Trĩ hỗn hợp là gì? Những tác hại và thông tin cần biết về bệnh
Bệnh trĩ hỗn hợp là sự liên kết giữa búi trĩ nội và trĩ ngoại nên gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau đớn, chảy máu khi đi cầu, sưng quanh hậu môn…Việc tìm hiểu trĩ hỗn hợp là gì và những thông tin liên quan sẽ giúp bạn hạn chế được những ảnh hưởng từ căn bệnh này.
Bệnh trĩ hỗn hợp là gì?
Trĩ hỗn hợp là căn bệnh xảy ra khi một người mắc cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh diễn tiến lâu ngày sẽ thúc đẩy búi trĩ nội sưng to và sa ra ngoài rồi liên kết với búi trĩ ngoại được hình thành bên ngoài cửa hậu môn.
So với các dạng trĩ còn lại, trĩ hỗn hợp tuy ít gặp nhưng lại diễn biến phức tạp và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp
Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn của bạn có xu hướng phình to và sưng lên khi trực tràng dưới thường xuyên phải chịu áp lực. Những yếu tố có thể góp phần gây ra tình trạng này bao gồm:
- Hoạt động thể lực vất vả hoặc kéo dài
- Nâng nhấc vật nặng thường xuyên, lao động quá sức
- Mang thai và chuyển dạ
- Thói quen ngồi trong thời gian dài trên nhà vệ sinh
- Nhịn đi cầu
- Béo phì
- Rặn mạnh khi đi cầu
- Táo bón kéo dài hoặc thường xuyên bị tiêu chảy
- Đứng lâu, ngồi nhiều
- Tham gia các môn thể thao làm gia tăng áp lực lên ổ bụng như quần vợt, cử tạ…
- Vệ sinh hậu môn không đúng cách, sử dụng khăn giấy kém chất lượng để lau chùi khiến cho hậu môn bị kích ứng, nhiễm khuẩn.
- Lão hóa: Khi bạn già đi, các mô hỗ trợ các tĩnh mạch trong trực tràng và hậu môn bị suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
- Uống ít nước dẫn đến táo bón lâu ngày và gây bệnh trĩ hỗn hợp
- Tâm lý căng thẳng, trầm cảm gây ra nhiều vấn đề xấu ở đường tiêu hóa, trong đó có bệnh trĩ hỗn hợp.
- Lịch sử gia đình từng có người mắc bệnh trĩ hỗn hợp thì các thế hệ sau cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn so với người khác
Với nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau thì việc nhận biết được nguy cơ của bản thân sẽ giúp việc điều trị bệnh trĩ đi đúng hướng và đạt được hiệu quả tốt hơn. Nếu có thể cải thiện bất kỳ yếu tố nào thì hãy mau chóng khắc phục và điều trị ngay, vì nếu để trĩ hỗn hợp kéo dài lâu ngày thì sức khỏe thậm chí có thể bị đe dọa.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp
Khi bệnh trĩ hỗn hợp xảy ra, bạn có thể cảm nhận được một số triệu chứng bất thường như:
- Đau và khó chịu, căng tức ở hậu môn
- Xuất hiện một khối thịt ẩm, màu hồng nhô ra từ hậu môn. Đôi khi búi trĩ có thể xuất hiện với màu tím hoặc màu xanh.
- Chảy máu từ hậu môn. Số lượng máu mất nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ bệnh. Nếu nhẹ, máu chỉ đủ dính ở cuối phân hoặc giấy vệ sinh. Trường hợp nặng, máu nhỏ giọt hoặc phun thành tia.
- Sưng quanh hậu môn
- Ngứa , đỏ da ở vùng hậu môn
- Có dịch tiết ra từ búi trĩ khiến hậu môn ẩm ướt
- Soi hậu môn thấy niêm mạc sưng phồng và lồi vào không gian phía trong lòng trực tràng
Bên cạnh việc gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, những biểu hiện của bệnh trĩ hỗn hợp còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nghiêm trọng hơn nếu không được khắc phục kịp thời.
Những tác hại của bệnh trĩ hỗn hợp
So với các loại trĩ khác thì bệnh trĩ hỗn hợp có mức độ nguy hiểm hơn do có sự liên kết giữa búi trĩ nội và trĩ ngoại. Việc không phát hiện sớm hoặc chữ trị không đúng cách có thể khiến bạn có nguy cơ gặp phải các biến chứng như:
- Thiếu máu: Nếu bệnh trĩ hỗn hợp gây chảy máu nặng, bạn có thể bắt đầu bị thiếu máu. Tình trạng này có thể dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức, chóng mặt, mất tập trung…
- Bội nhiễm, viêm loét hậu môn: Búi trĩ thường xuyên tiết dịch cộng thêm tình trạng chảy máu liên tục chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Chúng tấn công mạnh vào hậu môn gây bội nhiễm, lở loét hoặc thậm chí là nhiễm trùng máu.
- Sa nghẹt, hoại tử trĩ: Các tĩnh mạch ở hậu môn có thể bị cơ vòng chèn ép khiến cho lượng máu được động mạch bơm vào búi trĩ không thể lưu thông ngược ra ngoài. Dần dần, búi trĩ ngày càng sưng to, phù nề xuất hiện các cục máu đông. Nếu không được xử trí kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử.
- Viêm nhiễm phụ khoa: Đây là biến chứng của bệnh trĩ hỗn hợp thường xảy ra ở nữ giới. Do vị trí lỗ liệu đạo và hậu môn của phụ nữ rất gần nhau nên dịch nhầy chứa vi khuẩn có thể lây lan từ hậu môn sang vùng kín khiến chị em dễ bị viêm nhiễm phụ khoa.
Với những biến chứng đáng gờm như vậy, người bệnh thực sự cần phải điều trị trĩ hỗn hợp càng sớm càng tốt. Nếu không khắc phục kịp thời và để xảy ra một trong những vấn đề trên thì sức khỏe của bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh trĩ hỗn hợp?
Sau khi hỏi thăm về tiền sử bệnh, các triệu chứng bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra khu vực trực tràng phối hợp cùng với một số xét nghiệm khác để đưa ra kết luận chính xác về bệnh
Một số biện pháp có thể được áp dụng để phát hiện trĩ như:
- Khám trực tràng
- Soi trực tràng
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm phân
Các xét nghiệm này cần thiết để xem ngoài bệnh trĩ ra thì vùng hậu môn – trực tràng có gặp vấn đề gì khác nữa không. Từ đó bác sĩ mới có thể đưa ra kết luận và cách điều trị phù hợp.
Đừng chủ quan với các biểu hiện bệnh trĩ – Hãy xử lý ngay khi có thể
Cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp – Phương pháp nào tốt?
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ kết luận về mức độ, nguyên nhân gây bệnh và tư vấn cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp tốt nhất cho tình trạng của bạn.
Các phương pháp có thể được lựa chọn bao gồm:
1. Dùng thuốc chữa bệnh trĩ hỗn hợp
Đối với những trường hợp bị trĩ ở mức độ nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc. Các thuốc được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng của bệnh. Một số thuốc thường được sử dụng như:
- Thuốc NSAIDs
- Thuốc đạn đặt hậu môn
- Thuốc mỡ bôi hậu môn
- Thuốc làm mềm phân
Lưu ý khi sử dụng thuốc tân dược
- Những loại thuốc này sẽ đi kèm tác dụng phụ. Với các loại thuốc uống, người bệnh có thể bị buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, dị ứng. Còn thuốc dạng bôi hoặc thuốc đặt có thể gây kích ứng tại chỗ. Vậy nên người bệnh cần có chỉ định của bác sĩ mới được dùng và không nên sử dụng trong thời gian dài.
- Các loại thuốc trên chỉ có thể điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn ban đầu khi bệnh còn nhẹ
- Khi ngưng dùng thuốc, bệnh trĩ sẽ có nguy cơ tái phát trở lại
2. Cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp bằng phương pháp ngoại khoa
Người bệnh có thể được hướng dẫn chỉ định điều trị ngoại khoa bằng các phương pháp dưới đây.
Thắt búi trĩ bằng dây thun: Sử dụng dải cao su để thắt chặt ngay gốc búi trĩ khiến máu không thể tiếp tục lưu thông vào trong để nuôi dưỡng, búi trĩ sẽ dần bị teo lại và hoại tử. Phương pháp này được chỉ định khi búi trĩ hỗn hợp sa ra khỏi hậu môn từ 6 – 8 tuần.
Tiêm xơ búi trĩ: Sử dụng hóa chất đặc trị để tiêm thẳng vào búi trĩ khiến nó bị xơ hóa, không thể tiếp nhận máu nuôi dưỡng. Sau một thời gian, búi trĩ tự động teo lại.
Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT: Kỹ thuật HCPT sử dụng sóng điện từ cao tần làm đông các mạch máu nuôi búi trĩ, sau đó kéo búi trĩ xuống và cắt bằng dao điện. Phương pháp này khá tốn kém nhưng đổi lại nó ít gây đau, không làm mất nhiều máu.
Cắt trĩ hỗn hợp bằng laser: Các chùm tia laser có cường độ thích hợp sẽ được chiếu vào để làm teo búi trĩ và cắt đứt nó. Phương pháp này không thích hợp cho người bị trĩ hỗn hợp ở mức độ nặng.
Phẫu thuật cắt trĩ: Phẫu thuật là sự lựa chọn cuối cùng cho người bị trĩ hỗn hợp. Phương pháp này gây ra rất nhiều đau đớn và người bệnh thường bị biến chứng hậu phẫu như: hẹp hậu môn, xuất huyết hậu môn và rối loạn đại tiện.
Ngoài ra, phương pháp này cũng không giải quyết được căn nguyên gốc rễ mà chỉ loại bỏ được búi trĩ. Vậy nên sau một thời gian búi trĩ mới sẽ mọc lại. Chính vì lý do đó, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng, nếu chưa gặp phải biến chứng nặng nề thì vẫn có thể điều trị bằng thuốc Đông y chứ chưa cần thiết phải phẫu thuật.
3. Điều trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả bằng thuốc Đông y
Sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh trĩ là giải pháp an toàn nhất trong số các cách chữa bệnh trĩ khác hiện nay. Lý do là vì thành phần trong thuốc Đông y hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ, trong suốt thời gian điều trị cũng không cần can thiệp ngoại khoa nên hoàn toàn không đau đớn như phẫu thuật cắt trĩ.
Không những an toàn cho người bệnh, bài thuốc chữa trĩ theo nguyên lý Đông y còn phát huy tác dụng dựa trên nguyên lý giải quyết bệnh từ tận gốc, giúp bệnh không còn tái phát trở lại nữa.
Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc Đông y tràn lan trên thị trường rất khó để kiểm chứng về chất lượng. Trong khi đó, bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang của Trung tâm Thuốc dân tộc đã được Bộ Y tế kiểm duyệt về chất lượng cũng như độ an toàn tuyệt đối cho người bệnh.
Từ những đánh giá của các chuyên gia đầu ngành và chất lượng điều trị thực tế đã được chứng minh từ nhiều năm qua đã cho thấy lý do để bài thuốc được tin dùng và lựa chọn nhiều nhất hiện nay bao gồm:
- Nguồn gốc rõ ràng, được theo dõi và hướng dẫn điều trị bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành về YHCT
- Tác động xử lý cả nguyên nhân bên trong và biểu hiện bên ngoài nhờ 3 bài thuốc uống – ngâm – bôi kết hợp, bệnh khỏi triệt để hơn
- Lộ trình rõ ràng, chấm dứt hoàn toàn tình trạng chỉ từ 1 – 3 tháng.
- Thành phần dược liệu lành tình, thảo dược sạch nên đảm bảo an toàn, lành tính, không tác dụng phụ.
- Đã được Bộ y tế kiểm chứng và cấp phép lưu hành. Là lựa chọn tin cậy của nhiều người, trong đó có cả giới nghệ sĩ nổi tiếng như diễn viên Bình Xuyên.
Người bệnh hoàn toàn có thể tin tưởng và yên tâm khi điều trị bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc với thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang. Với uy tín được gây dựng nên trong suốt một thập kỷ qua, Trung tâm hiện đang là đơn vị hàng đầu về y học cổ truyền với số lượng bệnh nhân đông nhất cả nước, luôn cam kết đem đến cho người bệnh giải pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả triệt để nhất hiện nay.
Bài thuốc đã được Ths.Bs Tuyết Lan giới thiệu trong chương trình VTC2 Góc nhìn người tiêu dùng. Từ đó giúp nhiều người biết đến và có cơ hội chữa khỏi bệnh một cách an toàn, hiệu quả.
Để được tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ tới số hotline hoặc nhắn tin vào fanpage Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc.
Chữa khỏi bệnh trĩ sau sinh – Người mẹ trẻ chia sẻ bí quyết và chất lượng bài thuốc đã dùng
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị trĩ hỗn hợp
Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh không chỉ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp mà còn ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại sau phẫu thuật. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
- Có chế độ ăn giàu chất xơ:Giúp dễ dàng đi cầu hơn, hạn chế tình trạng đau và chảy máu. Lượng chất xơ được khuyến nghị từ 25 đến 30g/ngày. Bổ sung từ ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau xanh và các loại trái cây như cam, táo, lê, đu đủ để bổ sung chất xơ cho cơ thể.
- Uống đủ nước: Để kích thích tiêu hóa tốt hơn.
- Chườm lạnh: Tác dụng giảm viêm đau cục bộ. Lưu ý chườm bằng túi đá lạnh khoảng 10-15 phút, không áp trực tiếp đá lạnh lên da.
- Tắm rửa với nước ấm: Sử dụng nước ấm để tắm rửa hàng ngày giúp lưu thông máu ở hậu môn tốt hơn. Từ đó xoa dịu cơn đau.
- Tích cực vật động: Hình thành thói quen tập thể dục mỗi ngày sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe của bạn, đồng thời hỗ trợ đẩy lùi bệnh trĩ.
- Giữ tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày: Tránh mang vác vật nặng quá sức, không ngồi lâu trong nhà vệ sinh, hạn chế tư thế ngồi xổm hoặc đứng lâu một chỗ trong thời gian dài…
Bài viết vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh trĩ hỗn hợp là gì. Có thể thấy, căn bệnh này không chỉ gây ra những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe. Việc sớm đi khám và tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ là rất cần thiết.
Thoát khỏi các chứng đau bệnh trĩ ngay hôm nay
Hi vọng những kiến thức trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về trĩ hỗn hợp và biết cách xử lý, phòng tránh sao cho có hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn mau khỏi bệnh.