Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì ổn định nhanh, an toàn?
Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do đây là độ tuổi hệ tiêu hóa của chưa chưa phát triển lại hiếu độ hay ăn uống tùy tiện. Trẻ thường xuyên rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì an toàn, nhanh ổn định?
Các trường hợp rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Muốn biết được trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì thì phải xác định được “thủ phạm” gây ra tình trạng này ở trẻ. Thông thường, nguyên nhân rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống thiếu khoa học, do ảnh hưởng của bệnh lý, sử dụng thuốc kháng sinh liều cao kéo dài hay căng thẳng quá mức… Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ thường chỉ có hai trường hợp rối loạn tiêu sau đây:
Rối loạn tiêu hóa do kháng sinh
Việc sử dụng kháng sinh kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa không thể hoạt động ổn định ở cả người lớn và trẻ em. Kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại gây bệnh cho cơ thể nhưng cũng làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do đã vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi.
Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về đường ruột. Rối loạn tiêu hóa do kháng sinh thường có các dấu hiệu sau 2 – 7 ngày sử dụng với các triệu chứng như sau:
- Bụng đau âm ỉ trong nhiều giờ, đi ngoài phân sống, phân lỏng chứa chất nhầy hoặc có bọt như nước mũi đặc.
- Đi ngoài quá 3 lần trên ngày, hay bị đầy bụng, chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Phân không có mùi hôi thối, có thể lẫn máu.
Rối loạn tiêu hóa do thực phẩm
Như đã đề cập, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa phát triển và hoàn thiện hoàn toàn nên rất dễ mắc phải tình trạng này. Ngay từ khi bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm, trẻ đã rất dễ bị rối loạn tiêu hóa do thay đổi trạng thái thức ăn và chế độ dinh dưỡng. Do không thể tiêu hóa thức ăn hoàn toàn, ăn phải thức ăn lạ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quá lạnh hoặc quá nóng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của bé.
Một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa do thực phẩm thường gặp là:
- Phân sống, rối loạn trung tiện, có thể táo bón hoặc tiêu chảy , hay nôn, lười ăn.
- Trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do thiếu hụt dưỡng chất.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì?
Tùy vào biểu hiện, nguyên nhân, mức độ bệnh mà xác định trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì. Có thể cho trẻ sử dụng:
Thuốc Tây trị rối loạn tiêu hóa
Thuốc tây được xem là “con dao hai lưỡi” trong điều trị. Bởi lẽ nó mang lại hiệu quả nhanh nhưng nếu không sử dụng đúng liều lượng, đúng đối tượng, đúng thời gian thì sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Một số thuốc thường được dùng là:
- Thuốc giảm đầy bụng, khó tiêu: Tùy theo độ tuổi mà sử dụng các loại thuốc như phosphalugel, maalox plus, pepsane… Không dùng các thuốc này cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
- Thuốc cầm tiêu chảy: Với trường hợp trẻ bị tiêu chảy nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Theo các chuyên gia, tốt nhất nên cho trẻ bù nước và điện giải bằng dung dịch Oresol và chăm sóc qua chế độ ăn uống.
- Thuốc điều trị táo bón: Nên sử dụng các thuốc bổ sung chất xơ, nhuận tràng, làm mềm phân như Duphalac, Forlax, Methylcellulose, Norgalax, Sorbitol…
Men tiêu hóa, men vi sinh
Để hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh, cách tốt nhất là nên chăm sóc và nâng của sức đề kháng của trẻ. Không nên sử dụng thuốc, men tiêu hóa, men vi sinh vô tội vạ. Nếu cứ thấy trẻ biếng ăn, chán ăn mà sử dụng sẽ ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan tiêu hóa. Nên phân biệt và sử dụng hai loại thực phẩm chức năng này sao cho hợp lý:
- Men tiêu hóa: Được dùng khi bé thiếu men tiêu hóa hoặc khả năng hấp thu kém, vừa ốm, dậy thể lực yếu cần được tăng cường hấp thu dưỡng chất. Không dùng cho trẻ bị tiêu chảy kèm theo đau bụng, có hiện tượng trào ngược dạ dày, tăng dịch acid dạ dày…
- Men vi sinh: Được sử dụng rộng rãi mọi trường hợp. Được chỉ định sử dụng để cân bằng các tạp khuẩn trong đường ruột. Đặc biệt thích hợp với trẻ rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh hoặc do thức ăn. Men vi sinh có thể dùng dài ngày để hạn chế nhiễm trùng hệ tiêu hóa, cải thiện các chứng chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đi ngoài phân sống. Các loại men vi sinh được sử dụng phổ biến hiện nay là Biolactomen, Biolactovin, Golden Lab, Antibio Pro, Bio – acimin Gold…
Thuốc Nam trị rối loạn tiêu hóa
Thuốc nam chỉ được sử dụng với các trường hợp bé bị rối loạn tiêu hóa nhẹ, chỉ áp dụng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên. Những bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng:
- Bài thuốc lá khổ sâm: Lấy 20 ngọn khổ sâm và một ít muối ăn. Lá khổ sâm rửa sạch, cho lá và muối vào miệng nhai kỹ, nuốt từ từ cả nước lẫn bã. Có tác dụng chữa đầy hơi, chướng bụng, ăn uống không tiêu.
- Bài thuốc từ nha đam: Lấy 6g nha đam xay nhuyễn, trộn với đường trắng rồi ngậm và nuốt dần. Có tác dụng cải thiện tiêu chảy, lỵ, đi ngoài phân lỏng.
- Bài thuốc nụ sim, lá ổi: Lấy 5g lá khổ sâm khô, 1g búp ổi khô, 2g nụ sim khô đem sao vàng, tán thành bột mịn, pha với nước để uống. Có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón.
Những lưu ý khi dùng thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ
Theo các chuyên gia, khi điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ cần lưu ý các vấn đề sau:
- Cho trẻ ăn sữa chua để cung cấp lợi khuẩn giúp cải thiện tình trạng đầy bụng khó tiêu.
- Hạn chế cho trẻ sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, quá nóng hoặc quá lạnh, nước đá, nước ngọt có gas…
- Lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nếu trẻ tiêu chảy thì nên nhanh chóng bù nước và điện giải. Với trẻ từ 7 – 10 tháng tuổi, nên uống mỗi lần 5 – 7 thì nước, không nên cho uống luôn 1 cốc nước sẽ khiến bụng trẻ khó chịu.
- Không nên tự ý bất kỳ loại thuốc uống nào để điều trị rối loạn tiêu hóa mà cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân và tư vấn sử dụng thuốc.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Mẹ nên nhanh chóng cho trẻ thăm khám bác sĩ khi có những biểu hiện sau đây:
- Tiêu chảy nhiều lần trong ngày kèm theo nôn trớ liên tục, không có dấu hiệu suy giảm.
- Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng có lẫn máu, người nóng sốt.
- Bé có dấu hiệu mất nước, hay khát nước, môi khô, họng khô.
Như vậy, với những thông tin trong bài viết này hẳn mẹ đã giải đáp được thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì. Sau 5 thăm khám bác sĩ mà tình trạng của bé vẫn không thấy cải thiện thì nên nhanh chóng thăm khám lại có thể do bé không hợp thuốc hoặc do chưa tìm ra đúng nguyên nhân bệnh.