3 thuốc bôi dạng kem trị nứt kẽ hậu môn tốt nhất

Nứt kẽ hậu môn là một vấn đề phổ biến và thường đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, thông thường các vết nứt hậu môn có thể điều trị bằng thuốc mỡ, kem bôi theo đơn hoặc không theo đơn. Người bệnh có thể tham khảo 3 loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn phổ biến trong bài viết bên dưới.

kem bôi trị nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn có thể điều trị bằng các loại kem bôi

Nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì?

Mục tiêu của việc điều trị nứt kẽ hậu môn là giảm đau và hạn chế khó chịu ở vị trí tổn thương. Các vết nứt thường không nghiêm trọng và xu hướng tự khỏi sau 6 tuần, được gọi là nứt hậu môn cấp tính. Trong trường hợp các vết nứt kéo dài hơn 6 tuần thường cần điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, được là là nứt kẽ hậu môn mãn tính.

Thông thường, để điều trị nứt kẽ hậu môn bác sĩ có kê các loại thuốc như:

1. Kem bôi nứt kẽ hậu môn Glyceryl Trinitrate (GTN)

Glyceryl Trinitrate (GTN) là thuốc được kê đơn để điều trị nứt hậu môn cho người trưởng thành (trên 18 tuổi). Thuốc có tác dụng hỗ trợ cơ vòng hậu môn thư giãn và cải thiện lưu lượng máu đến hậu môn. Điều này có thể giúp vết nứt lành nhanh chóng hơn.

nứt kẽ hậu môn nên bôi thuốc gì
Thuốc mỡ Glyceryl Trinitrate (GTN) trị nứt kẽ hậu môn

Thuốc thường được chỉ định điều trị vết nứt hậu môn liên tục trong khoảng 8 tuần. Tuy nhiên, thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ bao gồm đau đầu nghiêm trọng. Để giải quyết tình trạng này, bác sĩ có thể kê thuốc với một nửa liều lượng khuyến cáo hoặc bổ sung thuốc giảm đau như Paracetamol.

Thuốc Glyceryl Trinitrate (GTN) là thuốc tương đối mạnh. Do đó, không tự ý thêm liều nếu không nhận được sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra, không dùng thuốc cho các trường hợp nứt kẽ hậu môn ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

2. Kem bôi trị nứt kẽ hậu môn Diltiazem

Kem bôi nứt kẽ hậu môn Diltiazem là thuốc có sẵn mà không cần kê đơn. Thuốc có tác dụng giúp các cơ ở hậu môn thư giãn đồng thời hỗ trợ làm lành vết nứt nhanh chóng.

nứt kẽ hậu môn thuốc bôi
Diltiazem 2% trị nứt kẽ hậu môn

Có khoảng 75% bệnh nhân khỏi các vết nứt kẽ hậu môn sau khi sử dụng kem bôi Diltiazem. Người bệnh có thể thoa thuốc 3 lần mỗi ngày trong 2 – 3 tháng liên tục để điều trị các vết nứt. Ngoài ra, thuốc cũng được cho là có thể hỗ trợ tình trạng ngứa hậu môn và viêm da quanh hậu môn.

Tương tự như Glyceryl Trinitrate, thuốc có thể dẫn đến một số cơn đau đầu nhẹ và gây kích ứng hậu môn. Tuy nhiên, tác dụng phụ nữ thường không nghiêm trọng và không gây ra các biến chứng khi sử dụng liên tục trong 3 tháng.

3. Thuốc mỡ bôi nứt kẽ hậu môn Nitroglycerin

Thuốc mỡ 3 Nitroglycerin được sử dụng để ngăn ngừa các cơn đau từ trung bình đến nghiêm trọng cho các trường hợp nứt kẽ hậu môn. Thuốc hoạt động bằng cách giúp các mạch máu ở hậu môn thư giãn và hạn chế áp lực lên các vết nứt.

thuốc mỡ bôi nứt kẽ hậu môn
Thuốc mỡ Nitroglycerin trị nứt kẽ hậu môn

Thuốc mỡ trị nứt kẽ hậu môn Nitroglycerin cần được sử dụng thường xuyên, đều đặn để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Người bệnh có thể thoa thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày sau khi vệ sinh hậu môn sạch sẽ.

Một số tác dụng phụ phổ biến bao gồm gây đau đầu. Nhưng tình trạng này thường chỉ kéo dài vài giờ sau khi thoa thuốc và có thể tự cải thiện. Nếu các cơn đau đầu nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau như  Acetaminophen. Ngoài ra, Nitroglycerin cũng có thể gây tụt huyết áp, chóng mặt và mất phương hướng nhẹ. Để giảm nguy cơ chóng mặt và té ngã người bệnh nên đứng dậy chậm rãi hoặc khi thay đổi tư thế.

Các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cần được sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc có xu hướng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện để kiểm tra.

Biện pháp chăm sóc nứt kẽ hậu môn tại nhà

Thay đổi thói quan và lối sống có thể hỗ trợ điều trị các vết nứt hậu môn. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể cải thiện bệnh bằng các biện pháp như:

  • Uống nhiều nước để tránh mất nước và hỗ trợ làm phân mềm. Điều này có thể hạn chế áp lực khi đi đại tiện và không làm tổn thương các vết nứt ở hậu môn.
  • Ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón và tăng khối lượng phân. Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ lành mạnh như: Yến mạch nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây có múi, mận và nước ép mận,…
  • Sử dụng các loại thuốc nhuận tràng không kê đơn để giảm áp lực khi đại tiện.
  • Đi vệ sinh ngay khi cảm thấy cần thiết. Nhịn đại tiện có thể làm hạn chế nhu động ruột, gây táo bón, bệnh trĩ và dẫn đến các vết nứt hậu môn.
  • Không ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu và luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng khi đi đại tiện.
  • Làm sạch và lau khô hậu môn nhẹ nhàng sau mỗi lần đại tiện.
  • Tránh sử dụng các chất gây kích ứng da nhu xà phòng thơm hoặc nước hoa vùng kín.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm 2 – 3 lần mỗi ngày, 15 – 20 phút mỗi lần. Điều này có thể cải thiện lưu lượng máu và hỗ trợ thư giãn các cơ co thắt ở hậu môn.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà và kem bôi có thể điều trị nứt kẽ hậu môn. Trong trường hợp, bệnh trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để điều trị. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn hoặc nhân viên y tế khi có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào.