Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C hiện nay (2020)

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C phổ biến nhất bao gồm xét nghiệm kháng thể, RNA của HCV, xét nghiệm genotype, xét nghiệm chức năng gan,… Các xét nghiệm này thường được thực hiện nhằm chẩn đoán bệnh và xem xét mức độ đáp ứng đối với các phương pháp điều trị.

xét nghiệm chẩn đoán viêm gan c
Tìm hiểu các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C hiện nay (2020)

Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C là gì?

Viêm gan C là tình trạng gan tổn thương do Hepatitis C virus (HCV) gây ra.  Bệnh có mức độ nguy hiểm và dễ gây ra biến chứng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Do đó nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, bạn cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán bệnh lý này.

Sau 2 tuần kể từ khi phơi nhiễm, máu sẽ xuất hiện vật liệu di truyền là RNA của virus gây bệnh. Sau đó khoảng 5 – 10 tuần, trong máu sẽ xuất hiện kháng thể của HCV. Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C là xét nghiệm máu tìm RNA và kháng thể của virus gây bệnh.

Mục đích của xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C

Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C được thực hiện nhằm xác định bệnh lý. Bên cạnh đó phương pháp này còn giúp đánh giá mức độ tổn thương gan và xác định giai đoạn của bệnh (cấp tính hay mãn tính).

Hơn nữa, kết quả từ các xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ tiên lượng tiến triển và xem xét mức độ đáp ứng đối với các phương pháp điều trị.

Đối tượng nên xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C

Xét nghiệm viêm gan C được thực hiện cho những đối tượng sau:

xét nghiệm chẩn đoán viêm gan c
Xét nghiệm viêm gan C được thực hiện khi nghi ngờ phơi nhiễm virus (tiếp xúc với máu, quan hệ tình dục,…)
  • Xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm gan C
  • Tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh
  • Theo dõi định kỳ trong điều trị viêm gan C
  • Quan hệ tình dục với người nhiễm virus gây bệnh

Trên thực tế, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm này cho những đối tượng không được đề cập trong bài viết.

Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm viêm gan C?

Trước khi xét nghiệm gan C, bạn nên nhịn ăn từ 6 – 8 giờ. Xét nghiệm sự hiện diện của virus (RNA) thường không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Tuy nhiên các xét nghiệm chuyên sâu về chức năng gan có thể bị sai lệch do các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, vì vậy bạn nên nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm.

Bên cạnh đó, trước khi xét nghiệm viêm gan C bạn nên lưu ý những thông tin sau đây:

  • Nên thực hiện xét nghiệm vào sáng sớm vì thời điểm này nồng độ máu và chức năng gan thường ổn định và không bị tác động bởi các yếu tố khác.
  • Trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm, bạn nên ngưng sử dụng các loại thuốc điều trị (nếu có).
  • Không dùng rượu bia, thuốc lá và cà phê trong vòng 8 giờ trước khi xét nghiệm.

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C

1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm xác định vật liệu di truyền (RNA) và kháng thể của HCV. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu cũng cho phép bác sĩ xác định chủng virus gây bệnh và xem xét khả năng đáp ứng với biện pháp điều trị.

các xét nghiệm viêm gan c
Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm xác định RNA, kháng thể của HCV và genotype (chủng virus gây bệnh)

– Kiểm tra kháng thể của HCV

Sau 5 – 10 tuần nhiễm virus, kháng thể của HCV sẽ xuất hiện bên trong máu. Nguyên nhân là hệ miễn dịch tạo ra kháng thể nhằm ức chế và kiểm soát hoạt động của virus gây bệnh.

Tuy nhiên sự xuất hiện của kháng thể không có nghĩa là bạn đang mắc bệnh viêm gan C. Bởi ở một số trường hợp đã từng nhiễm virus này sẽ tồn tại một số lượng kháng thể nhất định.

– Kiểm tra RNA của HCV

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kiểm tra RNA của HCV. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ xác định được số lượng của virus trong máu và xem xét mức độ đáp ứng với phương pháp điều trị. Xét nghiệm này thường được thực hiện trong quá trình chẩn đoán và lặp lại sau 3 tháng điều trị.

