Thuốc và cách giảm đau bệnh trĩ nhanh chóng, hiệu quả 2020

Khi búi trĩ sưng to, nó có thể mang đến cảm giác đau đớn khiến bất cứ ai cũng bị ám ảnh. Ngoài thuốc bác sĩ kê đơn, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau trĩ tại nhà nhanh chóng được chia sẻ dưới đây.

  • Bài thuốc chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại an toàn từ thảo dược – Bí kíp ngàn đời của người H’mông
  • Trung tâm Thuốc dân tộc chữa bệnh trĩ như thế nào, có tốt không?

Cách giảm đau bệnh trĩ nhanh chóng

Bệnh trĩ còn được biết đến với tên gọi khác là lòi dom – một căn bệnh không còn quá xa lạ trong cuộc sống hiện đại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ như ít vận động, thường xuyên ăn thức ăn nhanh, táo bón, nhịn đi cầu… Tất cả đều làm gia tăng áp lực lên vùng hậu môn khiến tĩnh mạch bị sưng phồng. Từ đó gây đau hậu môn kèm theo nhiều triệu chứng khác như có máu trong phân, ngứa rát hậu môn…

Cơn đau do bệnh trĩ gây ra có thể trở nên dữ dội hơn khi búi trĩ sa ra ngoài hoặc sau khi đi cầu. Để đối phó với tình trạng này, một số người sử dụng các mẹo tự nhiên được truyền miệng trong dân gian. Số còn lại lựa chọn giải pháp thận trọng hơn là đi khám và dùng thuốc chữa đau trĩ do bác sĩ kê đơn.

1. Mẹo giảm đau trĩ tại nhà bằng các phương pháp tự nhiên

Mặc dù không thể giúp chữa khỏi bệnh trĩ nhưng các phương pháp tự nhiên có thể giúp hỗ trợ giảm đau và nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:

# Nằm kê chân lên cao

Búi trĩ sưng lên do trọng lực cơ thể đè nén quá mức xuống khu vực hậu môn trực tràng. Việc giải phóng được áp lực này có thể giúp giảm đau.

thuốc và cách giảm đau trĩ nhanh nhất
Nằm kê chân lên cao là một cách giảm đau trĩ tại nhà đơn giản

 Mỗi khi bệnh trĩ gây đau, bạn có thể nằm nghỉ ngơi trên giường. Giữ cơ thể nằm ở tư thế ngửa và đưa chân lên cao bằng cách sử dụng một chiếc gối kê ở dưới. Nằm như vậy khoảng 30 phút, cơn đau sẽ thuyên giảm, khí huyết ở vùng lưng cũng được lưu thông tốt hơn.

# Ngâm mình trong bồn nước ấm 

Nếu bạn chưa biết làm thế nào để giảm đau bệnh trĩ nhanh nhất mà không dùng thuốc thì hãy lưu tâm đến gợi ý này. Việc tắm và ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp xoa dịu cơn đau trĩ tức thời.

Bạn có thể ở trong bồn tắm khoảng 15 phút hoặc lâu hơn. Thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày hoặc sau khi đi đại tiện để cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, nếu trong nhà bạn không có bồn tắm thì chúng ta có thể thay thế bằng chậu cũng được. Khi dùng chậu chú ý đổ nước ngập cho đến hông để hậu môn luôn được giữ trong nước.

# Chườm đá vào hậu môn giảm đau trĩ

Chườm đá là liệu pháp sử dụng dụng nhiệt lạnh được sử dụng rộng rãi để điều trị các chứng đau do chấn thương, đau nhức xương khớp và cả tình trạng sưng đau do bệnh trĩ. 

Bạn có thể quấn một ít cục nước đá trong miếng vải mềm hoặc cho nước lạnh vào bao cao su. Áp chúng lên hậu môn trong khoảng 10 phút. Ban đầu khu vực hậu môn của bạn sẽ có cảm giác lạnh rồi dần dần trở nên tê buốt khiến cơn đau bị dập tắt. Lặp lại 3 – 4 lần trong ngày.

** Lưu ý khi chườm lạnh:

  • Bạn không nên áp cục đá trực tiếp vào hậu môn sẽ gây tổn thương da do quá lạnh
  • Khoảng cách giữa các lần chườm lạnh nên cách nhau ít nhất 20 phút
  • Không lên chườm lạnh khi hậu môn và búi trĩ có biểu hiện lở loét, hoại tử
  • Có thể thay thế nước đá bằng cách chườm khăn lạnh hay áp một cái thìa bằng nhôm đã được làm lạnh vào hậu môn. 

# Vệ sinh hậu môn đúng cách sau khi đi cầu

Tưởng chừng như không mấy liên quan nhưng việc vệ sinh hậu môn đúng cách, đặc biệt là sau mỗi lần đi cầu cũng có thể giúp bạn tránh được cơn đau trĩ.

Nên nhớ rằng, khi bị trĩ hậu môn rất khó được làm sạch. Phân có thể được giữ lại trong các khe của búi trĩ khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công và gây sưng đau nặng hơn. Thêm vào đó, việc sử dụng khăn giấy kém chất lượng để lau chìu cũng là khiến búi trĩ bị kích ứng và gia tăng mức độ đau.

cách giảm đau bệnh trĩ
Vệ sinh hậu môn đúng cách sau khi đi cầu giúp phòng ngừa và giảm đau trĩ

Chỉ cần chú trọng một chút đến thói quen vệ sinh vùng kín hàng ngày sẽ giúp bạn giảm thiểu và tránh được cơn đau khó chịu. Những gì bạn có thể làm là:

  • Dùng nước lạnh hoặc nước ấm để rửa hậu môn. Tránh dùng xà phòng vì chất tẩy có thể khiến hậu môn bị kích ứng.
  • Sau khi rửa hậu môn xong, dùng khăn giấy mềm, không chứa hương liệu nhẹ nhàng thấm khô vùng kín. Tuyệt đối không được lau chùi mạnh hoặc sử dụng khăn giấy cứng, kém chất lượng.
  • Ngoài những lúc đi cầu, bạn nên rửa hậu môn thêm 2 -3 lần nữa, trong đó ít nhất phải có một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bảo vệ hậu môn khỏi sự tấn công của vi khuẩn vào ban đêm và ngăn ngừa tình trạng sưng đau trĩ.

# Sử dụng các bài thuốc giảm đau trĩ từ thảo dược

Trong dân gian còn truyền lại nhiều bài thuốc dân gian đơn giản, dễ thực hiện nhưng có tác dụng chữa bệnh trĩ rất tốt, có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị.

Bên cạnh việc áp dụng những mẹo tự nhiên tác động về mặt cơ học như trên, người bệnh có thể tham khảo và dùng những bài thuốc dân gian từ lá rau diếp cá, trầu không, nghệ,  lá sung,…

Tuy nhiên, những cách này chỉ có hiệu quả tốt nhất trong giai đoạn đầu của bệnh hoặc kết hợp bài thuốc đặc trị. Người bệnh cũng không nên lạm dụng, để tránh phản tác dụng gây biến chứng không mong muốn.

# Bấm huyệt giảm đau trĩ

Bấm huyệt là liệu pháp sử dụng tay tạo ra kích thích vật lý lên các huyệt đạo trong cơ thể. Phương pháp này có tác dụng đả thông kinh mạch, khắc phục tình trạng ứ trệ máu ở các tĩnh mạch trĩ, qua đó giảm sưng và đau do bệnh trĩ gây ra.

Để chữa đau trĩ, bạn có thể tác động vào 3 huyệt đạo sau:

  • Huyệt bách hội: Nằm ở giữa đỉnh đầu
  • Huyệt thừa sơn: Huyệt này nằm ngay khe của hai cơ bắp sinh đôi nằm ở bắp chân
  • Huyệt túc tam lý: Nằm cách hõm ngoài của đầu gối 3 thốn ( khoảng 1 bàn tay)

Khi thực hiện, bạn dùng ngón trỏ hoặc ngón cái lần lượt ấn và day nhẹ vào các vị trí huyệt đạo ở trên. Giữ trong 10 giây rồi thả ra, thực hiện vài lần liên tiếp để giảm đau và đẩy lùi bệnh trĩ.

2. Dùng thuốc Tây y giảm đau trĩ

Trường hợp trĩ gây đau nặng, áp dụng các biện pháp tự nhiên không đạt được hiệu quả như ý thì bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được kê đơn một số loại kem hay thuốc giảm đau dưới đây:

  • Kem Preparation H: Loại thuốc này có tác dụng gây tê hậu môn, làm co mạch máu khiến búi trĩ teo lại và bớt đau. 
  • Trimebutin (Proctolog): Thuốc được điều chế dưới dạng viên đạn đặt hậu môn hoặc thuốc mỡ. Sau khoảng 15 phút sử dụng, thuốc sẽ phát huy tác dụng giảm đau bằng cách chống lại hiện tượng co thắt ở cơ vòng của hậu môn, giải phóng áp lực chèn ép lên các tổ chức bị tổn thương.
  • Dibucain: Đây là thuốc phong bế thần kinh có tác dụng tại chỗ. Dibucain giúp phong bế đầu mút của các dây thần kinh cảm giác đau nằm ở khu vực hậu môn. Qua đó, ngăn chặn không cho chúng phát tín hiệu đau đến hệ thần kinh trung ương. Bạn có thể bôi thuốc mỡ Dibucain hoặc đặt thuốc dạng viên đạn 2 lần/ngày.
  • Pramoxine: Thuốc giảm đau trĩ bằng cách gây tê vùng hậu môn.
  • Thuốc giảm đau theo đường uống: Bao gồm một số loại như Acetaminophen ( liều 650-1000 mg sau mỗi 4-6 tiếng ), Ibuprofen ( liều 800 mg, uống không quá 4 lần/ngày) hoặc Aspirin ( liều dùng 325-650 mg, uống lại sau 4 tiếng nếu trĩ tiếp tục gây đau)
  • Thuốc kháng viêm: Có tác dụng giảm đau gián tiếp sau khi uống thuốc khoảng 3 – 4 giờ thông qua cơ chế chống viêm, giảm sưng búi trĩ.
  • Thuốc làm mềm phân: Giúp tránh được tình trạng táo bón, giảm căng tức khi phân đi qua hậu môn. Qua đó giúp ngăn ngừa đau trĩ sau khi đi cầu.
Bệnh nhân đau dạ dày có thể điều trị bằng một số loại thuốc Tây dạng uống, hoặc dạng bôi
Bệnh nhân trĩ có thể điều trị bằng một số loại thuốc Tây như thuốc giảm đau, thuốc trung hòa axit,…

Ưu điểm: Thuốc Tây giảm đau trĩ thường có tác dụng nhanh và mạnh, người bệnh có thể cảm nhận hiệu quả ngay lập tức. Thuốc đơn giản, dễ dùng nên thường được nhiều người lựa chọn.

Nhược điểm: Thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng do có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng dạ dày, gan thận. Đồng thời chỉ giúp giải quyết triệu chứng, không loại bỏ được căn nguyên gây bệnh.

Tây y thường mang tính thời điểm, cơn đau và bệnh trĩ dễ tái phát. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây chưa thực sự là giải pháp tối ưu. Người bệnh nên cân nhắc lựa chọn giải pháp an toàn và lâu bền hơn.

Bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang giúp giảm đau và điều trị bệnh trĩ triệt để

Khác với Tây y và các phương pháp giảm đau bệnh trĩ kể trên, bài thuốc Đông y Thăng trĩ Dưỡng huyết thang của Trung tâm Thuốc dân tộc dưới đây được giới chuyên môn đánh giá rất cao vì tính toàn diện của nó. Bài thuốc vừa giúp giảm đau hiệu quả, lại chính là phương pháp đặc trị bệnh trĩ triệt để. 

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, được nghiên cứu và điều chỉnh kỹ lưỡng từng liều lượng dược chất. Điều này giúp tạo nên sự kết hợp hài hòa, không gây bất cứ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng.

Dược liệu chính: Đương quy, thăng ma, sài hồ, địa du, nghệ, tam thất, bồ công anh, hoàng liên, hòe hoa, ngư tinh thảo, đào nhân, xà sàng tử, hoàng đằng,…

Dựa trên công thức chữa bệnh trĩ bí truyền của người H’mông, các chuyên gia đã tính toán để chia nhỏ và bào chế thành 3 chế phẩm thành phần: Thuốc uống, thuốc ngâm và thuốc bôi.

Mỗi chế phẩm tác động xử lý 1 vấn đề từ trong ra ngoài, từ nguyên nhân đến triệu chứng gây bệnh. Nhờ đó loại bỏ bệnh trĩ triệt để hơn.

Công dụng và thành phần trong từng bài thuốc
Thành phần và công dụng của Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Với việc chia thành 3 bài thuốc nhỏ, Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được cho là mang đến tác động “3 trong 1”: Vừa giảm các triệu chứng bên ngoài (đi cầu ra máu, đau rát hậu môn), vừa điều trị từ bên trong để nhổ bỏ hẳn gốc rễ gây nên bệnh trĩ, đồng thời giúp loại bỏ được búi trĩ.

Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc), bài thuốc này có thể chữa được tất cả các mức độ của bệnh trĩ. Chỉ trừ những trường hợp đã xảy ra biến chứng như chảy máu nhiều, áp xe hậu môn, nhiễm trùng,… thì cần phải khắc phục những vấn đề đó trước khi điều trị.

Từ khi được đưa vào ứng dụng, bài thuốc đã giúp cho hàng ngàn người chữa khỏi bệnh trĩ. Nhiều bệnh nhân cho biết họ đã sử dụng qua nhiều phương pháp, nhưng chỉ có Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là thực sự mang lại hiệu quả vượt trội. Cũng bởi chất lượng uy tín, phương pháp chữa trĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc cũng được giới báo chí vô cùng quan tâm và khen ngợi.

Chương trình Góc Nhìn Người Tiêu Dùng VTC2 – Điều trị bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Thực tế ứng dụng trong điều trị gần 10 năm qua đã chứng minh, Thăng trĩ Dưỡng huyết thang không chỉ đem đến hiệu quả giảm đau mà còn đem đến tác dụng điều trị triệt để về lâu dài.

Công nhận về điều này, Nghệ sĩ Bình Xuyên cũng đã chia sẻ:

“Tôi dùng nhiều đơn thuốc và mọi phương pháp giảm đau nhưng không có hiệu quả. Cho đến khi dùng thử Thăng trĩ Dưỡng huyết thang. Điều an tâm và hài lòng ở đây là tác dụng từ từ nhưng dứt điểm. Khác với những loại thuốc tôi đã từng sử dụng, bài thuốc này giúp bệnh của tôi khỏi hoàn toàn, không có triệu chứng tái lại. 

Bên cạnh đó còn bồi bổ để phục hồi sức khỏe rất tốt. Cơ thể tôi không thấy có biểu hiện suy nhược gì giống như khi sử dụng Tây y trước đây”.

NS Bình Xuyên chia sẻ bí quyết khỏi bệnh trĩ nhờ Thuốc dân tộc
NS Bình Xuyên chia sẻ bí quyết khỏi bệnh trĩ nhờ Thuốc dân tộc

Để tìm hiểu thêm về bài thuốc cũng như tình trạng của bản thân, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Thuốc dân tộc. Hiện Trung tâm đang là đơn vị hàng đầu về y học cổ truyền với số lượng bệnh nhân đông đảo nhất cả nước. Tin rằng, với bài thuốc hiệu nghiệm và trình độ chuyên môn cao của các bác sĩ tại đây, bệnh trĩ của bạn có thể nhanh chóng chấm dứt.

Số điện thoại/ Zalo:

  • Hà Nội: (024) 7109 7799 | 0962 448 569
  • Hồ Chí Minh: (028) 7109 3399 | 096 1825 886
  • Quảng Ninh: 0203 657 0128 | 0972 606 773

Trên đây là một số cách giảm đau trĩ đang được áp dụng. Bạn nên kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường bổ sung chất xơ, uống nhiều nước để chống táo bón và tập luyện thể dục để đạt được hiệu quả tốt hơn.