Loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì, kiêng gì ổn định lại?

Người bị loạn khuẩn đường ruột cần xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp với các thực phẩm có lợi để khôi phục lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường ruột và khôi phục chức năng tiêu hóa. Nếu bạn chưa biết loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì và kiêng gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Chế độ ăn uống cho người bị loạn khuẩn đường ruột

Trong đường ruột của chúng ta có hàng trăm loại vi khuẩn, bao gồm cả lợi khuẩn lẫn hại khuẩn. Trong đó lợi khuẩn chiếm phần lớn. Chúng giúp hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ đường ruột trước sự tấn công của vi khuẩn có hại. 

Trong một số trường hợp, do hệ miễn dịch suy giảm hoặc do ăn uống không hợp vệ sinh, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Lúc này, số lượng vi khuẩn có lợi bị sụt giảm nhiều kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của hại khuẩn. Chúng có thể tấn công vào niêm mạc ruột dẫn đến nhiễm trùng và nhiều vấn đề ở đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, táo bón, đầy hơi, ăn uống lâu tiêu hoặc tiêu chảy.

Loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì
Nắm rõ loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì sẽ giúp bệnh nhân xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp

Duy trì một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp có thể giúp đẩy lùi tình trạng loạn khuẩn đường ruột, cân bằng hệ vi sinh vật cho đường tiêu hóa, đồng thời giảm thiểu các triệu chứng bất lợi và phục hồi tổn thương ở lớp niêm mạc ruột. Khi xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày, người bị loạn khuẩn đường ruột nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Ăn chín, uống sôi. Thức ăn cần được nấu chín kỹ trước khi dùng để đảm bảo không dung nạp thêm vi khuẩn có hại vào trong đường ruột.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ giúp kích thích tiêu hóa và có khả năng nuôi dưỡng khi khuẩn có lợi cho đường ruột.
  • Tránh các thực phẩm, đồ uống gây kích ứng ruột hoặc làm tăng nặng các triệu chứng khó chịu.
  • Sử dụng các thức ăn mềm, lỏng để ngăn ngừa táo bón và chống mất nước khi bị tiêu chảy
  • Nếu cần thiết có thể chia 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm gánh nặng tiêu hóa, giúp giảm nhẹ các triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột
  • Sử dụng nguồn thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh khi chế biến và bảo quản thức ăn
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.

Loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì?

Để cải thiện tình trạng loạn khuẩn đường ruột, bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có thể giúp làm tăng số lượng vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa, đồng thời kìm hãm sự phát triển của hại khuẩn. Dưới đây là các thực phẩm được khuyến cáo nên thường xuyên sử dụng trong thực đơn của người bị loạn khuẩn đường ruột:

1. Sữa chua cung cấp nhiều probiotic cho đường ruột

Sữa chua đứng đầu trong danh sách các thực phẩm có lợi cho người bị loạn khuẩn đường ruột. Giàu men vi sinh, đặc biệt là Probiotic, sữa chua có khả năng cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, kìm hãm hoạt động của vi khuẩn gây hại. Thực phẩm này cũng giúp kích thích tiêu hóa và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường ruột như viêm đại tràng, đau dạ dày…

Loạn khuẩn đường ruột nên ăn sữa chua
Sữa chua bổ sung nhiều lợi khuẩn có ích, giúp khắc phục tình trạng loạn khuẩn đường ruột

Duy trì thói quen ăn 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày có thể giúp bạn khắc phục nhanh chóng các triệu chứng như táo bón, tiêu lỏng, chướng hơi, đầy bụng, ăn lâu tiêu do loạn khuẩn đường ruột gây ra. Bạn nên sử dụng các sản phẩm sữa chua được lên men tự nhiên và tránh sử dụng các sản phẩm được pha chế chất tạo màu hay hóa chất tạo hương thơm vì chúng có thể gây kích ứng cho đường ruột.

2. Loạn khuẩn đường ruột nên ăn táo

Sở hữu nguồn pectin phong phú, táo cũng là một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho thực đơn nếu bạn đang bị loạn khuẩn đường ruột. Pectin là một loại chất xơ hòa tan có khả năng tạo khối cho phân, kích thích tiêu hóa, đẩy nhanh tốc độ di chuyển của thức ăn qua đường ruột, giảm táo bón, tiêu chảy.

Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất dồi dào trong táo còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đẩy nhanh tốc độ chữa lành các tổn thương trong đường ruột, đồng thời tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển.

Mỗi ngày, bạn nên ăn 1 – 2 quả táo để sớm khắc phục được tình trạng loạn khuẩn đường ruột. Ăn trực tiếp, xay sinh tố hoặc uống nước ép táo đều tốt cho sức khỏe.Ăn táo cũng là cách đơn giản để ngăn ngừa bệnh viêm ruột kết và giảm nguy cơ bị viêm nhiễm đường ruột.

3. Quả đu đủ

Đủ đủ không chỉ ngon ngọt mà còn tốt cho tiêu hóa. Loại trái cây này giàu papain – một loại enzyme có khả năng phá vỡ các sợi protein, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và chuyển hóa chất đạm trong đường ruột.

Papain cũng có thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ các vấn đề tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột gây ra, chẳng hạn như táo bón, đầy hơi. Cùng với đó, các thành phần chất xơ, vitamin A, C cùng nhiều loại khoáng tố được tìm thấy trong đu đủ còn giúp chữa lành tổn thương trong đường tiêu hóa và nuôi dưỡng lợi khuẩn, làm gia tăng số lượng vi khuẩn có ích cho đường ruột.

Đu đủ tốt nhưng nếu ăn quá nhiều lại gây vàng da. Vì vậy mỗi tuần bạn chỉ nên ăn loại trái cây này 2 – 3 lần dưới dạng sinh tố hay ăn trực tiếp. Ngoài ra có thể dùng đu đủ xanh hầm canh ăn.

4. Loạn khuẩn đường ruột nên ăn hạt chia

Hạt chia cũng là một gợi ý hữu ích cho thắc mắc loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì. Thực phẩm này cung cấp nguồn chất xơ phong phú cho cơ thể. Nó giúp thúc đẩy tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của các loại vi sinh vật có lợi trong đường ruột.

Khi vào trong đường ruột, hạt chia cũng tạo ra một chất tương tự như gelatin giúp bao phủ, bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột trước sự tấn công của vi khuẩn có hại, ngăn ngừa táo bón, tăng cường chức năng tiêu hóa.

Để tận dụng được lợi ích tuyệt vời từ hạt chia, mỗi ngày bạn chỉ cần thêm 1 – 2 thìa cà phê hạt vào trong ly nước ấm hay nước ép trái cây để uống. Ngoài ra, có thể thêm hạt chia vào trong món salad hay trộn chung với thức ăn giúp tăng cường các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

5. Rau thì là

Rau thì là có hương vị khá đặc trưng và thường được sử dụng làm rau gia vị trong các món hải sản. Loại rau này cũng mang lại nhiều lợi ích cho người bị loạn khuẩn đường ruột.

Loạn khuẩn đường ruột nên ăn rau thì là
Rau thì là giúp kích thích tiêu hóa, giảm nhẹ các triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột

Với hàm lượng chất xơ phong phú, rau thì là đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn, giảm hiện tượng đầy hơi, ăn không tiêu, tăng cường vị giác và giúp bệnh nhân có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.

Bên cạnh đó, các chất có trong rau thì là còn hoạt động như một chất chống co thắt cơ trơn. Nó giúp làm thư giãn các cơ, giảm hiện tượng kích ứng trong đường ruột do vi khuẩn có hại gây ra, cải thiện các triệu chứng đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy thường gặp ở những người bị loạn khuẩn đường ruột.

6. Kefir tốt cho người bị loạn khuẩn đường ruột

Kefir là một dạng nấm sữa được sản xuất dưới dạng thức uống bổ sung. Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra, nấm sữa có khả năng kích thích sự tăng trưởng của các vi sinh vật có lợi, đồng thời ức chế sự phát triển của hại khuẩn, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và cung cố sức khỏe của đường ruột.

Sử dụng Kefir mỗi ngày cũng giúp ức chế quá trình viêm nhiễm trong đường ruột và làm giảm đáng kể các triệu chứng khó chịu do loạn khuẩn đường ruột gây ra.

7. Tempê

Tempê là một loại thức ăn truyền thống của người Indonesia. Món ăn này được tạo thành từ đậu nành lên men. Quá trình lên men đã giúp phá vỡ axit phytic – một chất chống độc có trong đậu nành. Nó giúp giải phóng các chất có khả năng kích thích tiêu hóa và tăng cường sản sinh lợi khuẩn đường ruột. 

Sử dụng Tempê đều đặn trong bữa ăn hàng ngày giúp đường tiêu hóa được cung cấp nguồn lợi khuẩn sinh học tốt. Chúng tạo ra một lớp màng bảo vệ đường ruột khỏi bị tổn thương trước sự tấn công của vi sinh vật có hại, đồng thời ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các chứng tiêu chảy, đầy hơi cho người bị loạn khuẩn đường ruột.

Bạn có thể tìm mua món ăn này tại các cửa hàng bán đồ ăn Indonesia hoặc đặt mua trực tuyến trên các website bán hàng online.

8. Bị loạn khuẩn đường ruột nên ăn rau lá xanh

Các loại rau lá xanh chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc “loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì”. Nhóm thực phẩm này cung cấp nguồn chất xơ tuyệt với cho cơ thể. Nó giúp đẩy mạnh quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm táo bón và nuôi dưỡng các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. 

Rau lá xanh cũng cung cấp nhiều chất chống oxy hóa và magie. Chúng có tác dụng kháng viêm, bảo vệ niêm mạc ruột và giảm đau bụng bằng cách chống co thắt cơ trơn trong ruột. Vì vậy, trong thực đơn hàng ngày, người bị loạn khuẩn đường ruột không nên bỏ qua các loại rau có lá màu xanh đậm như:

  • Bông cải xanh
  • Rau bina
  • Rau cải xanh
  • Cải Brussels…

9. Bắp cải muối chua

Dưa bắp cải muối chua được lên men tự nhiên nên chứa nhiều men vi sinh. Nghiên cứu cho thấy, cứ ăn 71 gram dưa bắp cải, bạn đã cung cấp cho cơ thể đến 28 loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Điều này góp phần tạo ra thế cân bằng cho hệ vi sinh vật ở đường tiêu hóa và ức chế sự phát triển của hại khuẩn.

Thêm vào đó, dưa bắp cải còn chứa các enzyme có khả năng phân hủy các chất dinh dưỡng thành vô số các phân tử nhỏ để đường ruột dễ dàng tiêu hóa và hấp thu.

10. Bạc hà tốt cho bệnh nhân bị loạn khuẩn đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột gây ra nhiều triệu chứng bất lợi cho đường tiêu hóa. Sử dụng bạc hà chính là một giải pháp đơn giản để nâng cao chức năng hoạt động của đường ruột.

Trong lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu với một lượng lớn menthol. Chất này có thể giúp giảm đau bụng và cải thiện một số triệu chứng do loạn khuẩn đường ruột gây tra, chẳng hạn như đầy hơi, khó tiêu bằng cách làm thư giãn cơ trơn, đẩy mạnh quá trình di chuyển của thức ăn qua đường ruột.

Loạn khuẩn đường ruột nên ăn bạc hà
Bạc hà được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị loạn khuẩn đường ruột

Bạn có thể sử dụng lá bạc hà để chế biến món ăn hoặc cũng có thể dùng tinh dầu bạc hà pha chế đồ uống. Hãy sử dụng chúng thường xuyên để cải thiện tình trạng loạn khuẩn đường ruột một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu đang bị trào ngược dạ dày thực quản thì không nên sử dụng bất cứ món ăn, thức uống hay sản phẩm nào có chứa bạc hà.

11. Natto

Tương tự như món tempê, natto cũng được chế biến từ đậu nành lên men nhưng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Món ăn này cung cấp nhiều protein, vitamin K cùng chất xơ.

Natto chống lại tình trạng loạn khuẩn đường ruột bằng cách cung cấp nhiều men vi sinh cho cơ thể. Nó giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại và trừ khử độc tố do hại khuẩn tạo ra, đồng thời gia tăng số lượng lợi khuẩn cho đường ruột, đẩy mạnh hoạt động tiêu hóa thức ăn.

