Cách điều trị trĩ nội độ 2 – [Không cần phẫu thuật]
Trĩ nội độ 2 là hệ quả của việc chủ quan và điều trị trĩ nội độ 1 không triệt để và đúng cách. Ở giai đoạn này, trĩ nội đã có nguy cơ biến chứng trầm trọng và khó điều trị hơn so với giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng đừng nên quá lo lắng và hãy tham khảo ngay cách điều trị trĩ nội độ 2 được gợi ý sau đây.
Bệnh trĩ nội độ 2 là gì?
Theo một số thông tin y khoa, trĩ nội là tình trạng sa giãn tĩnh mạch dưới của trực tràng hậu môn và dẫn đến sự xuất hiện của búi trĩ. Căn bệnh này được chia làm 4 giai đoạn, trong đó trĩ nội độ 2 được xác định là khi búi trĩ sa ra ngoài và có khả năng tự co lên sau khi đi vệ sinh.
Nói một cách khác, bệnh trĩ nội độ 2 là giai đoạn chuyển tiếp của trĩ nội độ 1. Lúc này bệnh không phải ở mức độ nhẹ nhất nhưng cũng chưa quá nghiêm trọng và có thể được điều trị khỏi mà không cần phẫu thuật.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội độ 2
Bệnh trĩ nội độ 2 được xem là hậu quả của việc chủ quan, không chẩn đoán sớm và có phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời khi mắc trĩ nội độ 1. Ngoài ra, có nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy bệnh phát triển đến giai đoạn 2 như:
- Căng thẳng kéo dài
- Ít vận động
- Ngồi nhiều, đứng lâu một chỗ
- Ăn ít chất xơ
- Thiếu nước
- Mang thai, sinh đẻ
- Khuôn vác vật nặng thường xuyên và không đúng cách
- Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính
- Lớn tuổi
- Lao động hoặc chơi thể thao quá sức
Tất cả những yếu tố trên đều gây áp lực lên hệ thống tĩnh mạch nằm trong ống hậu môn trực tràng. Khi phải chịu sức ép kéo dài, các tĩnh mạch dần bị suy yếu, căng giãn và phình to ra tạo thành búi trĩ.
Triệu chứng trĩ nội độ 2
Giai đoạn 2 của trĩ nội thường được nhận diện thông qua các yếu tố sau:
- Đi cầu ra máu: Đây là dấu hiệu bất cứ bệnh nhân nào cũng gặp phải. Khi đi ngoài, bạn có thể quan sát thấy một ít máu tươi lẫn bên ngoài khuôn phân hoặc dính vào giấy vệ sinh. Một số trường hợp thì máu nhỏ giọt hoặc phun thành tia nhỏ.
- Cảm giác đau và vướng ở hậu môn: Triệu chứng này xuất hiện rõ nét nhất là khi đi cầu. Ở giai đoạn 2, búi trĩ nội sẽ sưng to hơn và lấn chiếm vào lòng hậu môn. Chính vì vậy mà bạn sẽ có cảm giác cộm, vướng khó chịu. Khi đại tiện, chất thải sẽ vướng vào búi trĩ gây đau nhiều.
- Búi trĩ sa ra cửa hậu môn lúc đi ngoài nhưng tự co lên được: Trong giai đoạn này, búi trĩ bắt đầu sa xuống dưới. Bạn có thể sờ thấy búi trĩ giống như một cục thịt thừa nhỏ, mềm, bề mặt láng thò ra ngoài cửa hậu môn khi đại tiện xong. Tuy nhiên sau đó thì búi trĩ tự thụt lại được mà không cần phải lấy tay đẩy vào.
- Hậu môn ẩm ướt, có dịch nhày: Tiết dịch là một phản ứng bình thường khi búi trĩ bị viêm, sưng. Chất dịch chảy ra ngoài cửa hậu môn sẽ gây nên hiện tượng ẩm ướt, nhờn rít ở hậu môn.
- Ngứa hậu môn: Hiện tượng ngứa hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra như tiểu đường, viêm da tiếp xúc, nhiễm giun kim… Tuy nhiên, đây cũng chính là một trong những dấu hiệu thường gặp của trĩ nội độ 2. Vì vậy bạn không nên chủ quan cho qua khi gặp phải triệu chứng này.
Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?
Bệnh trĩ nội độ 2 không thể tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp. Vì vậy, bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi có biểu hiện nghi ngờ để được hướng dẫn cách xử lý, điều trị phù hợp.
Cách xử lý hiệu quả trĩ nội độ 2 từ BS chuyên khoa
Bệnh trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không?
Trĩ nội độ 2 chưa phải là mức độ quá nặng. Mặc dù vậy, những triệu chứng mà giai đoạn này mang lại bắt đầu gia tăng về mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất xuất hiện.
Bạn sẽ bị đi ngoài ra máu thường xuyên hơn. Búi trĩ sưng to và có lúc sa ra ngoài gây tiết dịch nhiều. Chúng không chỉ khiến hậu môn ngứa ngáy, khó chịu mà còn gia tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng như:
- Viêm nhiễm hậu môn. Nếu bị nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gây lở loét, áp xe hậu môn hoặc hình thành lỗ rò trong hậu môn.
- Thiếu máu do đại tiện ra máu nhiều. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề khác như giảm sút sức khỏe, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi không thể tập trung làm việc, rối loạn giấc ngủ…
- Phụ nữ bị trĩ nội độ 2 cũng rất dễ mắc bệnh viêm phụ khoa do dịch tiết từ búi trĩ mang theo vi khuẩn tiếp xúc với vùng kín.
Bên cạnh đó, không chỉ riêng bệnh trĩ nội độ 2 mà bất kì căn bệnh nào khác nếu không được điều trị đều có thể tiến triển nặng hơn. Từ độ 2, trĩ nội có thể nhanh chóng chuyển sang độ 3, độ 4. Đây là những giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ nội, thường phải nhờ đến phẫu thuật để giải quyết bệnh.
Phương pháp chuẩn đoán bệnh trĩ nội độ 2
Các triệu chứng của bệnh trĩ nội độ 2 cũng ó thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác ở hậu môn trực tràng, chẳng hạn như bệnh polyp trực tràng, viêm ống hậu môn hay áp xe hậu môn. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ kiểm tra trực tràng cẩn thận để chẩn đoán phân biệt cho chính xác.
Các kỹ thuật có thể giúp xác định bệnh trĩ nội độ 2 bao gồm:
- Thăm khám trực tràng bằng tay
- Xét nghiệm phân để tìm máu và sự hiện diện của vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh
- Nội soi hậu môn, trực tràng bằng một ống mềm có gắn camera. Nó giúp bác sĩ quan sát được những bất thường bên trong cấu trúc ống hậu môn. Trường hợp bị trĩ nội độ 2 sẽ thấy một số đặc điểm như niêm mạc hậu nôn dày hơn, có búi trĩ màu tím đỏ phình ra ngoài và tiết nhiều dịch nhầy.
Cách điều trị trĩ nội độ 2 hiệu quả
Ở cấp độ này, đa phần bệnh nhân sẽ được điều trị bằng nội khoa, kết hợp vừa thuốc uống và thuốc đặt hậu môn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để ngăn ngừa bệnh tái phát, tuy nhiên cách này không được khuyến khích tại cơ sở y tế. Cụ thể cách chữa trĩ nội độ 2 đó là:
1. Điều trị nội khoa
Bệnh nhân mắc trĩ nội độ 2 nên chia sẻ tình trạng với bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng bất thường. Trĩ nội độ 2 thường hiếm khi gây đau đớn, nhưng cơn đau thường bùng phát khi bệnh tăng sinh ở mức độ nào đó, tức là nó sẽ gây đau khi nó sa ra khỏi hậu môn. Lúc này, bệnh nhân thường có biểu hiện:
- Ngứa rát hậu môn, đồng thời có biểu hiện kích ứng nghiêm trọng.
- Búi trĩ sa giãn ra bên ngoài và khó có thể đẩy lùi vào bên trong.
Để điều trị tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng phương pháp nội khoa. Cụ thể hơn là sử dụng thuốc đặc trị kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
Thuốc để điều trị trĩ nội thì được chia làm 2 trường phái là thuốc Tây y và thuốc Đông y.
#Thuốc Tây y:
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bệnh nhân điều trị kết hợp các loại thuốc cụ thể. Bạn có thể tham khảo một số thuốc chữa trĩ sau:
- Dùng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen hoặc aspirin có thể hỗ trợ cho bệnh nhân mắc trĩ trong trường hợp viêm đau cấp tính. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc theo đúng liều lượng, chỉ định. Nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng một số loại thuốc nào đó thì hãy chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn biện pháp giảm đau phù hợp.
- Đặt thuốc hậu môn: Là phương pháp dùng thuốc đặt trực tiếp vào hậu môn và để giảm kích thước của búi trĩ. Thuốc đặt có tác dụng làm giảm cơn đau, triệu chứng khó chịu tạm thời. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để mang lại hiệu quả tối ưu.
#Thuốc Đông y
Thuốc Đông y có thành phần phối kết hợp nhiều loại thảo dược từ thiên nhiên, hoạt động dựa trên y lý can thiệp vào căn nguyên cốt lõi gây ra bệnh trĩ. Chính vì vậy, hiện nay phương pháp Đông y chữa bệnh trĩ đang được người bệnh ưu tiên lựa chọn hơn.
Trong số hàng trăm bài thuốc đông y cho người bị trĩ nội, bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đang được các chuyên gia về tiêu hoá trực tràng đánh giá rất cao và áp dụng phổ biến hiện nay. Bài thuốc là thành quả của quá trình kế thừa, nghiên cứu và phát triển từ công thức chữa trĩ bí truyền của người H’Mông.
Bài thuốc đã giúp chữa khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân bị trĩ trên khắp cả nước. Trong đó bao gồm cả trĩ nội độ 1, độ 2, độ 3 và các giai đoạn khác của trĩ ngoại.
Đây cũng chính là bí quyết giúp Nghệ sĩ Bình Xuyên thoát khỏi trĩ nội độ 3 sau 3 tháng điều trị. Hài lòng về kết quả điều trị, những chia sẻ của NS trên trang cá nhân đã giúp nhiều người biết đến và thêm tin tưởng vào giải pháp tưởng chừng như rất đơn giản này.
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – Bài thuốc Đông y chữa trĩ được chuyên gia khuyên dùng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là bài thuốc gồm 3 chế phẩm: Thuốc uống, thuốc ngâm và thuốc bôi. Sự kết hợp này giúp bài thuốc có thể mang lại tác động từ trong ra ngoài để đẩy lùi bệnh trĩ một cách toàn diện. Bài thuốc được nhiều chuyên gia và người bệnh tin tưởng bởi những ưu điểm vượt trội sau:
Thông tin về bài thuốc và hiệu quả điều trị tại Trung tâm đã được đài truyền hình VTC2 giới thiệu trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng và xuất hiện trên nhiều trang báo uy tín. Bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn. Để biết thêm chi tiết liệu trình, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Trung tâm để được tư vấn cụ thể. Liên hệ ngayĐặt lịch ngay |
Chia sẻ của bệnh nhân đã từng điều trị bệnh trĩ thành công nhờ Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
2. Điều trị trĩ nội độ 2 bằng công nghệ hiện đại
Bên cạnh việc điều trị nội khoa, bệnh nhân nên tìm đến cơ sở y tế khi có biểu hiện chảy máu trực tràng, đau đớn hậu môn bởi đây có thể là dấu hiệu của ung thư trực tràng.
Bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra thể chất và yêu cầu một vài xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán. Các xét nghiệm có thể bao gồm:
- Nội soi đại tràng: Thủ tục này được thực hiện bằng một ống nhựa nhỏ, dài, linh hoạt, có gắn camera và ánh sáng đưa trực tiếp vào hậu môn và di chuyển đến trực tràng để chụp ảnh.
- Soi đại tràng sigma: Cũng tương tự như nội soi, quy trình này cũng được thực hiện bằng cách đưa ống ngắn có gắn camera và ánh sáng vào hậu môn. Camera phản ánh hình ảnh trực tràng dưới và đại tràng sigma để bác sĩ có thể quan sát và chẩn đoán.
- Chụp X-quang barium enema: Phương pháp này có sử dụng barium để cản quang, hiển thị rõ tình trạng trĩ nội độ 2 trong hình ảnh X-quang.
Một số phương pháp điều trị hiện đại có thể áp dụng cho người bệnh:
Thắt búi trĩ: Trĩ nội độ 2 có khả năng sa ra bên ngoài và gây khó khăn cho việc đại tiện. Vì thế, các chuyên gia có thể gợi ý về cách thắt búi trĩ bằng hai dải cao su nhỏ. Cách thắt này làm cắt đứt mọi lưu thông chảy đến búi trĩ và lâu dần sẽ khiến cho búi trĩ rơi ra ngoài. Tuy nhiên, nó có thể gây chảy máu hoặc tạo cảm giác khó chịu cho bệnh nhân trong thời gian đầu.
Tiêm búi trĩ: Thủ tục này, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm búi trĩ và giúp cho chúng tự co lại. Bệnh nhân có thể bị đau hoặc khó chịu khi tiêm.
Đốt búi trĩ bằng laser: Trường hợp bệnh nhân không được điều trị hiệu quả bằng các phương pháp trên, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng ánh sáng hồng ngoại, nhiệt hoặc laser để loại bỏ búi trĩ. Lâu dần, búi trĩ sẽ tự biến mất, nhưng có nhiều khả năng chúng sẽ quay lại và làm khó khăn cho việc điều trị.
3. Cách điều trị trĩ nội độ 2 tại nhà
Đối với bệnh nhân bị bệnh trĩ, việc hỗ trợ điều trị tại nhà cũng vô cùng quan trọng. Để cho việc điều trị trên hiệu quả, bệnh nhân nên có chế độ chăm sóc khoa học tại nhà, cụ thể:
- Uống đủ nước: Giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón và làm giảm áp lực cho búi trĩ nếu cung cấp đủ 2 – 2,5 lít nước. Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa caffeine, chất kích thích vì chúng làm tăng nguy cơ gây táo bón.
- Bổ sung chất xơ: Rau xanh, hoa quả tươi là những thực phẩm có thể cung cấp cho bạn lượng lớn chất xơ và giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Hãy cung cấp đủ 25g chất xơ mỗi ngày để cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả và ngăn ngừa bệnh trĩ bùng phát.
- Tập thể dục hàng ngày: Thể thao đúng cách sẽ giúp kích thích hệ thống tiêu hóa làm việc và ngăn ngừa táo bón.
- Đi vệ sinh khi có nhu cầu: Nhịn đại tiện có thể khiến cho tình trạng bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn vì nó làm gia tăng áp lực lên thành trực tràng và hậu môn. Giữ chất thải quá lâu trong cơ thể có thể dẫn đến táo bón. Hãy chú trọng đến các dấu hiệu của cơ thể và đi đại tiện ngay khi có triệu chứng.
- Không nên căng thẳng: Căng thẳng, stress trong thời gian dài có thể làm cho bệnh trĩ của bạn trở nên tồi tệ hơn. Hãy chắc chắn rằng bạn không cố gắng khi đại tiện. Nếu cơ thể không có dấu hiệu đại tiện thì hãy đứng dậy ra khỏi nhà vệ sinh và thử lại sau. Tuyệt đối không nên ngồi quá lâu hoặc cố gắng rặn vì điều này làm tổn thương nghiêm trọng đến hậu môn.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh và có gợi ý điều trị hợp lý. Chúc bạn mau khỏi.