Ngoài ra, cũng có rất nhiều trường hợp phân của trẻ có dính máu do hậu môn bị nứt kẽ hoặc bị rách.

Những dấu hiệu này thường rất dễ phát hiện khi chăm sóc cho trẻ. Đặc biệt khi bị táo bón, trẻ sẽ rất dễ mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, lười ăn. Cha mẹ hãy để ý và sớm đưa con đi khám, tránh chủ quan ảnh hưởng kết quả điều trị của con.

Phương pháp điều trị táo bón cho trẻ

Sau khi đã xác định được chắc chắn bé bị táo bón và nguyên nhân gây ra tình trạng này thì cha mẹ nên có biện pháp khắc phục ngay lập tức. Có thể kết hợp các phương pháp dưới đây để giúp cải thiện và điều trị táo bón cho trẻ 3 tuổi.

Có rất nhiều phương pháp trị táo bón cho trẻ 3 tuổi
Có rất nhiều phương pháp trị táo bón cho trẻ 3 tuổi

Điều trị qua chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành khuôn phân, kích thước phân cũng như đào thải chất. Để cải thiện và hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ, trước hết mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ bằng cách:

  • Bổ sung các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị

Các thực phẩm điều trị táo bón tốt có thể kể đến như mồng tơi, khoai lang, chuối, lô hội, rau dền. Mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm này chế biến thành những món ăn như canh ngao mồng tơi, khoai lang luộc hoặc cháo khoai lang, chè lô hội, canh rau dền, cháo chuối đường phèn…

  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ

Các loại rau giàu chất xơ mẹ nên bổ sung cho bé bao gồm rau cải xoăn, cải bó xôi, bắp cải, bí ngòi, rau đay, củ cải trắng, đu đủ xanh… Các loại trái cây giàu chất xơ gồm chuối, kiwi, dâu tây, bơ…

  • Bổ sung các thực phẩm giàu magie, kẽm

Để giúp ống tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt, nên có thể bổ sung những thực phẩm như hạt bí ngô, hạt lanh, hạt chia, lúa mì, yến mạch… Và các thực phẩm khác như tôm, hàu, cua, thịt bò, ngũ cốc…

  • Hạn chế thực phẩm màu trắng

Theo TS. Wendy Sue Swanson, các thực phẩm màu trắng như cơm, bánh mỳ… thường dễ khiến trẻ mắc chứng táo bón. Do đó, mẹ nên cân đối lại chế độ ăn và liệt kê chi tiết thực đơn để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ.

  • Một số thực phẩm khác

Ăn sữa chua, uống nhiều nước lọc cũng sẽ giúp bé cải thiện đáng kể tình trạng táo bón.

Chữa bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc

Điều trị bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi thói quen sinh hoạt cho bé cũng là điều mẹ cần thực hiện ngay khi trẻ có dấu hiệu mắc táo bón.

  • Cho trẻ tăng cường vận động

Khi tăng cường vận động, cơ thể trẻ nhất là cơ bụng được hoạt động và co bóp thường xuyên làm việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn.

  • Xoa bóp bụng

Mẹ có thể khắc phục tình trạng táo bón bằng cách kích thích hoạt động của nhu động ruột qua việc xoa bụng. Mẹ có thể mát xa theo chiều kim đồng hồ hoặc theo kiểu “I love you”. Không nên xoa bụng khi trẻ vừa ăn no hoặc đang buồn ngủ.

  • Tập thói quen cho bé đi đại tiện đúng giờ

Việc xây dựng thói quen đi đại tiện đúng cách, đúng giờ cho bé rất quan trọng. Mẹ nên cho trẻ ngồi bồn cầu để đi đại tiện mỗi ngày một lần để cơ thể bé làm quen và tạo phản xạ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Có thể cho bé tập đi ngoài sau bữa ăn 30 phút – 1 tiếng vì lúc này nhu động ruột động mạnh giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn/

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Với các trường hợp bé bị táo bón nhẹ, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dân gian đơn giản dưới đây để cải thiện tình trạng này:

  • Ngoáy kết tràng bằng rau mồng tơi

Dùng ngọn mồng tơi non để ngoáy kết tràng cho bé là một trong những mẹo dân gian giúp trị táo bón an toàn, hiệu quả. Mẹ chỉ cần chọn ngọn mồng tơi non nhà trồng, bóc phần vỏ rồi dùng nó ngoáy nhẹ hậu môn trẻ từ 3 – 4 cái sẽ giúp kích thích việc đi ngoài ở trẻ.

Mẹ có thể sử dụng ngọn mồng tơi để chữa táo bón cho bé
Mẹ có thể sử dụng ngọn mồng tơi để chữa táo bón cho bé
  • Chữa táo bón ở trẻ bằng mật ong

Mẹ có thể kết hợp hai phương pháp là uống và bôi mật ong để đẩy lùi tình trạng táo bón ở trẻ. Có thể áp dụng như sau, mẹ lấy một lượng mật ong vừa phải thấm vào đầu tăm bông rồi ngoáy nhẹ hậu môn bé. Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả.

  • Chữa táo bón bằng rau dền gai

Theo Đông y, dền gai là loại cây không độc, vị ngọt, tính mát. Có công dụng thanh nhiệt, bào chế các bài thuốc bí đại tiện, táo bón. Để đẩy lùi táo bón ở trẻ bằng dền gai, mẹ lấy phần lá non và ngọn của cây đem rửa sạch, sau đó nấu canh hoặc luộc chín cho bé ăn mỗi ngày.

Điều trị bằng thuốc

Với trường hợp bé bị táo bón từ 2 – 3 ngày, cha mẹ nên bổ sung men vi sinh. Nếu việc bổ sung 10 ngày chưa có kết quả thì có thể tăng liều lượng và tăng cường thêm chất xơ hòa tan. Tuyệt đối không nên lạm dụng việc thụt hậu môn cho bé vì có thể làm tổn thương cơ thắt hậu môn gây ra bệnh ị đùn.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa nhi, bệnh viện Bạch Mai, nếu bé bị táo bón thời gian dài có thể sử dụng các sản phẩm như polyethylene glycol (PEG), nhuận tràng kích thích, sorbitol, Duphalac… Tuy nhiên, việc sử dụng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng các sản phẩm này cho trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tham khảo cách trị táo bón cho trẻ bằng bài thuốc thảo dược thiên nhiên từ Đông y để đảm bảo an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ về sau. Hiện nay có rất nhiều bài thuốc Đông y chữa táo bón tác dụng triệt để, không tái phát lại, hoàn toàn áp dụng điều trị được cho các bé. 

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm các giải pháp Đông y chữa táo bón của trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc và lựa chọn cho con. Lưu ý việc sử dụng thuốc cho trường hợp của các bé 3 tuổi bị táo bón tại đây sẽ được hướng dẫn và theo dõi bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền. Cha mẹ hoàn toàn có thể an tâm.

Thành phần và công dụng của bài thuốc chữa táo bón tại Thuốc dân tộc
Thành phần và công dụng của bài thuốc chữa táo bón tại Thuốc dân tộc

Đến bác sĩ

Sau khi áp dụng tất cả các phương pháp trên mà tình trạng táo bón của trẻ không cải thiện thì mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám khoa tiêu hóa để các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Ngoài ra, nếu bé có các dấu hiệu như nôn ói, đi phân có máu, bụng đau dữ dội, hậu môn bất thường… thì mẹ nên đưa bé đi khám để nhận được các tư vấn từ bác sĩ.

Những lưu ý khi điều trị táo bón cho trẻ

Khi trẻ 3 tuổi bị táo bón, cha mẹ cần:

  • Không tự ý dùng thuốc xổ, thụt hậu môn trẻ khi chưa có tư vấn từ các bác sĩ, dược sĩ.
  • Hạn chế cho trẻ dùng thịt đỏ, sữa và thực phẩm chế biến từ sữa, vì dễ gây khó tiêu, khiến tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng hơn.
  • Mỗi ngày chỉ nên cho trẻ ăn từ 150 – 200g thức ăn chứa chất đạm như trứng, cá, thịt, cua, tôm… vì dễ khiến phân khô cứng.
  • Không lạm dụng nước ép hoa quả mà chỉ nên cho trẻ ăn nguyên quả.
  • Không nên cho bé sử dụng các thực phẩm có chứa cafein như sôcôla, nước ngọt có ga.
  • Không sử dụng các loại ngũ cốc đã tinh chế vì chúng ít chất xơ và quá nhiều tinh bột. Tốt nhất nên cho trẻ ăn ngũ cốc nguyên hạt.

Phòng ngừa táo bón cho trẻ 3 tuổi

Để tránh tình trạng bé 3 tuổi bị táo bón thì phòng ngừa là biện pháp tốt nhất
Để tránh tình trạng bé 3 tuổi bị táo bón thì phòng ngừa là biện pháp tốt nhất

Trẻ 3 tuổi là những đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng táo bón, do đó cha mẹ nên phòng ngừa cho trẻ bằng cách lưu ý các vấn đề sau:

  • Hạn chế cho bé sử dụng thịt đỏ, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh như gà rán, snack, bánh quy khô…
  • Tăng cường cho bé hoạt động thể chất, các trò chơi vận động, hạn chế cho bé nghịch điện thoại, xem tivi vì dễ hư mắt lại gây nguy cơ táo bón cao.
  • Sử dụng sữa công thức phù hợp, tránh các loại có lactose cao vì dễ khiến trẻ bị táo bón.
  • Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là mỗi buổi sáng ngay sau khi thức dậy.
  • Cho bé đi tiêu vào một khung giờ cố định đều đặn mỗi ngày.
  • Tăng cường cho bé ăn nhiều rau củ quả nhất là các thực phẩm giàu chất xơ nhưng cũng cần cân đối dinh dưỡng.

Như vậy, có rất nhiều cách trị táo bón cho trẻ 3 tuổi mà các cha mẹ có thể áp dụng trong trường hợp tình trạng táo bón của trẻ ở mức độ nhẹ. Nếu bé bị táo bón nhiều ngày, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ thăm khám để có biện pháp điều trị phù hợp tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích, đặc biệt là các bậc phụ huynh.Chúc bạn sớm tìm được phương pháp phù hợp giúp con nhanh khỏi bệnh.

Hướng dẫn bài tập trị táo bón hiệu quả, đơn giản dễ thực hiện, có thể áp dụng để phòng bệnh tiêu hóa – Thuốc Dân Tộc