Thịt lươn có chữa được bệnh trĩ?
Tình trạng sa giãn tĩnh mạch hậu môn trực tràng kéo dài nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh các phương pháp điều trị nội khoa, bệnh nhân trĩ có thể tham khảo bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng thịt lươn đang khiến dân mạng xôn xao. Tìm hiểu thêm về bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng thịt lươn ngay sau đây.
Thịt lươn có chữa được bệnh trĩ?
GS. Nakamura Teiji – Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản cho biết, thịt lươn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Các nghiên cứu đã đưa ra chỉ số dinh dưỡng trong 100g thịt lươn có khoảng 285 calo, 25,6g chất béo (trong đó có 0,05g cholesterol) và 12,7g chất đạm. Bên cạnh đó, thịt lươn còn cung cấp cho cơ thể lượng lớn vitamin A, B6, B1 và một số khoáng chất sắt, natri, canxi, kali,…
Thịt lươn có chữa được bệnh trĩ? – Hỏi đáp cùng chuyên gia
Các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Hoa Kỳ cũng khẳng định rằng, so với ốc, hến, tôm đồng thì thịt lươn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng hàng đầu. Do đó, lươn là món ăn luôn được ưa chuộng sử dụng để bồi bổ cơ thể cho người bị suy nhược, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ: “Trong thịt lươn có một loại ấu trùng ký sinh chịu được nhiệt độ cao và sống rất dai. Do đó, nếu chỉ luộc hoặc nấu thịt lươn trên lửa nhỏ, các ấu trùng này thường không được tiêu diệt hoàn toàn. Tế bào ấu trùng ký sinh từ trong thịt lươn đi theo đường ăn uống và tiếp xúc với bất kỳ bộ phận cơ thể và hấp thu chất dinh dưỡng. Do đó, để sử dụng thịt lươn hiệu quả, hãy đảm bảo thịt lươn đã được sơ chế và nấu kỹ.” Dù rất hữu ích, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào nói về tác dụng của lươn đối với bệnh trĩ.
Một lưu ý nữa cho các bà nội trợ đó là tuyệt đối không nên mua lươn đã chế biến sẵn ở ngoài chợ về để nấu nướng. Bởi vì thịt lươn có chứa lượng lớn protein tự nhiên (có chứa thành phần Histidine có lợi) rất tốt cho cơ thể, nhưng khi lươn chết quá lâu, các protein này bị phân hủy và chuyển hóa thành chất độc Histamine do vi khuẩn làm ô nhiễm. Cơ thể người bình thường có thể chịu đựng được một lượng nhỏ chất độc này nhưng đối với những người có sức khỏe kém, người già, trẻ em sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.
Theo một số nghiên cứu Đông y, lươn có tác dụng tiêu trừ phong thấp, bồi dưỡng khí huyết, chữa còi xương, suy dinh dưỡng, trĩ nội, phong thấp, kiết lỵ, đau mỏi xương khớp, cải thiện chứng huyết trắng ở phụ nữ. Cụ thể, thịt lươn còn có tác dụng cải thiện một số bệnh lý khác như:
1- Cải thiện suy nhược cơ thể:
Những người có sức đề kháng yếu, mới ốm dậy, người già, trẻ em có thể sử dụng món ăn từ lươn để bồi bổ sức khỏe, cải thiện suy nhược. Bằng cách nấu lươn với rượu chát, nướng lươn để ăn hàng ngày, tùy vào mức độ suy nhược mà cần một lượng lươn nhất định.
2- Hỗ trợ điều trị chứng tiêu chảy:
- Nướng 1 con lươn đồng, sau đó đem bỏ phần ruột, gan bên trong.
- Rang phần thịt và xương con lươn cùng với 10g đường vàng.
- Tán mịn phần nguyên liệu, sau đó đem pha với nước ấm uống ngày 3 – 4 lần.
3- Cải thiện bệnh lý phong thấp:
Lươn đồng còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phong thấp. Món lươn hầm ngổ và sả là một gợi ý cho bệnh nhân phong thấp.
4- Chữa bất lực ở nam giới:
Kinh nghiệm dân gian, món lươn hầm với hạt sen, hà thủ ô, nấm linh chi và nấm mèo, lá lốt rất tốt cho sức khỏe, có thể dùng để tăng cường sinh lực.
5- Chữa bệnh trĩ:
Chữa bệnh trĩ bằng thịt lươn thực chất là một mẹo của dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhẹ và cầm máu. Do đó, bệnh nhân không nên chỉ sử dụng thịt lươn mà không thăm khám hay điều trị kết hợp.
Lưu ý:
- Để làm giảm mùi tanh của lươn, hãy dùng 1 nồi đất để kho, nấu.
- Dùng cật tre vót mỏng để mổ lươn, nhằm tránh sự tương khắc giữa máu lươn và kim loại làm cho món ăn bị tanh.
Thịt lươn có chữa được bệnh trĩ? Cho đến nay, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định hay phủ định về tác dụng chữa bệnh trĩ của lươn. Vì vậy, để ngăn chặn những biến chứng của bệnh, tốt nhất bệnh nhân nên thăm khám chuyên khoa và kết hợp điều trị để mang lại hiệu quả tối ưu.