Cách điều trị táo bón mãn tính hiệu quả, ngừa tái phát

Táo bón mãn tính là tình trạng bệnh xảy ra trong thời gian dài không khỏi. Tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh thường khiến người bệnh gặp không ít phiền toái liên quan đến sức khỏe và sinh hoạt. Do đó, để điều trị táo bón mãn tính, bệnh nhân cần kết hợp giữa chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

điều trị táo bón mãn tính
Điều trị táo bón mãn tính càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng xấu có thể xảy ra đối với sức khỏe

Nguyên nhân gây táo bón mãn tính

Bệnh táo bón mãn tính hành thành có thể là do các nguyên nhân sau đây:

  • Chế độ ăn: Một chế độ ăn thiếu hụt chất xơ hoặc không đủ nước sẽ khiến chứng táo bón ngày càng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng sữa hoặc các loại đồ ăn thức uống bổ sung canxi chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ táo bón
  • Thuốc: Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng acid hoặc thuốc bổ sung sắt sẽ khiến bệnh táo bón trở nên phức tạp hơn
  • Căng thẳng, stress: Đây cũng chính là nguyên nhân gây tác động lên hệ thần kinh và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ táo bón chuyển nặng
  • Bệnh lý: Hội chứng ruột kích thích là một trong những nguyên nhân đặc trưng gây táo bón mãn tính. Ngoài ra, bệnh suy giáp hoặc các bệnh liên quan đến thần kinh như Parkinson hoặc đa xơ cứng cũng là yếu tố dẫn đến táo bón.

Ngoài các tác nhân nêu trên, bệnh táo bón mãn tính hình thành cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, để có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần xác định chính xác tác nhân gây bệnh bằng cách thăm khám và chữa trị theo chỉ định của bác sĩ.

Nguyên nhân gây táo bón mãn tính
Sử dụng nhiều thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống viêm thường làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón mãn tính

Lựa chọn điều trị táo bón mãn tính

Táo bón mạn tính tuy không thực sự nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Sa trực tràng, bệnh trĩ hoặc nứt hậu môn chính là hậu quả của táo bón khi không được chữa trĩ dứt điểm. Do đó, để điều trị dứt điểm táo bón mạn tính trước khi bệnh gây nên những hệ lụy xấu, người bệnh nên chữa bệnh theo các giải pháp sau.

1. Thay đổi chế độ ăn 

Một trong những liệu pháp điều trị táo bón mãn tính đầu tiên là người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hàng ngày. Các chuyên gia tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân nên ăn 6 đến 7 phần rau và 2 đến 3 phần trái cây mỗi ngày. Việc tiêu thụ đủ chất xơ không chỉ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà còn giúp làm mềm và đẩy phân ra ngoài dễ dàng.

Đậu và ngũ cốc là những loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan, rất tốt đối với sức khỏe hệ tiêu hóa của những người bị táo bón mãn tính. Do đó, để kiểm soát triệu chứng bệnh, bệnh nhân nên bổ sung những loại thức ăn này và khẩu phần ăn. 

Bên cạnh chế độ ăn, người bệnh cũng nên uống đủ nước. Mỗi ngày nên uống ít nhất 6 – 8 cốc nước. Bệnh nhân cũng có thể thay thế nước lọc bằng nước trái cây đều được. Một số loại thức uống tốt cho nhu động ruột như nước ép táo, lê, nước nho kết hợp với cần tây và bắp cải,…

Chữa táo bón mãn tính
Điều trị táo bón mãn tính bằng thay đổi chế độ ăn hàng ngày

Ngoài những thực phẩm cần bổ sung, người bệnh cũng nên kiêng những loại đồ ăn, thức uống sau đây:

  • Thức ăn chứa nhiều chất béo, đặc biệt là đồ ăn chế biến sẵn như khoai tây, gà rán, bánh hamburger,…
  • Đồ uống chứa cồn và chất kích thích như rượu, bia, trà, caffein,…

2. Tăng cường luyện tập thể thao

Để tăng khả năng bình phục bệnh, người bệnh cũng nên tập thể dục thường xuyên. Tốt nhất, bệnh nhân nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ, chạy bộ hoặc tập các động tác yoga. Việc thường xuyên tập thể dục không chỉ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể. Không những thể, các động tác thể dục còn giúp chất rắn di chuyển trơn tru hơn trong đường ruột, từ đó giúp tống xuất ra ngoài dễ dàng.

