Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?
Táo bón thường gặp ở những người có chế độ ăn ít chất xơ. Tuy nhiên nếu ăn nhiều rau xanh nhưng vẫn bị táo bón, tình trạng này có thể do một số thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc khởi phát từ các bệnh lý tiềm ẩn như phình đại tràng bẩm sinh, viêm đại tràng co thắt, bệnh Crohn, tiểu đường, trĩ…
Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?
Rau xanh là nhóm thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa nói chung và đường ruột nói riêng. Rau xanh cung cấp chất lỏng, nguyên tố vi lượng, hợp chất thực vật và các vitamin cần thiết cho cơ thể.
Bên cạnh đó, chất xơ trong nhóm thực phẩm này còn có khả năng tăng thể tích và làm mềm phân, giúp phân dễ dàng được đào thải ra bên ngoài. Trong trường hợp ăn ít chất xơ, bạn có thể gặp phải tình trạng khó khăn khi đại tiện. Tuy nhiên trên thực tế, một số người ăn nhiều rau xanh nhưng vẫn bị táo bón.
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa Tiêu Hóa tại Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc Dân Tộc , cho rằng tình trạng ăn nhiều rau xanh nhưng vẫn bị táo bón có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
1. Do uống ít nước
Chất lỏng ở bên trong ruột kết có tác dụng giữ cho phân ở trạng thái mềm và lỏng. Tuy nhiên nếu bạn uống ít hơn 2 lít/ ngày, lượng nước ở bên trong đại tràng có thể bị suy giảm, dẫn đến hiện tượng phân trở nên khô và cứng.
Trong trường hợp uống ít nước trong một thời gian dài, bạn có thể táo bón ngay khi cả khi bổ sung rất nhiều rau xanh và trái cây. Ngoài ra, thói quen uống ít nước còn có thể khiến da khô ráp, sạm, nám, người mệt mỏi, nước tiểu vàng, thiếu tập trung khi làm việc và học tập.
2. Do thói quen nhịn đại tiện
Nhịn đại tiện là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng táo bón cơ năng và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hậu môn – trực tràng như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn,… Thói quen này khiến phân bị giữ lại ở ruột kết trong một thời gian dài. Lúc này, ruột già sẽ tiếp tục hấp thu nước khiến phân trở nên cứng và khó đào thải.
Nhịn đại tiện có thể gây táo bón ngay cả khi bạn uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh. Ngoài ra thói quen này còn làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn, gây ra tình trạng xây xát hậu môn, chảy máu,…
3. Stress kéo dài
Stress là tình trạng tâm lý có ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và toàn bộ sức khỏe. Các chuyên gia cho biết, khi bị stress, cơ thể sẽ ưu tiên các chức năng quan trọng như nội tiết, thần kinh và tuần hoàn.
Do đó khả năng chi phối và hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ có xu hướng ngưng trệ, dẫn đến tình trạng chậm nhu động ruột, gây đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng và táo bón.
Ngoài ra, tình trạng căng thẳng ở hệ thần kinh còn là môi trường thuận lợi để hại khuẩn phát triển mạnh, gây rối loạn tiêu hóa và chứng táo bón cơ năng.
4. Do viêm đại tràng co thắt
Viêm đại tràng co thắt (Hội chứng ruột kích thích) là bệnh mãn tính xảy ra khi nhu động ruột già bị rối loạn. Bệnh được xác định là có liên quan đến hệ miễn dịch và rối loạn thần kinh.
Viêm đại tràng co thắt có thể khiến nhu động ruột chậm/ nhanh bất thường, gây ra triệu chứng táo bón, đầy bụng, khó tiêu,… ngay cả khi bạn ăn nhiều rau xanh và uống đủ nước.
Bệnh lý này thường không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng và yếu tố tâm lý, các triệu chứng của bệnh có xu hướng thuyên giảm về mức độ và tần suất.
5. Tác dụng phụ của thuốc điều trị
Sử dụng một số loại thuốc điều trị dài hạn có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ngay cả khi bạn ăn nhiều chất xơ. Nguyên nhân được xác định là do các loại thuốc này làm mất cân bằng men vi sinh hoặc gây rối loạn nhu động ruột.
Các loại thuốc có khả năng gây chứng táo bón:
- Thuốc kháng cholinergic (thuốc chống loạn thần, kháng histamine và thuốc chống trầm cảm ba vòng): Thuốc kháng cholinergic gây ức chế phó giao cảm của hệ thần kinh. Từ đó làm giảm nhu động ruột và gây ra tình trạng táo bón.
- Thuốc kháng axit, chẹn kênh canxi và thuốc lợi tiểu: Nhóm thuốc này làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể (tăng canxi huyết hoặc hạ kali máu), dẫn đến tình trạng ức chế nhu động ruột và khiến phân khô, cứng.
- Thuốc giảm nhu động ruột và giảm đau gây nghiện (opioid): Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách gắn vào các thụ thể opioid ở ruột, từ đó ngăn chặn quá trình giải phóng prostaglandin và acetylcholine. Hoạt động này làm tăng tái hấp thu nước ở ruột kết, giảm nhu động và gây ra chứng táo bón.
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh là nhóm thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại. Tuy nhiên khi dùng kháng sinh đường uống, các lợi khuẩn trong đường ruột có thể bị tiêu diệt và gây ra tình trạng mất cân bằng men vi sinh. Tình trạng này có thể làm phát sinh các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, đau bụng) mà không phụ thuộc vào chế độ ăn.
6. Phình đại tràng bẩm sinh
Phình đại tràng bẩm sinh là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị táo bón cho dù ăn nhiều chất xơ và bổ sung đủ nước. Bệnh lý này thường xảy ra do tế bào thần kinh ở ruột già bị thiếu hụt, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn và giảm nhu động.
Thông thường, các triệu chứng có thể khởi phát ngay sau khi trẻ mới sinh. Tuy nhiên ở một trẻ, bệnh có thể khởi phát muộn hơn. Nếu tình trạng táo bón do phình đại tràng, bạn sẽ nhận thấy trẻ có các biểu hiện như sau:
- Chướng bụng
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Tăng cân chậm
- Vàng da
- Ăn uống kém
- Suy dinh dưỡng
7. Dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ
Táo bón cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh trĩ. Khi ăn nhiều rau xanh mà vẫn bị táo bón bạn có thể nghĩ đến nguy cơ này. Thông thường khi tĩnh mạch hậu môn bị giãn quá mức hoặc ứ huyết sẽ hình thành nên búi trĩ. Búi trĩ này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào thải gây khó khăn trong việc đi đại tiện.
Người bệnh nên chú ý đi khám để phát hiện mức độ của bệnh và xác định phương pháp điều trị thích hợp, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
8. Các nguyên nhân khác
Ngoài ra tình trạng ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:
- Hẹp hậu môn
- Bệnh Crohn
- Suy giáp trạng
- Ít vận động
- Bệnh tiểu đường
Khắc phục tình trạng táo bón bằng cách nào?
Ăn rau xanh bị táo bón xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu táo bón chức năng (do lối sống), bạn có thể cải thiện bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt và luyện tập khoa học. Tuy nhiên trong trường hợp táo bón thực thể (do bệnh lý), bạn cần phải can thiệp các biện pháp điều trị chuyên sâu.
1. Tiến hành thăm khám
Để xác định nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng táo bón, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng lâm sàng kết hợp với xét nghiệm hình ảnh trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Việc chẩn đoán có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình điều trị. Do đó bạn không nên tự ý xác định bệnh lý thông qua các triệu chứng cơ năng và tùy tiện dùng thuốc để điều trị.
2. Điều trị bệnh lý nguyên nhân
Nếu nguyên nhân do các bệnh lý tiềm ẩn, bạn cần tuân thủ các phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định. Khi bệnh lý nguyên nhân được khắc phục, tình trạng táo bón sẽ được cải thiện đáng kể.
Việc điều trị này có thể áp dụng cả phác đồ Tây y và Đông y.
Với Tây y, táo bón thường được xử lý bằng một số loại thuốc như:
- Thuốc trị táo bón tạo khối (igol, metamucil)
- Thuốc trị táo bón thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol)
- Thuốc làm mềm phân, thuốc bôi trơn, thuốc kích thích
Các loại thuốc này sẽ kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài, làm mềm phân và thúc đẩy quá trình đại tiện tự nhiên.
Với Đông y, thuốc điều trị dựa trên nguyên tắc tư âm dưỡng huyết, sinh tân nhuận tràng, phá kết thông tiện. Các vị thuốc của Đông y có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, mát gan để cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và phục hồi sức khỏe toàn diện hơn.
Giải pháp Đông y hiện nay đang được áp dụng điều trị bệnh lý táo bón nhiều nhất và hiệu quả nhất phải kể đến bài thuốc thảo dược của trung tâm Thuốc dân tộc.
Bài thuốc có thành phần 100% thảo dược thiên nhiên, được nghiên cứu và điều chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền tại Thuốc Dân Tộc. Bài thuốc đảm bảo an toàn, lành tính, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Từ khi ra đời, giải pháp thiên nhiên này đã giúp điều trị khỏi cho hàng ngàn trường hợp táo bón kinh niên trên khắp cả nước.
Người bệnh nên tìm hiểu thông tin kỹ hơn về các phương pháp và tham khảo ý kiến chuyên gia để có phác đồ phù hợp nhất.
3. Thay đổi lối sống
Ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón có thể xảy ra do thói quen ít uống nước, lười vận động, stress,… Vì vậy để cải thiện chứng táo bón do những nguyên nhân này, bạn cần xây dựng các thói quen lành mạnh sau đây:
- Bổ sung đủ 2 lít chất lỏng/ ngày. Với trẻ nhỏ, nên điều chỉnh lượng chất lỏng dựa theo cân nặng và độ tuổi.
- Ăn uống đúng giờ và nên cân bằng giá trị dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Đồng thời hạn chế thói quen nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.
- Dành 20 – 30 phút/ ngày để tập thể dục. Hoạt động thể chất không chỉ tốt cho xương khớp mà còn kích thích nhu động ruột, giảm táo bón và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
- Tuyệt đối không nhịn đại tiện và cần đi vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu.
- Giảm căng thẳng bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi, giảm khối lượng và thời gian làm việc. Nếu gặp phải các dư chấn tinh thần nặng nề, bạn nên tìm gặp bác sĩ tâm lý để tìm hướng điều trị thích hợp.
- Không tùy tiện sử dụng thuốc – đặc biệt là trong điều trị dài hạn. Chỉ dùng thuốc khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.
- Cân bằng lợi khuẩn trong đường ruột bằng cách ăn sữa chua 1 – 2 lần/ ngày.
- Ngồi thiền 5 – 15 phút/ ngày có thể giảm áp lực lên hệ thần kinh, điều hòa miễn dịch và nhu động ruột.
Hướng dẫn bài tập đơn giản đánh bay táo bón và hỗ trợ điều trị các bệnh lý trĩ, dạ dày, đại tràng hiệu quả – Trung tâm Thuốc Dân Tộc
Khi ăn nhiều rau xanh nhưng vẫn bị táo bón, bạn cần xác định nguyên nhân và tiến hành khắc phục trong thời gian sớm nhất. Bởi táo bón kéo dài không chỉ gây đau rát hậu môn khi đại tiện mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, nứt kẽ và rò hậu môn.