– Kiểm tra genotype (chủng virus gây bệnh)

Kiểm tra genotype là xét nghiệm quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với quá trình điều trị viêm gan C. Sau xét nghiệm này, bác sĩ có thể xác định được chủng virus gây bệnh và đề ra phác đồ điều trị hợp lý.

Trong đó, virus HCV nhóm genotype 1 có khả năng đáp ứng tốt nhất. Với genotype 2 và 3, quá trình điều trị thường kéo dài hơn so với genotype 1.

2. Xét nghiệm chức năng gan

Sau khi chẩn đoán viêm gan C, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm chức năng gan nhằm xác định mức độ tổn thương và loại trừ một số khả năng khác như u gan, ung thư, sán lá gan, gan nhiễm mỡ,…

– Xét nghiệm đánh giá chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan được thực hiện bằng cách xét nghiệm máu nhằm xác định protein và enzyme trong máu. Kết quả từ xét nghiệm này giúp xác định mức độ tổn thương và chức năng hiện tại của gan.

xét nghiệm viêm gan c
Xét nghiệm chức năng gan được thực hiện nhằm xác định chỉ số của AST, ALP, GGT, Bilirubin,…

Xét nghiệm chức năng gan đo lường các yếu tố sau:

  • Asparate transaminase (AST): Loại enzyme này có tác dụng chuyển hóa alanine. AST thường có nồng độ trong máu thấp (khoảng 20 – 40 UI/ L).
  • Alanin transaminase (ALT): ALT là loại men gan giúp cơ thể chuyển hóa protein. Nồng độ ALT trong máu thường dao động từ 20 – 40UI/ L. Tuy nhiên khi gan bị tổn thương, enzyme này thường được giải phóng vào máu và khiến nồng độ tăng lên đáng kể.
  • Gamma-glutamyltransferase (GGT): GGT là men gan có trong tế bào gan và tế bào ống mật. Nồng độ GGT trong máu thường dao động từ 20 – 40UI/ L.
  • Photphatase kiềm (ALP): ALP thường có nồng độ trong máu cao, dao động từ 30 – 110 UI/ L. Loại enzyme này có mặt trong ống mật, gan và xương.
  • Bilirubin: Bilirubin là hoạt chất trong sản sinh trong quá trình phá vỡ hồng cầu. Thông thường hoạt chất này được chuyển hóa qua gan và bài tiết qua phân. Tuy nhiên trong trường hợp gan bị tổn thương, Bilirubin có thể ứ đọng trong máu và gây ra chứng vàng da. Nồng độ Bilirubin trung bình thường rơi vào khoảng 0.1 – 1.2mg/ dl.

Bên cạnh đó, xét nghiệm chức năng gan còn có thể xác định một số yếu tố khác như Alibumin và protein tổng, L-Lactate dehydrogenase, thời gian đông máu,…

– Siêu âm gan

Siêu âm gan là chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X nhằm biểu thị hình ảnh của gan. Qua chẩn đoán này, bác sĩ có thể đánh giá tổn thương gan và phát hiện một số bệnh lý khác như u gan, nang gan, áp xe gan, sán lá gan, gan nhiễm mỡ,…

Trước khi siêu âm gan 1 tuần, bạn nên ngưng sử dụng các thực phẩm khó tiêu, nhiều gia vị và dầu mỡ. Bên cạnh đó nên nhịn ăn hoàn toàn từ 6 – 8 giờ trước khi xét nghiệm.

– Sinh thiết gan

Sinh thiết gan được thực hiện bằng cách sử dụng kim tiêm để lấy 1 mô nhỏ của gan và đem đi xét nghiệm. Xét nghiệm này được thực hiện để chẩn đoán viêm gan mãn tính do siêu vi C, B, xơ gan ứ mật, gan ứ sắt, viêm gan do rượu, viêm gan tự miễn, ung thư gan,…

Bài viết đã tổng hợp một số xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C phổ biến nhất hiện nay. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên chủ động thăm khám trong thời gian sớm nhất. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp quá trình điều trị đạt được kết quả khả quan và hạn chế tối đa các biến chứng phát sinh.