12. Gừng

Gừng là một loại gia vị tốt cho tiêu hóa, đặc biệt là cho người bị loạn khuẩn đường ruột. Theo y học cổ truyền, thực phẩm này có tính ấm, giúp giảm đau, chống buồn nôn và kích thích tiêu hóa.

Ngoài ra, gừng còn chứa chất kháng viêm tự nhiên giúp chữa lành tổn thương trong đường ruột và ức chế quá trình sinh trưởng của hại khuẩn, cân bằng hệ vi sinh vật, duy trì chức năng hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa.

Gừng được sử dụng làm gia vị trong chế biến món ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nguyên liệu này dưới dạng trà.

13. Kim chi

Kim chi là món ăn truyền thống của Hàn Quốc được làm từ cải thảo hay dưa bắp cải. Nhờ quá trình lên men tự nhiên, kim chi nhiều nhiều men vi sinh hữu ích cho đường ruột. Nó giúp thúc đẩy tiêu hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi.

Nghiên cứu cho thấy, kim chi được lên men càng lâu thì càng bổ sung nhiều lợi khuẩn cho đường tiêu hóa. Món ăn này cũng bổ sung một nguồn chất xơ dồi dào hữu ích cho các trường hợp đang có biểu hiện táo bón, ăn uống không tiêu do ảnh hưởng của chứng loạn khuẩn đường ruột.

14. Loạn khuẩn đường ruột nên ăn cá hồi

Cá hồi cung cấp một nguồn omega 3 phong phú. Loại axit béo này có khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn có hại và ức chế phản ứng viêm trong đường tiêu hóa.

Với những tác dụng tuyệt vời trên, người bị loạn khuẩn đường ruột được khuyến cáo nên ăn cá hồi 2 – 3 lần mỗi tuần. Ngoài ra, có thể thay thế cá hồi bằng các thực phẩm chứa nhiều omega 3 khác như:

  • Cá thu
  • Cá tuyết
  • Dầu gan cá tuyết
  • Hạt lanh
  • Hạt óc chó
  • Cá cơm…

15. Miso

Miso là một loại gia vị thường được các bà nội trợ sử dụng để nêm nếm trong các món canh. Nó được hình thành qua quá trình lên men nên bổ sung nhiều men vi sinh cho cơ thể. 

Loạn khuẩn đường ruột nên ăn miso
Miso là loại gia vị tốt cho người bị loạn khuẩn đường ruột

Thường xuyên sử dụng miso trong chế biến thức ăn hàng ngày có thể giúp cải thiện tình trạng loạn khuẩn đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa bằng cách bổ sung nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Bên cạnh đó, các men vi sinh được tìm thấy trong miso cũng hỗ trợ làm giảm tình trạng tiêu chảy và các trục trặc ở đường tiêu hóa xảy ra khi bị loạn khuẩn đường ruột.

16. Ngũ cốc nguyên hạt

Người bị loạn khuẩn đường ruột cũng không nên bỏ qua ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm:

  • Bột yến mạch
  • Các loại đậu
  • Gạo
  • Ngô 

Do chưa trải qua quá trình tinh chế, những thực phẩm này còn giữ nguyên vẹn được vỏ cám, chất cơ, nội nhũ phôi cùng với mầm. Chúng giúp cải thiện tình trạng loạn khuẩn đường ruột bằng cách bổ sung một lượng lớn chất xơ giúp làm mềm phân, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn và giảm táo bón.

Bên cạnh đó, các chất trong ngũ cốc còn có tác dụng tương tự như prebiotic. Chúng giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột và cải thiện sức khỏe cho hệ tiêu hóa.

17. Loạn khuẩn đường ruột nên uống trà Kombucha

Trà Kombucha được tạo ra từ quá trình lên men nên chứa nhiều chủng vi khuẩn và men tiêu hóa có lợi cho người bị loạn khuẩn đường ruột. Loại trà này cũng được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để chữa lành các vết loét trong dạ dày.