Một số tư thế yoga giúp giảm chứng táo bón mãn tính tại nhà cho người bệnh:

Tư thế vặn mình Ardha Matsyendrasana

Tư thế này giúp tác động lên dạ dày, ruột, gan và lá lách, thận. Do đó, chúng giúp đào thải độc tố ở những khu vực này, từ đó cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và giúp giảm chứng táo bón mãn tính. Bài tập được thực hiện như sau:

  • Ngồi thẳng lưng với tư thế hai chân chụm vào nhau
  • Sau đó uốn cong chân trái sao cho gót chân chạm vào hông phải
  • Tiếp đó cong chân phải lên và đặt vào bên cạnh đầu gối trái
  • Xoay cổ, eo và vai về phía trước, mắt luôn hướng về vai phải 
  • Giữ cột sống luôn thẳng, trong khi đó đặt tay phải ra sau và chống tay trái lên đầu gối phải
  • Thở chậm và duy trì tư thế từ 30 – 60 giây
  • Cuối cùng thả lỏng tay, thắt lưng và ngực rồi đưa về vị trí ban đầu
  • Đổi bên và thực hiện thao tác tương tự

Tư thế em bé Balasana

Balasana là tư thế thư giãn, giúp làm dịu và giảm căng thẳng trên toàn bộ cơ thể, bao gồm cả các cơ quan ở khu vực bụng. Việc thường xuyên tập luyện động tác này giúp massage cơ bụng và hỗ trợ điều trị chứng táo bón mãn tính. Cách tập luyện đơn giản sau đây:

  • Quỳ trên thảm sao cho các ngón chân chạm vào nhau, trong khi đó hai đầu gối để cách xa nhau
  • Sau đó gập người về phía trước cho thân trên chạm vào đùi
  • Từ từ thở ra và duỗi tay về phía trước đặt trước mặt sao cho thẳng với đầu gối 
  • Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây và quay trở lại vị trí ban đầu
  • Lặp lại động tác từ 8 – 12 lần
Điều trị dứt điểm táo bón mãn tính
Tư thế vặn mình Ardha Matsyendrasana nếu được thực hiện đều đặn mỗi ngày giúp giảm táo bón mãn tính

3. Sử dụng thuốc Tây điều trị táo bón mãn tính

Trong trường hợp táo bón là do hội chứng ruột kích thích hoặc do táo bón vô căn mãn tính, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân sử dụng. Các loại thuốc điều trị táo bón mãn tính thường được bệnh nhân uống như:

  • Misoprostol (Cytotec): Thuốc hoạt động như một chất kích thích giúp tăng nhu động ruột, từ đó giúp cải thiện tình trạng đại tiện khó khăn. Đồng thời giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, thuốc này không được sử dụng ở phụ nữ đang mang thai.
  • Colchicine/probenecid (Col-Probenecid): Tương tự như Misoprostol (Cytotec), Colchicine/probenecid (Col-Probenecid) cũng có tác dụng thúc đẩy và làm tăng cường hoạt động của nhu động ruột, giúp cải thiện triệu chứng táo bón. Thế nhưng, những người có vấn đề thận không nên dùng thuốc để điều trị bệnh.
  • OnabotulinumtoxinA (Botox): Thuốc có tác dụng giúp làm mềm phân và di chuyển trong đường ruột dễ dàng hơn. OnabotulinumtoxinA (Botox) thường dùng điều trị táp bón cho những đối tượng bị rối loạn chức năng sàn chậu
  • Sử dụng chất bổ sung: Một số loại thuốc, chất bổ sung khi dung nạp vào cơ thể có tác dụng giúp người bệnh đi cầu dễ dàng hơn. Những loại chất này thường được sử dụng dưới dạng thuốc viên hoặc bột, cụ thể như Canxi polycarbophil (FiberCon), chất xơ Methylcellulose (Citrucel), Psyllium (Metamucil và Konsyl),…
  • Thuốc làm mềm phân: Bao gồm thuốc Natri docusate (Colace) và D ocusate Canxi (Surfak). Hai loại thuốc này khi bổ sung vào cơ thể sẽ thực hiện chức năng hút nước từ ruột vào phân, giúp làm mềm phân và đẩy ra ngoài dễ hơn
  • Thuốc thẩm thấu: Bao gồm Magiê Hydroxide, Polyetylen glycol (Miralax), Magiê Citrate và Lactulose (Kristalose). Các hoạt chất này có tác dụng giữ nước trong phân, đồng thời làm mềm phân, giúp người bệnh đi thường xuyên hơn. Nhưng ở những người bị thận hoặc suy tim nên thận trọng khi sử dụng thuốc thẩm thấu. Bởi chúng có thể gây mất nước và mất cân bằng khoáng chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Những loại thuốc điều trị táo bón mãn tính nêu trên chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian nhất định. Việc sử dụng thuốc kéo dài có thể gây nên các vấn đề về sức khỏe. Do đó, bệnh nhân nên tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

thuốc trị táo bón mãn tính
Sử dụng thuốc nhuận tràng điều trị bệnh táo bón mãn tính

4. Bài thuốc thảo dược tự nhiên điều trị táo bón mãn tính bằng Đông y

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, người bệnh cũng có thể kiểm soát và khắc phục triệu chứng táo bón mãn tính bằng các loại thảo dược sau:

  • Rỉ mật: Thảo dược tự nhiên này có chứa lượng lớn magie, giúp kích thích nhu động ruột hoạt động và cải thiện chứng táo bón. Người bệnh chỉ cần pha hai muỗng rỉ mật vào cốc nước ấm và uống mỗi ngày, bệnh sẽ thuyên giảm sau khoảng thời gian ngắn sử dụng
  • Nha đam: Chất gel có trong nha đam có tác dụng nhuận tràng. Do đó, sử dụng nguyên liệu tự nhiên này 2 – 3 lần mỗi tuần giúp giảm nhanh chứng đại tiện khóa khăn và hỗ trợ điều trị bệnh táo bón mãn tính. 

Ngoài ra, người bệnh có thể lựa chọn những bài thuốc Đông y được điều chế sẵn có thành phần từ thiên nhiên. Một trong những gợi ý tiêu biểu cho bạn lựa chọn để điều trị táo bón mãn tính là bài thuốc thảo dược của trung tâm Thuốc dân tộc.

Bài thuốc được nghiên cứu và điều chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về y học cổ truyền của trung tâm dựa trên nguyên lý điều trị bệnh của Đông y là dưỡng huyết, sinh tân, nhuận tràng, phá kết, thông tiện. 

Thành phần và công dụng của bài thuốc chữa táo bón tại Thuốc dân tộc
Thành phần và công dụng của bài thuốc chữa táo bón tại Thuốc dân tộc

Cơ chế tác động loại bỏ tình trạng táo bón dựa trên sự kết hợp 2 bài thuốc nhỏ, vừa thanh nhiệt, giải độc vừa kích thích tiêu hóa, tăng nhu động ruột để hấp thụ và đào thải tốt hơn.

Đây là công thức kết hợp chỉ tìm thấy duy nhất ở bài thuốc của trung tâm. Chính nhờ điều đó mà hiệu quả trong điều trị táo bón rất cao. Bài thuốc đã giúp chữa khỏi cho rất nhiều người, được giới chuyên môn đánh giá cao và nhận được nhiều phản hồi tốt từ bệnh nhân.

  • 100% người bệnh khẳng định sự an toàn, lành tính của bài thuốc
  • Nhiều đối tượng khác nhau lựa chọn, từ người lớn, người cao tuổi đến trẻ em, thậm chí cả phụ nữ trước và sau khi sinh.
  • Hơn 88,4% người bệnh khỏi táo bón, đau rát, đi ngoài ra máu và ổn định hoàn toàn hệ tiêu hóa, không tái phát sau 3 tháng sử dụng thuốc. Một phần bệnh nhân còn lại chưa đạt được hiệu quả tối đa do không sử dụng đúng liệu trình hướng dẫn.

Đặc biệt khi bị táo bón mãn tính lâu năm hoặc tái lại liên tục, người bệnh nên đi khám và kiểm tra, bởi biết đâu đó là dấu hiệu cảnh báo của bệnh trĩ hoặc bệnh lý tương tự. Khi đó cần tìm phương pháp điều trị chính xác căn nguyên để bệnh khỏi triệt để.

5. Phẫu thuật

Nếu triệu chứng táo bón mãn tính ngày càng trở nên nghiêm trọng mặc dù đã áp dụng các biện pháp điều trị trên, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện phẫu thuật. Biện pháp điều trị này giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn, sa trực tràng hoặc rò hậu môn. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, người bệnh nên có kế hoạch chăm sóc hợp lý để tránh bệnh tái phát.

Điều trị táo bón mãn tính không khó nhưng để chấm dứt triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, người bệnh cần thăm khám và chữa trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời nên thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày nhằm hỗ trợ bệnh nhanh chóng khỏi.

Trung tâm Thuốc Dân Tộc hướng dẫn các bài tập giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, hỗ trợ điều trị táo bón lâu năm, bệnh trĩ, dạ dày hiệu quả