Trĩ ngoại có gây ung thư? – Thông tin từ giới chuyên môn
Sự phát triển âm thầm của trĩ ngoại khiến cho người bệnh luôn chủ quan và thường không có biện pháp phòng ngừa cho đến khi bệnh bắt đầu có biến chứng. Có thông tin cho rằng trĩ ngoại có gây ung thư và một số biến chứng nghiêm trọng khác, nhưng bên cạnh đó cũng có một số ý kiến trái chiều về vấn đề này.
Bạn Phạm Kiều Nga, 30 tuổi, An Giang chia sẻ: “Thưa chuyên gia, tôi mắc bệnh trĩ ngoại độ 1 cách đây khoảng 3 năm, nguyên nhân là do mang thai và sinh con. Tôi có áp dụng điều trị một số phương pháp dân gian nhưng búi trĩ vẫn không được cải thiện mà ngược lại còn đau nhức nhiều hơn. Tôi đọc thấy thông tin, trĩ ngoại có gây ung thư nên cũng hoang mang lắm. Mong chuyên gia cho tôi lời khuyên, tôi có nên điều trị chuyên khoa không?”
Trĩ ngoại có gây ung thư không? – Chuyên gia giải đáp
Trĩ ngoại là một dạng bệnh lý thuộc hậu môn – trực tràng do tình trạng suy giãn tĩnh mạch và gây sưng phù vùng hậu môn, kích thích hình thành búi trĩ. Bệnh trĩ được chia thành 3 dạng phổ biến đó là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Theo quan sát và ghi nhận của giới chuyên môn, nếu búi trĩ nằm bên dưới cơ thắt hậu môn sẽ được gọi là trĩ ngoại, do có thể quan sát và nhìn thấy ở bên ngoài. Còn trĩ nội là tình trạng búi trĩ nằm bên trong cơ thắt và chúng chỉ được phát hiện khi bác sĩ thăm khám. Trĩ nội có nguy cơ sa ra bên ngoài hậu môn và gây hiện tượng tắc búi trĩ. So với trĩ nội, trĩ ngoại là bệnh lý đơn giản và dễ điều trị hơn.
Trĩ ngoại được hình thành từ bên ngoài hậu môn nên chúng ta có thể quan sát và nhận biết chúng thông qua việc cảm nhận. Nếu sờ thấy khối mềm ở lỗ hậu môn, ngứa, đau rát hoặc có thể chảy máu khi đại tiện thì có thể bạn đã mắc bệnh trĩ. Bên cạnh đó, còn kèm theo một số triệu chứng khác như táo bón kinh niên, u trực tràng, viêm nhiễm hậu môn trực tràng, viêm đại tràng mãn tính,…
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại có thể là do chế độ sinh hoạt, làm việc và ăn uống không đảm bảo, bệnh thường xảy ra ở những người làm việc nặng nhọc, đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu, người có thói quen nhịn đại tiện, sử dụng thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng,…
Trường hợp bệnh trĩ ngoại mới xuất hiện, không gây chảy máu, tắc mạch, nhiễm trùng, lở loét nghiêm trọng thì việc điều trị cũng đơn giản hơn, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh trĩ ngoại mới phát cần phải phát hiện và điều trị từ sớm, bởi vì khi để chúng tồn tại quá lâu thì rất dễ để lại biến chứng.
Mặc dù bệnh trĩ có rất nhiều điểm tương đồng với ung thư trực tràng nhưng các nghiên cứu gần đây khẳng định chúng không hề liên quan đến nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải khám, nội soi để phân biệt đâu là bệnh lý do trĩ, đâu là bệnh do polyp trực tràng – hậu môn gây ra.
Mặt khác, cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng, biến chứng nghiêm trọng nhất của trĩ ngoại có thể kể đến đó là ung thư hậu môn – trực tràng. Biến chứng này được hình thành từ các hiện tượng đó là:
- Sa búi trĩ: Búi trĩ bị sa xuống, sưng, phù nề, chảy máu, dễ bị bầm và gây đau đớn khi bệnh nhân đại tiện. Sa búi trĩ tạo điều kiện cho tình trạng nhiễm khuẩn và viêm nhiễm bùng phát.
- Ách tắc hậu môn: Trĩ ngoại giai đoạn đầu nếu không được điều trị đúng cách chúng có thể bị phù nề và phát triển gây ảnh hưởng đến chức năng vận động. Vào một giai đoạn, búi trĩ thường có xu hướng viêm nhiễm và dễ bị hoại tử.
- Nhiễm khuẩn hậu môn: Hậu môn là vị trí tập trung của đa số vi khuẩn. Kèm theo đó là sự giải phóng của các dịch nhầy ở hậu môn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Bội nhiễm: Trĩ ngoại gây cản trở cho quá trình đào thải phân ra ngoài, chúng gây cọ xát và làm tổn thương hậu môn. Hiện tượng bội nhiễm ở hậu môn có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm cho bệnh trĩ ngoại.
Trên đây là một số giải đáp cho thắc mắc “Trĩ ngoại có gây ung thư không?” mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm kiếm và giải đáp thông tin.