18. Củ cải đường

Nếu đang thắc mắc loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì, bạn có thể cân nhắc bổ sung củ cải đường trong thực đơn. Thực phẩm này chứa nguồn chất xơ dồi dào tốt cho tiêu hóa. Cứ trong 136 gram củ cải đường lại cung cấp đến 3,4 gram chất xơ cho cơ thể. Nó giúp thúc đẩy tiêu hóa và tạo ra môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển.

Củ cải đường có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Một số người thích uống nước ép củ cải đường nhưng cũng có người thích dùng thực phẩm này làm salad hay luộc, nấu canh.

19. Nước hầm xương

Trong nước hầm xương chứa nhiều Gelatin. Chất này khi vào trong đường tiêu hóa sẽ liên kết với chất lỏng có tác dụng đẩy mạnh hoạt động tiêu hóa và làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón.

Ngoài ra, chất Glutamine được tìm thấy trong nước hầm xương còn có tác dụng bảo vệ thành ruột khỏi tổn thương khi bị vi khuẩn có hại tấn công, đồng thời chống rò rĩ ruột, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm ruột.

Loạn khuẩn đường ruột nên kiêng gì?

Để nhanh chóng ổn định được hệ vi sinh vật trong đường ruột, bạn nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn, thức uống dưới đây:

1. Chất ngọt nhân tạo

Chất ngọt nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm để thay thế cho đường. Nó có thể làm tăng đường huyết và làm thay đổi môi trường vi khuẩn trong đường ruột, khiến vi khuẩn có hại phát triển mạnh.

Loạn khuẩn đường ruột nên kiêng gì
Bánh kẹo chứa nhiều chất ngọt nhân tạo không tốt cho người bị loạn khuẩn đường ruột

Chính vì vậy, người bị loạn khuẩn đường ruột được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng các loại bánh kẹo hay nước chứa chất ngọt nhân tạo.

2. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ gây đầy bụng, khó tiêu và làm tăng gánh nặng cho đường ruột. Điều này có thể khiến các triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột trở nên nghiêm trọng hơn.

Bạn nên hạn chế sử dụng dầu mỡ trong chế biến thức ăn. Tránh ăn đồ chế biến sẵn. Tốt nhất nên chế biến các món ăn ở dạng hấp, luộc để hạn chế lượng chất béo tiêu thụ.

3. Các loại gia vị cay

Tiêu, ớt hay mù tạt nếu sử dụng quá nhiều đều có thể gây kích ứng niêm mạc ruột, làm nhu động ruột co bóp mạnh dẫn đến tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Hãy tiết chế lại sở thích ăn cay, ít nhất là trong thời gian bạn đang bị loạn khuẩn đường ruột nếu không muốn các triệu chứng bệnh tăng nặng.

4. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Những người bị loạn khuẩn đường ruột thường khó dung nạp với lactose có trong sữa và các sản phẩm sữa. Hơn nữa, nhóm thực phẩm này còn sinh ra nhiều khí làm tăng nặng tình trạng chướng bụng, đầy hơi và các triệu chứng khó chịu trong đường ruột.

Loạn khuẩn đường ruột nên kiêng sữa
Uống sữa có thể làm tăng nặng triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy ở người bị loạn khuẩn đường ruột

5. Thức ăn chưa được nấu chín

Rau sống, thịt cá chưa được nấu chín đều có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng có hại cho đường ruột. Sử dụng các thực phẩm này có thể làm tăng số lượng vi khuẩn có hại khiến tình trạng loạn khuẩn ở đường tiêu hóa càng thêm nghiêm trọng.

6. Thức uống có cồn

Đồ uống có cồn, bao gồm bia rượu và một số thức uống khác đều không được khuyến cáo sử dụng trong thời gian bị loạn khuẩn đường ruột. Chất cồn có thể gây ngộ độc, kích ứng và tổn thương đường ruột nghiêm trọng. Ngay cả khi không bị loạn khuẩn đường ruột thì bạn cũng nên tránh xa thức uống này.

Chúng ta vừa đi sâu vào tìm hiểu loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì và kiêng gì. Hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi trong thực đơn và cắt giảm các loại đồ ăn, thức uống có hại, đồng thời giữ vệ sinh trong ăn uống để nhanh chóng cân bằng hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột.